Chuyên de các cuộc cách mạng tư sản

chuyên đề: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI– Chương trình Lịch sử lớp 8– THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 33 trang )

Show

(1)

MỤC LỤC


Tiêu đề mục Trang
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG


I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận


2. Cơ sở thực tiễn


II. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Thuận lợi


2. Khó khăn
III. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ


1. Phạm vi chuyên đề
2. Mục đích chuyên đề
3. Phương pháp


PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ


I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1. Khái niệm Cách mạng tư sản:


2 Nguyên nhân bùng nỗ các cuộc CMTS.


3. diễn biến các cuộc cách mạng .
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc CMTS


5. Giai cấp lãnh đạo và động lực của cách mạng tư sản:


6. Tính chất, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản
7. Nhận diện các cuộc cách mạng tư sản


8. Một số nhân vật gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản.


9. Một số văn kiện lịch sử gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI


III. KẾT LUẬN


IV. BÀI DẠY MINH HỌA



(2)

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG


I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận



(3)

Xuất phát từ nội dung dạy học hiện nay ở trường phổ thơng. Chương trình hiện
hành của Việt Nam cũng đã bước đầu được xây dựng theo quan điểm tích hợp song
so với thế giới vẫn là chậm và chưa được thực hiện triệt để. Chương trình, sách
giáo khoa (SGK) mơn Lịch sử THCS hiện hành mặc dù có nhiều tiến bộ, tuy nhiên
việc sắp xếp, bố trí chương trình cịn nhiều mảng kiến thức thiếu mối liên hệ với
nhau. Chính vì vậy, trong dạy học bộ mơn lịch sử hiện nay ở trường phổ thông
cần xác định những nội dung rời rạc, thiếu mối liên hệ, có những điểm tương
đồng gần nhau thành các chuyên đề dạy học nhằm khắc phục những hạn chế
trong việc tổ chức dạy học hiện nay, phát huy được những ưu thế của việc tổ chức
dạy học theo chuyên đề, giúp học sinh xâu chuỗi, liên hệ, kết nối được các nội
dung sự kiện lịch sử với nhau. Mặt khác, ở giáo dục phổ thông, cả năng lực chung


cơ bản và năng lực chuyên biệt đều cần được chú ý phát triển. Tuy nhiên, trong
từng giai đoạn học tập cần chú trọng vào những loại năng lực khác nhau. Ở tiểu học
và trung học cơ sở (THCS) cần tập trung hình thành và phát triển các năng lực
chung – cơ bản, điều này dẫn tới một yêu cầu trong việc xây dựng chương trình
giáo dục là cần quan tâm đến việc thiết kế các nội dung, môn học mang tính tích
hợp và phân hóa phù hợp.


2. Cơ sở thực tiễn



(4)

Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay (cho dù có thực
hiện hoặc chưa thực hiện được) đều chưa có hiệu quả cao: giáo viên chưa thực sự
tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học cho
học sinh, việc tăng cường hoạt động học tập tập thể và hợp tác học tập còn hạn chế,
chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh trong
chương trình dạy học.


Đứng trước thực trạng ấy, phòng Giáo dục đào tạo Yên Lạc triển khai tổ chức
Hội thảo chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS. Nhằm thực hiện tốt
sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường.


Là giáo viên dạy Sử ở trường trung học cơ sở, khi được giao nhiệm vụ xây dựng
một chuyên đề dạy học nhằm đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo tinh
thần công văn 5555, tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề: CÁC CUỘC CÁCH
MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI– Chương
trình Lịch sử lớp 8– THCS .


II. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Thuận lợi


- Nghị quyết của Đảng quyết tâm đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực


học sinh.


- Sở, phòng Giáo dục, nhà trường đề ra chủ trương, biện pháp cụ thể thực hiện
đổi mới giáo dục.


- Chương trình giảng dạy bộ mơn Lịch sử những năm gần đây có giảm tải một số
phần.



(5)

- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong những năm gần đây
thông qua các bài kiểm tra thường xuyên ở trường đã dần đổi mới theo hướng đánh
giá năng lực học sinh, tạo điều kiện cho dạy học chuyên đề.


- Đa số giáo viên và học sinh ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào quá trình xây dựng
và triển khai dạy học theo chuyên đề.


2. Khó khăn


- Sự hiểu biết của giáo viên về phương pháp, kĩ thuật dạy học theo chuyên đề còn
hạn chế, chưa làm chủ được phương pháp mới nên giáo viên vất vả hơn khi sử
dụng dẫn đến tâm lý ngại sử dụng.


- Dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo
khoa, khi triển khai theo chuyên đề phải dạy nhiều bài trên nhiều tiết sẽ gặp khó
khăn.


- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu căn cứ vào kế hoạch và
phân phối chương trình – phần lớn là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh cũng là rào
cản lớn đối với việc xây dựng chuyên đề dạy học.


- Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học ở một số trường còn thiếu


thốn.


III. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Phạm vi chuyên đề


Chuyên đề tập trung nghiên cứu một loạt các cuộc cách mạng tư sản điển
hình thời cận đại, bao gồm: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI, cách mạng tư sản Anh
(1640 – 1688), chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ (1775 – 1783), cách mạng tư sản
Pháp (1789 – 1794) và thực hiện trong 4 tiết của chương trình lớp 8 – THCS.
2. Mục đích chun đề


Giúp học sinh hiểu rõ:



(6)

- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản và phân biệt được cách mạng tư sản với các cuộc
cách mạng xã hội khác.


- Từ đó, học sinh có thể vận dụng kiến thức mình cùng các bạn tham gia xây dựng
trên lớp để làm các bài tập năng lực mà giáo viên hoạch định.


3. Phương pháp


Vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
+ Phương pháp vấn đáp


+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp hoạt động nhóm


+ Phương pháp động não


PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ



I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1. Khái niệm Cách mạng tư sản:


Theo học thuyết Mác, cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư
sản(hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền
thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
2 Nguyên nhân bùng nổ các cuộc CMTS.


a. Nguyên nhân sâu xa:


- Các cuộc CMTS ở Anh – Bắc Mỹ - Pháp diễn ra ở không gian, thời gian khác
nhau (Hà Lan thế kỉ XVI, Anh đầu thế kỉ XVII, Bắc Mỹ giữa thế kỉ XVIII, Pháp
cuối thế kỉ XVIII). CMTS nổ ra theo đúng quy luật khi tình thế CM xuất hiện với
các yếu tố sau:


*Về kinh tế: Nền kinh tế TBCN phát triển đến mức độ nhất định, tạo ra mâu thuẫn
gay gắt giữa LLSX mới với QHSX cũ, lỗi thời kìm hãm.


- Biểu hiện:



(7)

+ Anh: Kinh tế công thương nghiệp phát triển ( Công trường thủ công, ngoại
thương phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp len dạ…); Quan hệ sản xuất
TBCN xâm nhập vào nông nghiệp ( hiện tượng “ Cừu ăn thịt người” mà to mát
Mo-rơ miêu tả…).


+ Bắc Mỹ: Kinh tế công, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên bị chính
sách thực dân Anh ngăn cản.


+ Pháp: Cơng thương nghiệp phát triển mạnh vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây


Dương về dệt, khai khoáng, luyện kim. Các cơng ti thương mại có quan hệ bn
bán với nhiều nước; Nền nông nghiệp lạc hậu, và chế độ chuyên chế đối với nông
dân …


Sự phát triển trên bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến ( ở Anh, Pháp) và sự kìm
hãm của Chính phủ Anh với thuộc địa Bắc Mỹ.


* Về chính trị - Xã hội:


- Chính trị : Chế đơ qn chủ chuyên chế lạc hậu hoặc chính quyền thực dân áp bức
bóc lột vì vậy có cuộc đấu tranh lực lượng tiến bộ và lực lượng cũ phản động.


