Chương trình đào tạo ngành Quốc tế học ussh

Năm 2020, bên cạnh CTĐT đại trà, Khoa Quốc tế học - Trường ĐHKHXH&NV chính thức tuyển sinh CTĐT chất lượng cao Quốc tế học [CTĐT thu học phí tương ứng với chất lượng và chi phí đào tạo].


Các CTĐT chất lượng cao theo Thông tư 23 của Bộ GD&ĐT có những ưu điểm như chương trình đào tạo tiên tiến; chuẩn đầu ra về chuyên môn và tiếng Anh cao hơn chương trình đào tạo đại trà; đội ngũ giảng viên được tuyển chọn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và khả năng ngoại ngữ tốt; quy mô lớp học nhỏ, tăng tương tác giữa sinh viên với giảng viên; cơ sở vật chất hiện đại, có khu vực tự học riêng, được ưu tiên sử dụng phòng thí nghiệm, thư viện; sinh viên các lớp chất lượng cao được ưu tiên xét các học bổng, ưu đãi từ các doanh nghiệp, đối tác của Nhà trường; được hỗ trợ kiến tập, thực tập, nghiên cứu khoa học, được ưu tiên giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.
Mời quý vị và các bạn học sinh cùng tham khảo thông tin giới thiệu về chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Quốc tế học qua video dưới đây:


Xem thêm: THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020

Học ngành Quốc tế học để làm gì? + Để tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ về các quốc gia và dân tộc trên thế giới. + Để biết được thế giới quanh bạn đang vận động như thế nào và có cách thức ứng xử phù hợp, hiệu quả. Khoa Quốc tế học sẵn sàng đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn với 3 chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Châu Âu học và Châu Mĩ học. Tham gia học tập tại Khoa, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về Quốc tế học như: Lí luận và Lịch sử Quan hệ quốc tế, Khu vực học, Kinh tế quốc tế, Luật pháp quốc tế, Lịch sử và văn hoá các quốc gia hàng đầu thế giới như Mĩ, Liên minh châu Âu – EU, và nhiều kĩ năng như Nghiệp vụ văn phòng đối ngoại, Báo chí truyền thông, Quản trị kinh doanh… Với kiến thức đa ngành và liên ngành, khi tốt nghiệp, bạn có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ Quan hệ quốc tế, thạc sĩ châu Mĩ học do Khoa tổ chức hoặc các cơ sở đào tạo khác trong nước hoặc ngoài nước.

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Quốc tế học + Tiếng Anh: International Studies - Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân - Thời gian đào tạo: 04 năm. - Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quốc tế học + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in International Studies - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo:  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

- Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Quốc tế học có mục tiêu chung là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức và kỹ năng căn bản cũng như chuyên sâu về nghiên cứu quốc tế/ quan hệ quốc tế. - Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu đào tạo cụ thể là trang bị cho sinh viên vừa có kiến thức đại cương về các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn, vừa có kiến thức chuyên sâu về ngành Quốc tế học. Với 4 hướng chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Châu Âu học, Châu Mĩ học và Nghiên cứu phát triển Quốc tế, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về Quốc tế học như: Lí luận và Lịch sử Quan hệ quốc tế, Khu vực học, Kinh tế quốc tế, Luật pháp quốc tế, Lịch sử và văn hoá các quốc gia hàng đầu thế giới như Mĩ, Liên minh châu Âu – EU, và nhiều kĩ năng như Nghiệp vụ văn phòng đối ngoại, Báo chí truyền thông, Quản trị kinh doanh… Với kiến thức đa ngành và liên ngành, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ Quan hệ quốc tế do Khoa tổ chức hoặc các cơ sở đào tạo khác trong nước hoặc ngoài nước.

3. Thông tin tuyển sinh

- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Mô tả chi tiết Chương trình đào tạo: XEM TẠI ĐÂY

