Chữ scac trên vận đơn nghĩa là gì
– Clean on board (hàng đã xếp lên tàu, không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng) Trong bài viết này, Mr Ha Le sẽ làm rõ 1 số khái niệm để các bạn sinh viên có thể tham khảo thêm & thực tế công việc để các bạn đang đi làm có thể áp dụng Cụ thể: – Trên vận đơn show* “Received for shipment” gọi là Vận đơn đã nhận hàng để xếp. Tại mặt trước của vận đơn thường in sẵn câu: “Nhận để xếp…” (Received for shipment…) hoặc “Nhận để vận chuyển. . . ” (Received for carriage hoặc Taken in charge…). Thường vì lý do thanh toán & điều kiện giao hàng là FCA nên chủ hàng yêu cầu người vận chuyển cấp trước khi hàng lên tàu. Ở những vận đơn này, ngày cấp vận đơn chưa phải là ngày giao hàng theo hợp đồng mua bán (ngày tàu đi – ATD: Actual time of departure) vì vào ngày ký vận đơn, Cont hàng đang nằm trong CY hoặc ICD, trạng thái của Cont hàng lúc này là CHƯA được XẾP LÊN TÀU (H1) H1: Vận đơn (đang ở trạng thái) nhận hàng để xếp – Trên vận đơn show “Shipped on board” gọi là Vận đơn đã xếp hàng lên tàu. Vận đơn này được ký phát sau khi hàng hóa đã THỰC SỰ ĐƯỢC XẾP LÊN TÀU tại cảng xếp hàng. H2: Vận đơn đã xếp hàng lên tàu – Trên vận đơn show “Clean on board” hay “Cleaned on board”, đôi khi “Clean shipped on board” gọi là Vận đơn hoàn hảo. Vận đơn này được cấp khi hàng đã THỰC SỰ được XẾP LÊN TÀU & không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng hay Hàng đã được xếp lên tàu hoàn hảo. Những ghi chú chung chung như: “không biết về trọng lượng, phẩm chất và nội dung bên trong” hay “bao bì dùng lại” không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn. Như ví dụ trên, (H1) là vận đơn nhận hàng để chở. Ngày cấp vận đơn chưa phải là ngày giao hàng theo hợp đồng mua bán, vì vào ngày ký vận đơn hàng đang nằm đâu đó trong kho bãi của người vận chuyển (thông thường là đang ở trong CY hoặc ICD), chứ chưa xếp lên tàu. Muốn thỏa mãn yêu cầu ngày cấp vận đơn sẽ trở thành ngày giao hàng (như quy định trong L/C và hợp đồng mua bán) thì sau khi hàng hóa đã thực sự xếp lên tàu người vận chuyển phải đề thêm dòng chữ “Đã xếp lên tàu (hoàn hảo) ngày…tháng… năm…: shipped or laden/ Clean on board date…” và ký đóng dấu thể hiện tư cách người ký phát, từ đó nó sẽ trở thành vận đơn hàng đã xếp lên tàu (hoàn hảo) (H3) và có thể thanh toán được theo quy định trong L/C và hợp đồng mua bán. H3: Vận đơn đã được xếp lên tàu hoàn hảo Mạn bàn những vấn đề, khía cạnh liên quan đến công việc: Q1: Sử dụng những vận đơn trên khi nào? A1: Để chủ hàng đi đến việc quyết định sử dụng vận đơn loại nào, có nhiều yếu tố tác động + Đặc thù hàng hóa & sản lượng hàng hóa (VD đang cập nhật) + Điều khoản giao hàng (Incoterms), điều khoản thanh toán & Năng lực thương lượng, đàm phán của chủ hàng với người mua (VD đang cập nhật) Q2: Tại sao có vận đơn thì show “Shipped on board” hoặc “Laden on board”, có vận đơn lại show “Clean on board” A2: Về bản chất thì những vận đơn show “Shipped on board” hoặc “Laden on board”, “Clean on board” đều thể hiện rằng – Cont hàng đã được xếp lên tàu vào ngày cụ thể và vận đơn được cấp vào một ngày cụ thể – Tình trạng của hàng hóa trong điều kiện hoàn hảo Dẫn chiếu Điều 27 của UCP 600 quy định: “Ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hoàn hảo. Chứng từ vận tải hoàn hảo là chứng từ mà trên đó không có điều khoản hoặc không có ghi chú nào đó chỉ ra một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng đó hoặc bao bì. Chữ “hoàn hảo” không nhất thiết phải xuất hiện trên chứng từ vận tải, dù cho tín dụng có yêu cầu đối với chứng từ vận tải là hàng đã được “xếp lên tàu hoàn hảo” ~ Clean shipped on board. Và ngay ở mặt trước của vận đơn loại này thường in sẵn câu “Shipped on board/Received/ Taken in charge in apparent good order and conditions…” (hàng hóa được bốc lên tàu/ hàng hóa được nhận để chở ~ chưa xếp lên tàu, trong tình trạng bên ngoài có vẻ tốt) Theo định nghĩa này của UCP 600, một vận đơn không có những ghi chú như quy định nói trên đã là vận đơn hoàn hảo rồi chứ không nhất thiết trên bề mặt phải ghi chữ “Clean” mới gọi là hoàn hảo. Điều này cũng có nghĩa là nếu một vận đơn thỏa mãn những quy định như trên mà trên bề mặt không có chữ “Clean” thì cũng không thể vin vào đó mà bắt lỗi gây khó dễ cho người bán hoặc hãng tàu. * Show ~ ghi chú, thể hiện (Chúng mình không sính ngoại, nhưng trong ngành thường mọi người hay nói vậy khi trao đổi công việc thì Mr Ha Le cũng đề cập trong bài viết luôn cho sát thực tế nhất) ************* Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm XNK – Logistics Hà Lê. |