- Xã hội


+ Hà Lan: Nhân dân vùng Nê-đéc-lan với vương quốc Tây Ban Nha
+ Anh: Tư sản với Qúi tộc mới với Qúi tộc cũ và giáo hội Anh ( Sáclơ I )
+ Bắc Mỹ: Tư Sản với quần chúng với chính phủ Anh.


+ Pháp: Đẳng Cấp thứ 3 với Đẳng cấp 1 và 2…


* Về tư tưởng: Diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng mới tiến bộ và tư tưởng cũ
phản động, tiêu biểu là Trào lưu Triết học Ánh Sáng ( Mông-te-xki-ơ, Rut-xô,
Vôn-te..) tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu.


Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ trên các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị và tư tưởng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc CMTS
bùng nổ.


b. Nguyên cớ trực tiếp




(8)

- Các sự kiện đã châm ngòi cho CM bùng nổ:


+ Hà Lan: Cuộc đấu tranh chống lại sự đô hộ của Vương quốc Tây Ban Nha tháng
8-1566


+ Anh: Sự kiện khi Sác- Lơ I triệu tập Quốc Hội nhằm tăng thuế ( 4-1640)
+ Bắc Mỹ: Sự kiện chè Bô-xtơn (1773).


+ Pháp: Sự kiện Lu-i XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để vay tiền và ban hành
thuế mới (5-5-1789).


3.Diễn biến chính của các cuộc cách mạng tư sản
a.Cách mạng Hà Lan:


- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền thực dân
phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.


- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-len đã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là
Cộng hòa Hà Lan).


- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha cơng nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc
cách mạng kết thúc, Hà Lan được giải phóng.


b.Cách mạng Anh
(chia làm hai giai đoạn)
- Giai đoạn 1 (1642 - 1648)


Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (gồm phần lớn là quý tộc mới)
nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đốn của mình. Quốc hội
được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng


chống lại Quốc hội.


Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng
từ khi Ơ-li-vơ Crơm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng quân đội có
kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.


- Giai đoạn 2 (1649 - 1688)



(9)

Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi, cịn nhân
dân khơng có gì. Vì vậy họ tiếp tục đấu tranh.


Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp
với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua
Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.


c. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ


- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để
phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.


- Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a, u
cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vơ lí, nhưng khơng đạt kết quả.


- Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của
Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.


- Ngày 4 -7 - 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con
người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và
cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.



- Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa lại giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm
quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, cơng nhận
nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.


d.Cách mạng Pháp:


-Giai đoạn phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 - 7 - 1789
đến ngày 10 - 8 - 1792):


Ngày 14 - 7 - 1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo
đến tấn công và chiếm pháo đài - nhà ngục Ba-xti. Họ đốt các văn tự, khế ước của
phong kiến và làm chủ các cơ quan quan trọng của thành phố.



(10)

thực quyền mà là Quốc hội. Vì vậy, Lu-i XVI đã liên kết với lực lượng phản cách
mạng trong nước và cầu cứu các thế lực bên ngồi để giành lại chính quyền.


Tháng 4 - 1792, Liên minh hai nước Áo - Phổ cùng bọn phản động ở Pháp đã tiến
công cách mạng. Phái Lập hiến đã khơng kiên quyết chống lại, tình hình đất nước
trở nên lâm nguy.


Trước tình hình đó, ngày 10 - 8- 1792, phái Gi-rông-đanh đứng lên lãnh đạo nhân
dân tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ PK.


-Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết
lập nền cộng hòa (từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793).


Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ PK, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc
hội mới, thiết lập nền cộng hòa. Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội
phản quốc.



Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước PK châu Âu tấn công
nước Pháp. Bọn phản động trong nước ở mọi nơi cũng nổi dậy tấn công cách mạng,
làm cho tình hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, phái Gi-rơng-đanh
khơng lo chống ngoại xâm, nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.


Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie,
quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.


- Giai đoạn phái Gia-cô-banh lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Gi-rơng-đanh và thiết
lập nền chun chính dân chủ Gia-cô-banh.


Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân
lên nắm chính quyền, thiết lập nền chun chính dân chủ do Rơ-be-spie đứng đầu.
Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn
phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ
của nông dân đối với PK, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá bán các mặt
hàng cho dân nghèo,...



(11)

Do nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô-banh
không đem lại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên phái tư sản phản cách
mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rơ-be-spie để xử tử (28 - 7 - 1794). Cách mạng
kết thúc vào cuối thế kỉ XVIII.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc CMTS
a. Mục tiêu


Về cơ bản cách mạng tư sản nhằm vào mục tiêu đánh đổ chế độ phong kiến, xác
lập chế đội tư bản chủ nghĩa thông qua việc thực hiện hai nhiệm vụ: Dân tộc và
dân chủ.



b. Nhiệm vụ


- Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, thống nhất thị trường,
bảo vệ tổ quốc, giành độc lập dân tộc ( Hà Lan,Pháp, Mỹ…). Nhiệm vụ dân tộc
trong các cuộc cách mạng tư sản nhằm thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ PK chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản,
vấn đề ruộng đất (Hà Lan, Anh , Pháp, Mỹ).


4. Giai cấp lãnh đạo và động lực của cách mạng tư sản:


- Giai cấp lãnh đạo: Do điều kiện lịch sử mỗi nước và vai trò của các tầng lớp nên
giai cấp lãnh đạo có khác nhau, ví như:


Tồn thể nhân dân miền bắc vùng Nê-đéc-lan (Hà Lan), Qúi tộc mới + Giai cấp tư
sản ( Anh), Giai cấp tư sản và Chủ Nô ( Bắc Mỹ), Giai cấp tư sản ( Pháp).


- Động lực chủ yếu của các cuộc cách mạng tư sản: Quần chúng nhân dân trước
hết là nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị và một bộ phận công nhân,
người In-di-an, nô lệ da đen (ở Bắc Mĩ)… Quần chúng nhân dân giữ vai trò chủ
yếu và thúc đẩy cách mạng tiến lên….


5. Tính chất, kết quả ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tư
sản đối với cách mạng Việt Nam.


a. Tính chất:



(12)

+ Pháp : Là cuộc CMTS triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
+ Bắc Mĩ: Là cuộc CMTS có tính chất nhân dân khá rõ nét.


b. Kết quả:



-Cách mạng Hà Lan:


Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây ban Nha. Năm 1648 nền độc lập của Hà
Lan chính thức được cơng nhận, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở
nước này.


-Cách mạng Anh:


Chế độ quân chủ lập hiến ra đời, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở
nước này.


-Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ


Năm 1783 Anh chính thức thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ. Một
quốc gia mới ra đời-Hợp chủng quốc Hoa Kì. Làm cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát
triển.


-Cách mạng Pháp:


Lật đổ chế độ qn chủ chun chế thiết lập nền cơng hịa, tạo điều kiện cho chủ
nghĩa tư bản phát triển ở nước này.


c.Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản
- Tích cực:


+ Lật đổ chế độ Phong kiến hoặc thực dân, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.


+ Thống nhất quốc gia, dân tộc…mở rộng quan hệ giao lưu.



+ Thúc đẩy khoa học – kĩ thuật phát triển, nâng cao năng suất lao động…


+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
- Hạn chế:


+ Thay thế hình thức thống trị này bằng hình thức thống trị khác…



(13)

c. Bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam


Cách mạng tư sản cũng có những hạn chế, chủ yếu là thay thế một chế độ bóc
lột nàv bằng một chế độ bóc lột khác. Vì vậy trong xã hội tư bản. cuộc đấu tranh
giữa giai cấp vô sản và tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Thắng lợi của giai cấp vô
sản trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử cùa mình là điểu tất yếu. Song phải trải
qua nhiều gian khổ. hi sinh và lâu dài.