Số TTTên học phầnSố tín chỉ    
I Khối kiến thức chung
[không bao gồm học phần 7 và 8]
16  
1 Triết học Mác - Lê nin 3  
2 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 2  
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2  
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2  
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2  
6 Tiếng Anh B1  
7 Giáo dục thể chất 4  
8 Giáo dục quốc phòng - an ninh 8  
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 29  
II.1 Các học phần bắt buộc
[không bao gồm học phần 17]
23  
9 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3  
10 Nhà nước và pháp luật đại cương 2  
11 Lịch sử văn minh thế giới 3  
12 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3  
13 Xã hội học đại cương 3  
14 Tâm lí học đại cương 3  
15 Lôgic học đại cương 3  
16 Tin học ứng dụng 3  
17 Kĩ năng bổ trợ 3  
II.2 Các học phần tự chọn 6/18  
18 Kinh tế học đại cương 2  
19 Môi trường và phát triển 2  
20 Thống kê cho khoa học xã hội 2  
21 Thực hành văn bản tiếng Việt 2  
22 Nhập môn năng lực thông tin 2  
23 Viết học thuật 2  
24 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2  
25 Hội nhập quốc tế và phát triển 2  
26 Hệ thống chính trị Việt Nam 2  
III Khối kiến thức theo khối ngành 24  
III.1 Các học phần bắt buộc 15  
27 Khởi nghiệp 3  
28 Lịch sử Quan hệ quốc tế 3  
29 Quan hệ đối ngoại Việt Nam 3  
30 Nhập môn Quan hệ quốc tế 3  
31 Khu vực học đại cương 3  
III.2 Các học phần tự chọn 9/24  
32 Báo chí truyền thông đại cương 3  
33 Lịch sử Việt Nam đại cương 3  
34 Nhân học đại cương 3  
35 Tôn giáo học đại cương 3  
36 Chính trị học đại cương 3  
37 Phát triển cộng đồng 3  
38 Chính sách xã hội 3  
39 Các lý thuyết quản trị 3  
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 19  
IV.1 Các học phần bắt buộc 13  
40 Thể chế chính trị thế giới 3  
41 Kinh tế quốc tế 2  
42 Luật quốc tế 3  
43 Các tổ chức quốc tế 2  
44 Nhập môn kinh tế chính trị quốc tế 3  
IV.2 Các học phần tự chọn [chọn một trong hai định hướng sau]: 6  
  Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành 6/30  
45 Đặc trưng văn hóa Mỹ Latinh 3  
46 Các tổ chức khu vực châu Mỹ 3  
47 Tiếp xúc văn hóa giữa phương Đông và phương Tây 3  
48 Khu vực Bắc Âu và Đông Âu 3  
49 Ngoại giao công chúng 3  
50 Quan hệ Liên minh châu Âu-Việt Nam 3  
51 Các nhóm lợi ích ở Hoa Kì 3  
52 Phát triển bền vững 3  
53 Kỹ năng ứng tuyển bằng tiếng Anh 3  
54 Luật nhân đạo quốc tế 3  
  Định hướng kiến thức liên ngành 6/15  
55 So sánh văn hóa 3  
56 Quản trị kinh doanh 3  
57 Hệ thống pháp luật Việt Nam 3  
58 Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông 3  
59 Thiết kế và quản trị nội dung website 3  
V Khối kiến thức ngành 47  
V.1 Các học phần bắt buộc 26  
60 Tiếng Anh chuyên ngành 1 5  
61 Tiếng Anh chuyên ngành 2 5  
62 Tiếng Anh chuyên ngành 3 5  
63 Tiếng Anh chuyên ngành 4 5  
64 Nghiệp vụ công tác đối ngoại 2  
65 Niên luận 2  
66 Thực tập, thực tế 2  
V2 Hướng chuyên ngành 16  
  [Sinh viên  lựa chọn 1 trong 4 hướng chuyên ngành]    
V.2.1 Hướng chuyên ngành quan hệ quốc tế 16  
67 Quan hệ quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương 3  
68 Kinh doanh quốc tế 3  
69 Đàm phán quốc tế 2  
70 Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế 3  
71 Quan hệ công chúng 2  
72 Các vấn đề toàn cầu 3  
V.2.2 Hướng chuyên ngành Châu Mỹ học 16  
73 Hệ thống chính trị và pháp luật Hoa Kì 3  
74 Quan hệ đối ngoại Hoa Kì 2  
75 Lịch sử - văn hóa Hoa Kì 3  
76 Tổng quan kinh tế các nước Châu Mĩ 3  
77 Canada và các nước Mỹ Latinh 3  
78 Quan hệ Việt Nam-Hoa Kì 2  
V.2.3 Hướng chuyên ngành Châu Âu học 16  
79 Nhập môn châu Âu học 3  
80 Hệ thống chính trị và pháp luật châu Âu 2  
81 Lịch sử và văn hóa châu Âu 2  
82 Hệ thống kinh tế của Liên minh châu Âu 2  
83 Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu 3  
84 Các cường quốc châu Âu 4  
V.2.4 Hướng chuyên ngành Nghiên cứu phát triển quốc tế 16  
85 Nhập môn Nghiên cứu Phát triển quốc tế 3  
86 Kinh tế phát triển 3  
87 An ninh con người 2  
88 Hỗ trợ quốc tế 3  
89 Quản lý dự án phát triển 3  
90 Thực tập Nghiên cứu phát triển quốc tế 2  
V.3 Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 5  
91 Khóa luận tốt nghiệp 5  
  Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp    
92 Pháp luật kinh tế quốc tế 2  
93 Tiếp xúc liên văn hóa 3  

- Nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu; - Làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí; - Làm việc trong các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các các loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp ngành học, sinh viên có thể tham gia học tập bậc sau đại học đúng chuyên ngành Quan hệ Quốc tế hoặc các ngành gần tại các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước.

Video liên quan

Chủ Đề