Do nhận thức được điểu này. Chú tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cứu
nước đúng cho dân tộc, không theo cách mạng tư sản mà đi theọ con đường cách
mạng vô sản để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.


6. Nhận diện các cuộc cách mạng tư sản


Nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, hình thức, kết quả của các cuộc cách mạng
tư sản..


CM HÀ LAN CMTS ANH CTGĐL BẮC


MỸ


CMTS PHÁP


Mục tiêu,


nhiệm vụ


Lật đổ nền thống
trị của vương
quốc Tây Ban
Nha, mở đường
cho CNTB phát
triển


Lật đổ chế độ
phong kiến,
mở đường cho
CNTB phát
triển


Lật đổ TD Anh
giành độc lập dân
tộc, mở đường
cho CNTB phát
triển..


Lật đổ chế độ
phong kiến,
mở đường cho
CNTB phát
triển.


Lãnh đạo Giai cấp Tư sản Giai cấp Tư


sản, quý tộc
mới,


Giai cấp tư sản và
Chủ nô


Giai cấp tư sản


Động lực Quần chúng
nhân dân


Quần chúng
nhân dân


Quần chúng nhân
dân
Quần chúng
nhân dân
Hình
thức
Chiến tranh
giành độc lập


Nội chiến Chiến tranh giành
độc lập


Cao trào cách
mạng quần
chúng




(14)

tiêu biểu Crôm-oen Oa-sinh-tơn Rô-be-xpi-e
Kết quả Năm 1648 nền


độc lập của Hà
Lan chính thức
được công nhận,
tạo điều kiện
CNTB phát triển


Thiết lập chế
độ quân chủ
lập hiến, tạo
điều kiện
CNTB phát
triển


Anh công nhận
độc lập 13 thuộc
địa, mở đường
cho TBCN phát
triển


Lật đổ chế độ
PK, giải quyết
ruộng đất cho
nông dân…
TBCN phát
triển


7. Một số nhân vật gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản.


Ơ.Crơm-Oen( Anh), G.Oa-sinh-tơn( Bắc Mỹ), Rơ-be-spie( Pháp).
8. Một số văn kiện lịch sử gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản.
Tuyên ngôn độc lập nước Mĩ 1776


Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nước Pháp 1789
II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1. Phân tích nguyên nhân bùng nổ các cuộc CMTS giữa thế kỉ XVII đến cuối
thế kỉ XVIII.


Gợi ý trả lời:


HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:


a.Nguyên nhân sâu xa:


* Kinh tế: Nền kinh tế TBCN phát triển đến mức độ nhất định, tạo ra mâu thuẫn
gay gắt giữa LLSX mới với QHSX cũ, lỗi thời kìm hãm.


* Chính trị - Xã hội:


- Chính trị : Chế đơ qn chủ chuyên chế lạc hậu hoặc chính quyền thực dân áp bức
bóc lột vì vậy có cuộc đấu tranh lực lượng tiến bộ và lực lượng cũ phản động.


- Xã hội


+ Hà Lan: Nhân dân vùng Nê-đéc-lan với vương quốc Tây Ban Nha
+ Anh: Tư sản với Qúi tộc mới với Qúi tộc cũ và giáo hội Anh ( Sáclơ I )
+ Bắc Mỹ: Tư Sản với quần chúng với chính phủ Anh.




(15)

Tư tưởng: Diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng mới tiến bộ và tư tưởng cũ phản
động, tiêu biểu là Trào lưu Triết học Ánh Sáng ( Mongtexkiơ, Rut-xô, Vôn-te..) tấn
công vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu.


Mâu thuẫn giữa Lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ trên các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị và tư tưởng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc CMTS
bùng nổ.


b. Nguyên nhân trực tiếp:


Xuất phát từ 3 tiền đề trên ở Hà Lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp tất yếu CMTS sẽ nổ ra.
- Các sự kiện đã châm ngòi cho CM bùng nỗ:


+ Hà Lan: Cuộc đấu tranh chống lại sự đô hộ của Vương quốc Tây Ban Nha tháng
8-1566


+ Anh: Sự kiện khi Sác-Lơ I triệu tập Quốc Hội nhằm tăng thuế ( 4-1640)
+ Bắc Mỹ: Sự kiện chè Boxtơn (1773).


+ Pháp: Sự kiện Lu-i XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để vay tiền và ban hành
thuế mới (5-5-1789).


Câu 2 : Các cuộc cách mạng tư sản có những tích cực và những hạn chế gì?
Gợi ý trả lời:


- Tích cực:


+ Lật đổ chế độ Phong kiến hoặc thực dân, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.



+ Thống nhất quốc gia, dân tộc…mở rộng quan hệ giao lưu.


+ Thúc đẩy khoa học – kĩ thuật phát triển, nâng cao năng suất lao động…


+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
- Hạn chế:


+ Thay thế hình thức thống trị này bằng hình thức thống trị khác…



(16)

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu nói “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là
thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối
với chế độ phong kiến” của Mác?


Gợi ý trả lời:


Về ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết: “Thắng lợi của
giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư
hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”. Ta có thể hiểu như sau:


- Thắng lợi của cuộc cách mạng chính là thắng lợi của giai cấp tư sản.


- Từ trong thắng lợi đó, một chế độ xã hội mới ra đời - chế độ của giai cấp tư sản
nắm chính quyền.


- Chế độ xã hội mới đó là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thay thế chế độ cũ: chế
độ phong kiến.


Câu 4 :Vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay bằng chế độ quân chủ lập hiến?
- Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt tới
đỉnh cao.



Gợi ý trả lời:


- Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng lại khơng được hưởng
chút quyền lợi gì, vì vậy nhân dân lại tiếp tục đấu tranh. Để bảo vệ quyền lợi của
mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ
công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653).


- Sau khi Crôm-oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng khơng ổn định về chính
trị dẫn tới sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ.


- Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh (tháng 12-1688).


⟹ Như vậy, với chế độ quân chủ lập hiến ở Anh, quyền lực chủ yếu thuộc về
Quốc hội (tầng lớp tư sản, quý tộc mới).


Câu 5 : những điểm hạn chế của hiến pháp Mĩ 1787
Gợi ý trả lời:



(17)

- Chỉ những người da trắng có tài sản, đóng thuế theo quy định mới có quyền ứng
cử, bầu cử.


- Phụ nữ khơng có quyền bầu cử.


- Những người nơ lệ da đen và người In-đi-an khơng có quyền chính trị.


Câu 6: Vì sao nói Nền chun chính Gia-cơ-banh là đỉnh cao của CMTS Pháp cuối
thế kỉ XVIII ?


HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:


a.Kinh tế:


Đất công xã mà quí tộc, phong kiến chiếm đoạt được chia cho nơng dân. Ruộng
đất tịch thu của giáo hội và q tộc trốn ra nước ngoài được chia thành những
khoảnh nhỏ bán cho nông dân.


Uỷ ban cứu nước trưng thu lúa mì, quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu
cho dân nghèo, qui định mức lương tối đa của cơng nhân.


b. Chính trị:


Quốc hội do phái Gia-cô-banh chiếm đa số, cử ra Uỷ ban cứu nước đứng đầu là
Rơ-be-spie.


Chính quyền cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản
cách mạng và giải quyết các nhu cầu của nhân dân.


c. Xã hội:


Quần chúng nhân dân phấn khởi, hưởng ứng lệnh tổng động viên.


d. Kết luận: so với các thời kì khác thì chun chính dân chủ Gia-cơ-banh có rất
nhiều những tiến bộ.


Câu 7. Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của các cuộc CMTS Pháp cuối thế kỉ
XVIII?


Gợi ý trả lời:


Dựa vào SGK ( Trang 17) HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý


sau:



(18)

+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền


+ Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
+ Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến thành công
- Hạn chế:


+ Chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân như không giải quyết được triệt
để vấn đề ruộng đất cho nông dân.


+ Khơng hồn tồn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.


Câu 8: Lập bảng những nội dung chính các cuộc cách mạng theo các nội dung:
Nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực , hình thức , kết quả của các cuộc cách
mạng tư sản..


CM HÀ LAN CMTS ANH CTGĐL BẮC


MỸ


CMTS PHÁP
Mục tiêu,


nhiệm vụ


Lật đổ nền thống
trị của vương
quốc Tây Ban
Nha, mở đường


cho CNTB phát
triển


Lật đổ chế độ
phong kiến,
mở đường cho
CNTB phát
triển


Lật đổ TD Anh
giành độc lập dân
tộc, mở đường
cho CNTB phát
triển..


Lật đổ chế độ
phong kiến,
mở đường cho
CNTB phát
triển.


Lãnh đạo Giai cấp Tư sản Giai cấp Tư
sản, quý tộc
mới,


Giai cấp tư sản và
Chủ nô


Giai cấp tư sản



Động lực Quần chúng
nhân dân


Quần chúng
nhân dân


Quần chúng nhân
dân
Quần chúng
nhân dân
Hình
thức
Chiến tranh
giành độc lập


Nội chiến Chiến tranh giành
độc lập


Cao trào cách
mạng quần
chúng
Nhân vật


tiêu biểu


Giai cấp Tư sản đứng đầu là
Crôm-oen


đứng đầu là G.
Oa-sinh-tơn



đứng đầu là
Rô-be-xpi-e
Kết quả Năm 1648 nền


độc lập của Hà


Thiết lập chế
độ quân chủ


Anh công nhận
độc lập 13 thuộc



(19)

Lan chính thức
được cơng nhận,
tạo điều kiện
CNTB phát triển


lập hiến, tạo
điều kiện
CNTB phát
triển


địa, mở đường
cho TBCN phát
triển


ruộng đất cho
nông dân…
TBCN phát


triển


Câu 9 . Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cuộc
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ?


Gợi ý trả lời:


Quần chúng nhân dân đã làm nên những sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định:
lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên
chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.


Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân
hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản cơng thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản
cách mạng.


Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti.


Cách mạng nổ ra và thắng lợi, hạn chế quyền của vua lập nền quân chủ lập hiến,
xóa bỏ đẳng cấp.


Giai đoạn 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản (10-8-1792): xóa
bỏ chế độ quân chủ, lập nền Cộng hòa đầu tiên ở PHáp, xử tử vua Lu-i XVI.


Giai đoạn 3: Một lần nữa quần chúng cách mạng lại lật đổ phải Gi-rông-danh, đưa
những người Gia-cô-banh đứng đầu là luật sư Rô-be-xpi-e lên cầm quyền. Trong
giai đoạn này, quần chúng đã lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng và đưa CM
Pháp tới đỉnh cao.


Xóa bỏ mọi nghĩa vụ PK đối với nông dân, giải quyết yêu cầu về ruộng đất cho
nông dân, quyết định quyền cho nhân dân...




(20)

Câu 6: Nhận xét vai trò lịch sử của các nhân vật Ơ.Crom-Oen, G.Oa-sinh-tơn,
Rơ-be-spie trong các cuộc cách mạng tư sản.. Liên hệ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với cách mạng VN.


Gợi ý trả lời:


HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:


- Ba nhân vật vật Ơ.Crơm-Oen, G.Oa-sinh-tơn, Rơ-be-spie là trung tâm của 3 cuộc
cách mạng, có vai trị đưa CM đi đến thắng lợi.( Biểu hiện vai trò của mỗi nhân vật
đối với tiến trình cách mạng của mỗi nước…)


- Họ là đại diện cho GCTS, quý tộc mới phục vụ quyền lợi cho GCTS và CNTB…
- CMTS còn nhiều hạn chế, chưa triệt để…


- Liên hệ:Nguyễn Quốc khơng đi theo con đường cách mạng tư sản. mà lựa
chọn con đường CMVS với mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc…
- HS nêu được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc.


Câu 10: Đánh giá vai trò của các cuộc cách mạng tư sản đối với lịch sử phát triển
của nhân loại.


Gợi ý trả lời:


HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:


- Các cuộc cách mạng tư sản. đã làm thay đổi hình thái XH bằng hình thái
KT-XH khác cao hơn, tiến bộ hơn…



- Đưa lịch sử nhân loại phát triển thêm 1 bước…
- Tiền đề thúc đẩy KH-KT, NSLĐ...cao hơn.\


Câu 11: Tại sao nói cách mạng Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình?
Gợi ý trả lời:


Điển hình vì nó là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất và đánh dấu sự thắng lợi của
CNTB trên phạm vi toàn thế giới.


-Triệt để vì nó thiết lập chun chính tư sản,khơng tồn tại chế độ quân chủ như ở
Anh hay nô lệ ở Mĩ đỉnh cao của nó.



(21)

-Chống lại các đạo quân phong kiến can thiệp.


-Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền trở thành khuôn mẫu lý luận của CNTB
-Trong bối cảnh Pháp là cường quốc châu Âu,sự thắng lợi của CMTS Pháp làm chế
độ phong kiến ở các nước khác lung lay.


Câu 12: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, Nghĩa là cách mệnh tư bản,
cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước
lục( tức tước đoạt) cơng nơng, ngồi thì áp bức thuộc địa." (Hồ Chí Minh)
Đoạn trích trên nói lên điều gì?


Gợi ý trả lời:


Đoạn trích đó nói lên điểm hạn chế của Cách mạng Pháp 1789.


- Bởi vì, Cách mạng đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai Cấp tư sản lên cầm
quyền, thành lập chế độ cộng hòa, tạo điều kiện phát triển tư bản chủ nghĩa ở Pháp.
Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu của cách mạng, nhưng :



+ Cách mạng chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân.
+ Không giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.


+ Không hồn tồn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.


Câu 13: Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát
triển?


Gợi ý trả lời:


- Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước nên tư sản phản cách
mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rơ-be-spie để xử tử (27 - 7 - 1794).


- Sau đảo chính, Uỷ ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.
- Dưới chế độ Đốc chính, nước Pháp ln trong tình trạng bị xáo động và ngày
càng khó khăn.


- Tháng 11-1799, cuộc đảo chính lật đổ chế độ đốc chính, đưa Na-pơ-lê-ơng lên
nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài.


- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815).
Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.



(22)

Sự phát triển chủ nghĩa tư bản vào thời hậu kì chế độ phong kiến đã dẫn tới mâu
thuẫn giữa Lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong
kiến lỗi thời phản động là nguyên nhân sâu xa dân tới các cuộc cách mạng tư sản.
Tùy điều kiện mỗi nước mà cách mạng tư sản nổ ra với những duyên cớ trực tiếp
và những hình thức khác nhau: giải phóng dân tộc, nội chiến, chiến tranh cách
mạng…



Do có những duyên cớ trực tiếp, hình thức những hình thức diễn biến và kết quả
khác nhau, song nguyên nhân sâu xa. bản chất, kết quả chung đểu giống nhau - xoá
bỏ hay làm suy yếu chê độ phong kiến, mỡ đường cho chú nghĩa tư bán phát triển,
xac lạp sự thống trị cùa giai cấp tư sản với những mức độ và hình thức khác nhau.
… Cách mạng Hà Lan 1566 là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở đầu thời cận
đại. Cách mạng Anh 1642 thúc đẩv cách mạng tư sản phát triến. Cách mạng Pháp
178 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Những cuộc cách mạng tư sản kế tiếp
nổ ra sau đó ớ Đức. I-ta-li-a, Nga. Nhật... đã xác lập sự thắng lợi cúa chủ nghĩa tư
ban dõi với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới. Cách mạng tư sán đã góp phần
phát triển xã hội loài người - từ chế độ phong kiến chuyển sang chú nghĩa tư bản
tiến bộ hơn. Nó ảnh hưởng và tác động đến phong trào dân tộc và dân chủ trên thế
giới. Tuy nhiên, cách mạng tư sản cũng có những hạn chế. Chủ yếu là thay thế một
chế độ bóc lột nàv bằng một chế độ bóc lột khác. Vì vậy trong xã hội tư bản. cuộc
đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Thắng lợi của
giai cấp vô sản trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử cùa mình là điểu tất yếu. Song
phải trải qua nhiều gian khổ. hi sinh và lâu dài.


Do nhận thức được điểu này. Chú tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cứu
nước đúng cho dân tộc, không theo cách mạng tư sản mà đi theọ con đường cách
mạng vô sản để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.


IV. BÀI DẠY MINH HỌA



(23)

(Tiết 1)



MỤC TIÊU
a. Mục tiêu


Sau khi học xong bài, học sinh nắm được:



-Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng


- Việc chiếm nhà ngục Ba-xti (14-7-1789) mở đầu cách mạng.


- Diễn biến chính của cách mạng, những nhiệm vụ mà cách mạng đã giải quyết :
chống thù trong giặc ngoài, giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ : ý nghĩa của
Cách mạng tư sản Pháp.


-Học sinh nhận thức được tính chất hạn chế của cách mạng tư sản Pháp


- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp học sinh phát huy khả năng phân tích, đánh
giá vai trị của quần chúng nhân dân đối với cách mạng


b. Chuẩn bị:


GV: + Máy tính, máy chiếu


+ một số tranh ảnh về nước Pháp
+ giáo án Powerpoint


HS: Sách giáo khoa, phiếu học tập


A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Tình huống xuất phát)
1. Mục tiêu:


Với việc quan sát hình ảnh: Tháp Eiffel, Khải Hồn Mơn các em có thể biết đây
là các cơng trình kiến trúc của nước Pháp. Tuy nhiên các em vẫn chưa biết rõ về
nước Pháp và cuộc cách mạng của nước Pháp diễn ra như thế nào chính vì vậy khi
cho các em xem xong các hình ảnh trên và giáo viên giới thiệu về nước Pháp và


cuộc cách mạng Pháp sẽ kích thích tính tị mị và lịng khát khao mong muốn tìm
hiểu những điều chưa biết ỏ hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.


2. Phương thức:



(24)

- Em hãy quan sát những hình ảnh sau đây và cho biết những hình ảnh đố đưa
ta tới đất nước nào?


- tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá
nhân hoặc cặp đơi.


3. Gợi ý sản phẩm.


Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau GV lựa chọn 1
sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG


1. Tình hình kinh tế


a. Mục tiêu: Trình bày được tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng.
b. Phương thức:


GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin SGK, thảo luận, em hãy:
Em hãy cho biết tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng?


GV yêu cầu 2 em ngồi một bàn là một nhóm đọc SGK thơng tin để thảo luận theo
câu hỏi đã được giáo viên đưa ra.



GV sử dụng kĩ thuật dạy học chia 2 em học sinh ngồi cùng một bàn làm một nhóm
tìm hiểu về tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng.



(25)

Sau khi các nhóm đã hồn thiện sản phẩm của mình GV minh họa bằng 2 hình
ảnh


Hình ảnh 1: Cơng xưởng luyện thép


Hình ảnh 2: Bn bán với thương nhân thế giới


Để học sinh thấy rõ công, thương nghiệp nước Pháp bắt đầu phát triển mạnh.
Cuối cùng GV nhận xét và chốt sản phẩm của hoạt động.


c. Gợi ý sản phẩm:


- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô
sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường
xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.


- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng lại bị
chế độ PK cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn
vị đo lường và tiền tệ.


2. Tình hình chính trị-xã hội
a. Mục tiêu:


Trình bày được tình hình chính trị, xã hội nước Pháp trước cách mạng
b. Phương thức:


Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thơng tin SGK, quan sát hính ảnh, thảo


luận, em hãy:


- Hãy cho biết tình hình chính trị của nước Pháp trước cách mạng?
- Địa vị kinh tế, xã hội của 3 đẳng cấp như thế nào?


- Hãy mơ tả tình cảnh người nơng dân Pháp trước cách mạng? hậu quả của tình
cảnh đó?



(26)



Tình cảnh người nơng dân Pháp trước cách mạng


Trong phần này GV đưa ra sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội Pháp và biểu đồ thu
nhập của người nông dân Pháp trước cách mạng để làm nổi bật lên tình hình xã hội
Pháp trước cách mạng.


Trong quá trình làm việc chú ý quan sát để có biện pháp giúp đỡ các học sinh gặp
khó khăn.




Đại diện c ác cặp báo cáo sản phẩm, HS khác bổ xung cùng hoàn thiện sản
phẩm của lớp


Cuối cùng GV nhận xét và chốt sản phẩm của hoạt động.
c. Gợi ý sản phẩm:



(27)

- Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, khơng phải đóng thuế.
Trong khi đó Đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nơng dân và dân nghèo thành thị)
khơng có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nơng dân chiếm 90% dân số, là


giai cấp nghèo khổ nhất.


- Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng
gay gắt. Nên dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia
cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.


3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.
a. Mục tiêu:


Trình bày được nội dung chủ yếu và tác động của trào lưu triết học ánh sáng của
nước Pháp trước cách mạng.


b. Phương thức:


GV giao nhiệm vụ cho HS như sau:


Đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, tổ chức hoạt động nhóm hãy:



(28)

Nhóm 3,4: Trào lưu triết học ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cách mạng
Pháp?


GV dùng kĩ thuật dạy học cơng đoạn chia lớp thành 4 nhóm giao mỗi nhóm tìm
hiểu (trình bày ra phiếu học tập A4) và trình bày một trong những nội dung tìm
hiểu về trào lưu triết học ánh sáng


- Đại diện của mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.
GV gọi các nhóm bổ xung hồn thiện sản phẩm.


Sau đó GVnhận xét, đánh giá các sản phẩm trình bày của mỗi nhóm và chốt ý.
c. Gợi ý sản phẩm:



với những hoạt động trên thì gợi ý sản phẩm sẽ là:


- Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ,
Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, đả kích
kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.


- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ.


1.Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
a. mục tiêu:


Trình bày được sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ quân chủ nước Pháp trước
cách mạng.


b. Phương thức:


GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc SGK, quan sát hình ảnh thảo luận em hãy:





(29)





Hãy nêu những biểu hiện về sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế?
GV tổ chức cho HS hoạt động này bằng phương pháp trao đổi đàm thoại, HS làm
việc cá nhân sau đó theo cặp đơi để trả lời câu hỏi những biểu hiện về sự khủng
hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế.



Trong q trình làm việc chú ý quan sát để có biện pháp giúp đỡ những học sinh
gặp khó khăn.


Sau khi HS làm việc xong đại diện cặp báo cáo sản phẩm, HS khác bổ xung cùng
hoàn thiện sản phẩm của lớp.


Cuối cùng GV và chốt sản phẩm của hoạt động.
c. Gợi ý sản phẩm:



(30)

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng.
a. Mục tiêu.


Trình bày được sự kiện mở đầu cho thắng lợi của cách mạng.
b. Phương thức:


GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận câu
hỏi: Hội nghị 3 đẳng cấp nhằm mục đích gì? Quyền lợi của đẳng cấp thứ 3 có được
đáp ứng khơng?




ảnh: hội nghị 3 đẳng cấp ảnh tuyên bố thành lập quốc hội lập hiến
- Cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi đầu tiên như thế nào?




- Tại sao nói cuộc tấn công pháo đài nhà tù Ba-xti đã mở đầu thắng lợi cho cách
mạng Pháp.



GV tổ chức cho HS hoạt động này bằng phương pháp trao đổi đàm thoại, HS làm
việc cá nhân sau đó theo cặp đơi để trả lời câu hỏi đã nêu.


Trong quá trình làm việc chú ý quan sát để có biện pháp giúp đỡ những học sinh
gặp khó khăn.



(31)

Cuối cùng GV và chốt sản phẩm của hoạt động.
c. Gợi ý sản phẩm:


- Ngày 5-5-1789, Lu-I XVI, triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp.
- Quyền lợi của Đẳng cấp thứ ba không được thoả mãn


- Ngày 17.6.1789, Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố thành lập Quốc hội lập hiến.


- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân nổi dậy tấn công pháo đài ngục Ba-xti →
mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:


Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội được ở
hoạt động hình thành kiến thức về tình hình nước Pháp trước cách mạng đồng thời
củng cố lại ý nghĩa những thắng lợi bước đâù của cách mạng tư sản Pháp.


2. Phương thức:


GV giao nhiệm vụ cho HS


Câu 1. Trước cách mạng nền kinh tế nước Pháp như thế nào?
Câu 2. Xã hội Pháp trước cách mạng chia thành mấy đẳng cấp?


Câu 3. Nêu ý nghĩa của sự kiện 14/7/1789?


3. Gợi ý sản phẩm
Câu 1:


Nông nghiệp lạc hậu kém phát triển
Công thương nghiệp phát triển
Câu 2:


3 đẳng cấp ( Tăng lữ, Qúi tộc và Đẳng cấp thứ ba)
Câu 3:


- Giáng đòn đầu tiên vào chế độ quân chủ chuyên chế
- Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân


- Đưa Đại tư sản lên nắm quyền



(32)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:


Nhằm vận dụng và kiến thức mới của bài mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.


2. Phương thức:


GV giao nhiệm vụ cho HS:


Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong giai đoạn đầu
cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ?



3. Gợi ý sản Phẩm.


Quần chúng nhân dân đã làm nên những sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết
định: lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hịa, xác lập nền
chun chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.


Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân
hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản
cách mạng.


Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti.


Cách mạng nổ ra và thắng lợi, hạn chế quyền của vua lập nền quân chủ lập hiến,
xóa bỏ đẳng cấp.


- Nhằm giúp những HS có mong muốn nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung nhân
vật lịch sử có liên quan đến bài học. GV có thể hướng dẫn các em sưu tầm những
thước phim, hình ảnh tư liệu, nhân vật Rơ-be-spie của cuộc cách mạng Pháp.


+ GV có thể lựa chọn trong số các nội dung của học sinh để làm phong phú tư liệu
bài học


+ Hs có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu bộ sưu tập ảnh…)


HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phẩm cho bạn, trưng bày triển lãm
sản phẩm, gửi thư điện tử.



(33)

Trên đây là tồn bộ chun đề của tơi, trong q trình biên soạn cịn nhiều thiếu
sót kính mong q thầy cơ tham gia đóng góp để chun đề được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!



Yên Lạc ngày 4/12/2019
Người viết





chủ nghĩa tư bản.

Chuyên đề Các cuộc Cách mạng tư sản điển hình đầu thời cận đại

Chuyên đề Các cuộc Cách mạng tư sản điển hình đầu thời cận đại gồm có các nội dung chính: Nội dung chuyên đề, xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi bài tập về kiểm tra đánh giá, thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 1 CHUYÊN ĐỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐIỂN HÌNH ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI (4 tiết) A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Bối cảnh lịch sử - nguyên nhân của ba cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại  Cách mạng tư sản Anh - Đến thế kỉ XII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm sứ, len dạ,... trong đó, Luân đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh. - Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách "rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê công nhân nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì nghèo khổ.  Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ - Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến bắc mĩ ngày một nhiều. Đến thế kỉ XII, họ đã thiết lập 13 thuộc địa và tiến hành chế độ cai trị, bóc lột nhân dân bản địa (người indian). - Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh lại tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước ... vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân, giai cấp tư sản, chủ nô Bắc Mĩ với thực dân anh trở nên gay gắt. - Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.  Cách mạng tư sản Pháp  Nguyên nhân sâu xa - Tình hình kinh tế, xã hội GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 1
  2. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 2 + Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, cụng cụ và phương thức canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực. + Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ. + Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại 3 đẳng cấp là tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba mâu thuẫn với nhau rất gay gắt. + Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó, đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị không có quyền lợi chính trị, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất. + Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến. - Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng + Cuộc đấu trên lĩnh vực tư tưởng là bước dọn đường cho cách mạng bùng nổ. + Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rut-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i xvi. + Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.  Nguyên nhân trực tiếp - Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livơrơ (tính đến năm 1789). số tiền nợ này nhà vua không có khả năng trả nên đã tìm cách liên tiếp tăng thuế. mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc. - Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế nhưng đại diện của đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp hội đồng dân tộc, tuyên bố quốc hội lập hiến, tự soạn thảo hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp. 2. Nét chính về diễn biến  Cách mạng tư sản Anh Cách mạng tư sản Anh được chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: (1642 – 1648) GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 2
  3. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 3 + Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội Anh (quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt và Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại quốc hội. + Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua nhưng từ khi Ô- li-vơ crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua, Sác-lơ I bị bắt. - Giai đoạn 2: (1649 – 1688) + Ngày 30/1/1649, trước áp lực của quần chúng nhân dân, vua Sác-lơ I đã bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hoà và cách mạng đạt tới đỉnh cao, tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi, vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh. + Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thoả hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem ô-ran-giơ (quốc trưởng hà lan và là con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, cách mạng tư sản Anh kết thúc.  Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. - Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế, đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng. - Năm 1774, các đại biểu thuộc địa đã họp hội nghị lục địa Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xoá bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không đạt kết quả. - Tháng 4-1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-giơ oa- sinh-tơn, quân 13 thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. - Ngày 4 – 7 – 1776, bản tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa, nhưng thực dân Anh vẫn không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. - Tháng 10 – 1777, quân thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm cho quân Anh suy yếu. Năm 1883, thực dân Anh phải kí hiệp ước véc-xai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa, cuộc chiến tranh kết thúc.  Cách mạng tư sản Pháp * Cách mạng bùng nổ. Thời kì thống trị của phái đại tư sản tài chính - Ngày 14 – 7 – 1789, dưới sự lãnh đạo của phái lập hiến, tầng lớp đại tư sản tài chính, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà ngục Ba-xti, họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến và làm chủ các cơ quan quan trọng của thành phố. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 3
  4. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 4 - Sau khi giành thắng lợi, phái lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được hai việc quan trọng đối với cách mạng : + Thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nêu cao khẩu hiệu "tự do – bình đẳng – bác ái" (8 – 1789). + Ban hành hiến pháp (tháng 9/1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến, theo đó, vua không được nắm thực quyền mà là quốc hội, vì vậy, Lu-i XVI đã liên kết với lực lượng phản cách mạng trong nước, cầu cứu thế lực phong kiến bên ngoài để giành lại chính quyền. - Tháng 4 – 1792, liên minh hai nước Áo – Phổ cùng bọn phản động ở Pháp chống phá cách mạng, phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, đất nước trở nên lâm nguy. * Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập - Ngày 10 – 8 – 1792, phái Gi-rông-đanh, tầng lớp tư sản công thương đứng lên lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái lập hiến và xoá bỏ chế độ phong kiến. - Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xoá bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rông-đanh bầu ra quốc hội mới, thiết lập nền cộng hoà. Ngày 21 – 1 – 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc. - Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp, bọn phản động trong nước ở nhiều nơi cũng nổi dậy tấn công cách mạng, làm cho tình hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố chính quyền. - Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh. * Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Đỉnh cao của cách mạng. - Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,... - Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại ngoại xâm và nội phản. - Vì nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô-banh không đem lại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie và tiến hành xử tử vào ngày 27-7- 1794. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 4
  5. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 5 * Thời kì thoái trào - Sau cuộc đảo chính ngày 27 - 7 -1794, cách mạng bước vào thời kì thoái trào do nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu. Giai cấp tư sản đã đưa Na-Pô-lê-ông lên nắm nắm chính quyền tháng 11-1799. Cách mạng tư sản kết thúc. 3. Tính chất-kết quả-ý nghĩa. a) Cách mạng tư sản Anh - Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến. + Do quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo. + Sau cuộc cách mạng tư sản, nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. + Được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. - Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì : + Vẫn còn ngôi vua (chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập). + Do quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo. + Cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng gì. b) Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ - Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc: + Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời (năm 1787, Mĩ ban hành hiến pháp, quy định Mĩ là nước Cộng hoà liên bang, đứng đầu là tổng thống nắm quyền hành pháp, quốc hội nắm quyền lập Pháp) + Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để : + Sau cách mạng chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng gì. + Lãnh đạo là tư sản liên minh với chủ nô. c) Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XIII - Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh cách mạng và nội chiến. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 5
  6. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 6 + Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. + Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao (nền chuyên chính Gia-cô-banh). - Cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt: + Chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân. + Không hoàn toàn xoá bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi. B. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ I. MỤC TIÊU  Kiến thức  Sau khi học xong chuyên đề, học sinh sẽ trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất và ý nghĩa của ba cuộc cách mạng tư sản điển hình (cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp).  Lý giải được nguyên nhân (sâu xa và trực tiếp) dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng.  So sánh được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của ba cuộc cách mạng tư sản để thấy được nét điển hình của mỗi cuộc cách mạng.  Đánh giá đúng được vai trò của từng lực lượng tham gia cách mạng tư sản.  Kĩ năng  Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch.  Kĩ năng khai thác kênh hình, tư liệu có liên quan đến chuyên đề.  Kĩ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước tập thể.  Thái độ  Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.  Định hướng năng lực hình thành. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 6
  7. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 7  Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học.  Năng lực chuyên biệt: năng lực phân tích, so sánh, đánh giá các cuộc cách mạng tư sản, phân tích tác động của các cuộc cách mạng tư sản; năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình và tư liệu lịch sử, lập bảng so sánh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.  Giáo viên:  Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung chuyên đề.  Giấy A0, bút lông.  Các tài liệu tham khảo.  Học sinh:  Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến ba cuộc cách mạng.  Tìm hiểu các nhân vật lịch sử chính có liên quan. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO MỖI LOẠI CÂU HỎI/BÀI TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ 1.Bảng mô tả Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung Bối cảnh lịch -Nêu được - Lý giải được sử - nguyên hoàn cảnh, và nguyên nhân sâu nhân của ba nguyên nhân xa và nguyên nhân cuộc cách bùng nổ của trực tiếp dẫn đến mạng tư sản ba cuộc cách bùng nổ ba cuộc đầu thời cận mạng tư sản. cách mạng. đại Nét chính về -Trình bày - Lý giải được một - Lập được - Xác định được diễn biến của được diễn biến số sự kiện mang bảng niên vai trò của các các cuộc chính của ba tính chất bước biểu diễn nhân vật lịch sử cách mạng cuộc cách ngoặt của cuộc biến ba cuộc gắn với mỗi cuộc tư sản mạng. cách mạng. cách mạng. cách mạng. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 7
  8. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 8 Kết quả-tính -Nêu được kết - Xác định được -Lập được - Xác định được chất-ý nghĩa quả, ý nghĩa tính chất của ba bảng so sánh vai trò của các của ba cuộc của ba cuộc cuộc cách mạng. kết quả, tính lực lượng tham cách mạng cách mạng. Giải thích được tại chất và ý gia trong cách tư sản sao cách mạng tư nghĩa của ba mạng tư sản. sản Anh chưa triệt cuộc cách để, cách mạng tư mạng. - Rút ra được tác sản Pháp là cuộc dụng của các cách mạng tư sản cuộc cách mạng triệt để nhất. tư sản đối với tiến trình phát - Giải thích được triển lịch sử các tại sao mỗi cuộc nước và lịch sử cách mạng lại diễn nhân loại ra với hình thức khác nhau. 2. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả 1. Nhận biết Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Anh. Câu 2: Trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ. Câu 3: Trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp. Câu 4: Trình bày diễn biến chính của cuộc cách mạng tư sản Anh. Câu 5: Trình bày diễn biến chính của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Câu 6: Trình bày diễn biến chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Câu 7: Nêu được kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh. Câu 8: Nêu được kết quả, ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.  Thông hiểu Câu 1: Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Anh là gì? Câu 2: Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì? Câu 3: Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp là gì? Câu 4: Qua ba sự kiện 14/7/1789, 10/8/1792, 2/6/1793, hãy chứng minh sự phát triển đi lên của cách mạng Pháp. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 8
  9. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 9 Câu 5: Hãy giải thích các sự kiện 1649, 1688 trong cuộc cách mạng tư sản Anh. Câu 6: Hãy giải thích các sự kiện chiến thắng Xa-ra-tô-ga 1777, chiến thắng I-Ooc-tao 1781 trong Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Câu 7: Tại sao ngày 4/7 là ngày quốc khánh của nước Mỹ? Câu 8: Giải thích kết quả, tính chất, ý nghĩa cuộc cách mạng Anh. Câu 9: Giải thích kết quả, tính chất, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Câu 11: Giải thích kết quả, tính chất, ý nghĩa cuộc cách mạng Pháp.  Vận dụng Câu 1: Lập bảng so sánh nguyên nhân dẫn đến bùng nổ ba cuộc cách mạng: Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Pháp. Câu 2: Lập bảng niên biểu diễn biến cuộc cách mạng Anh. Câu 3: Lập bảng niên biểu diễn biến cuộc cách mạng Pháp. Câu 4: Lập bảng niên biểu diễn biến cuộc cách mạng chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Câu 5: Lập bảng so sánh kết quả, tính chất và ý nghĩa của ba cuộc cách mạng: Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Pháp. Câu 6: Vì sao có sự khác nhau về tính chất của ba cuộc cách mạng?  Vận dụng cao Câu 1: Thông qua diễn biến của cách mạng tư sản Pháp, nhận xét vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cách mạng. Câu 2: Các nhân vật Crom-oen, Oa-sinh-tơn, Robe-spie có công lao gì đối với các cuộc cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cách mạng tư sản Pháp? Câu 3: Phân tích tác dụng (tích cực, tiêu cực) của ba cuộc cách mạng tư sản đối với sự phát triển của nhân loại. Em biết gì về tình hình kinh tế xã hội của ba nước Anh, Mỹ và Pháp hiện nay ? C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ  Giới thiệu Kiểm tra bài cũ: Sự kiện nào đã kết thúc lịch sử thế giới thời hậu kì trung đại ở châu Âu? Thực chất của sự kiện đó là gì? Giáo viên dẫn: sự kiện đó là Phong trào văn hóa phục hưng, thực chất là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng chống lại chế độ phong kiến. Tuy nhiên giai cấp tư sản vẫn chưa lật đổ được chế độ phong kiến để nắm chính quyền. Vậy giai cấp tư sản sẽ làm gì để nắm chính quyền. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chuyên đề “Các cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại”. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 9
  10. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 10  Các hoạt động học tập  Hoạt động 1: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - nguyên nhân của ba cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại. (Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - nguyên nhân cách mạng tư sản Anh Nhóm 2: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - nguyên nhân chiến tranh giành độc lập ở bắc Mĩ Nhóm 3: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - nguyên nhân cách mạng tư sản Pháp Nhóm 1: Tìm hiểu cách mạng tư sản Anh Giáo viên cung cấp: Lược đồ kinh tế nước Anh trước cách mạng và đoạn tài liệu sau: - Đến thế kỉ XII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm sứ, len dạ,... trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh. - Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách "rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê công nhân nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì nghèo khổ. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 10
  11. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 11 Lược đồ kinh tế nước Anh trước cách mạng Chế độ phong kiến, với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới. Dưới thời vua Sac-Lơ I (từ năm 1625), nhiều thứ thuế mới được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến, đời sống nhân dân càng thêm cơ cực. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động được biểu hiện qua cuộc xung đột giữa quốc hội và nhà vua. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng xoay quanh vấn đề tài chính, khi Sac-Lơ I triệu tập quốc hội (tháng 4/1640) nhằm tăng thuế, để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcot-len ở miền bắc nước Anh. Quốc hội gồm đa số quý tộc mới và tư sản, không phê duyệt các khoản thuế mới do vua đặt ra, kịch liệt công kích chính sách bạo ngược của nhà vua và đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội. Sac-Lơ I định dùng vũ lực GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 11
  12. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 12 đàn áp quốc hội, song đã bị quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt. Bị thất bại, Sac-Lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:  Thế kỷ XVII, kinh tế Anh là nền kinh tế gì? Cản trở chính của nền kinh tế đó là gì?  Muốn xóa bỏ những cản trở kinh tế nước Anh, tư sản và quý tộc mới cần phải làm gì?  Mâu thuẫn gữa tư sản và quý tộc mới được giải quyết như thế nào?  Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Anh là gì? Nhóm 2: Tìm hiểu chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ Giáo viên cung cấp: Lược đồ 13 thuộc địa Anh và đoạn tài liệu sau: Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Học sinh quan sát lược đồ 13 thuộc địa Anh và đọc đoạn tài liệu sau: Sau phát kiến của Cri-xtop Cô-Lôm-Bô, nhiều người dân châu Âu di cư sang vùng Bắc Mĩ. Đến nửa đầu thế kỷ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ với số dân khoảng 1,3 triệu người. Đến giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa đã có những bước tiến đáng kể. Ở miền Bắc, các công trường thủ công sản xuất rượu, dệt, đay, làm đồ gốm, thủy tinh, đặc biệt là nghề luyện kim và đóng tàu rất phát triển. Bô-xton trở thành trung tâm công nghiệp GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 12
  13. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 13 thời bấy giờ. Ở miền Nam các chủ đồn điền bóc lột sức lao động của nô lệ da đen (đưa từ châu Phi sang) để sản xuất lương thực, bông mía, thuốc lá … phục vụ cho nhu cầu của thuộc địa và xuất khẩu. Do sự phát triển kinh tế, nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa ngày càng tăng. Cùng với sự tiến bộ của hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở Bắc Mĩ. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính của nhân dân khu vực này. Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với nước Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, chính phủ Anh đã cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề. Các thuộc địa Bắc Mĩ không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây. Những chính sách đó làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân. Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-Xton. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong tỏa cảng Bôn- Xton,và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần. Học sinh trả lời các câu hỏi:  13 thuộc địa ở Bắc Mỹ được thành lập như thế nào?  Vị trí địa lý của 13 thuộc địa Anh có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế  Chính sách của chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa, hậu quả của chính sách đó đối với sự phát triển kinh tế thuộc địa? - Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì? Nhóm 3: Tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp Giáo viên cung cấp: kênh hình tình cảnh người dân Pháp trước cách mạng đồng thời khai thác về các đẳng cấp trong xã hội GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 13
  14. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 14  Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn tư liệu sau: Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch thấp. Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông. Nông dân nhận đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp Pháp thời kỳ này đã phát triển, tập trung ở các vùng Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp hàng ngàn công nhân.Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp ngày 5/5/1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 14
  15. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 15 Phản đối ý định ban hành thuế mới của nhà vua, ngày 17-6-1789, đại biểu đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội, xem đây là cơ quan duy nhất thông qua các đạo luật tài chính. Tiếp đó Quốc hội đổi thành Quốc hội lập hiến để lập ra chế độ mới và soạn thảo hiến pháp. Vua và quý tộc phản ứng, ráp riết chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ ba bằng bạo lực. Các nhà triết học ánh sáng ở Pháp Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:  Trước cách mạng tình hình kinh tế-xã hội Pháp có gì nổi bật?  Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cho cách mạng ?  Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng tư sản Pháp là gì?  Các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét, chốt ý. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 15
  16. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 16 Giáo viên phát phiếu học tập 1 và yêu cầu học sinh hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Các cuộc cách Cách mạng Chiến tranh Cách mạng giành độc lập mạng tư sản tư sản Anh của 13 thuộc tư sản Pháp địa Anh ở Bắc Mỹ Nguyên nhân Nguyên nhân sâu xa Nguyên nhân trực tiếp HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 1 NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG Các cuộc Cách mạng Chiến tranh giành Cách mạng cách mạng độc lập của 13 thuộc tư sản Anh địa Anh ở Bắc Mỹ tư sản Pháp Nguyên nhân Nguyên nhân -Nửa đầu thế kỉ XVII, -Giữa thế kỉ XVIII -Cuối thế kỉ sâu xa nước Anh có nền kinh tế TBCN ở 13 XVIII, Pháp vẫn kinh tế tư bản chủ thuộc địa phát triển là một nước nông nghĩa phát triển. Tư mạnh và cạnh tranh nghiệp lạc hậu, sản Anh giàu lên với chính quốc Anh. công thương nhanh chóng, tầng nghiệp đã có sự lớp quý tộc mới hình - Chính phủ Anh đã phát triển mạnh. thành. ra các đạo luật hạn chế sự phát triển của -Chế độ phong -Chế độ phong kiến kinh tế các thuộc địa. kiến là cản lực đã cản trở sự kinh chính của nền doanh và làm giàu -Mâu thuẫn giữa các kinh tế nước của tư sản và quý tộc tầng lớp nhân dân Pháp. mới, làm cho mâu thuộc địa với thực thuẫn giữa tư sản và dân Anh sâu sắc -Xã hội Pháp chia GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 16
  17. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 17 quý tộc mới với các thành 3 đẳng cấp, thế lực phong kiến trong đó đẳng cấp phản động ngày càng thứ 3 mâu thuẫn sâu sắc. về kinh tế, chính trị với 2 đẳng cấp - Như vậy nguyên trên. nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản và quan hệ sản xuất phong kiến Nguyên nhân - Tháng 4/1640 Sác - Sự kiện chè Bô- - Hội nghị ba lơ 1 triệu tập quốc hội Xtơn năm 1773 (vấn đẳng cấp ngày trực tiếp nhằm tăng thuế (vấn đề quyền lợi kinh tế 5/5/1789. (vấn đề đề tài chính) của tư sản). tài chính). Hoạt động 2: Tìm hiểu nét chính về diễn biến của ba cuộc cách mạng tư sản Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu diễn biến cách mạng tư sản Anh Nhóm 2: Tìm hiểu diễn biến chiến tranh giành độc lập ở bắc Mĩ Nhóm 3: Tìm hiểu diễn biến cách mạng tư sản Pháp Nhóm 1: Tìm hiểu diễn biến cách mạng tư sản Anh Giáo viên cung cấp bức ảnh nhân vật Crôm-oen và đoạn tư liệu: GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 17
  18. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 18 Ô-li-vơ crôm-oen (1599-1658) Cách mạng tư sản anh được chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: (1642 – 1648) : Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua nhưng từ khi Ô- li-vơ crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua, Sác-lơ I bị bắt. - Giai đoạn 2: (1649 – 1688) + Ngày 30/1/1649, trước áp lực của quần chúng nhân dân, vua Sác-lơ I đã bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hoà và cách mạng đạt tới đỉnh cao, tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi vì vậy, nhân dân tiếp tục đấu tranh. + Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thoả hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem ô-ran-giơ (quốc trưởng hà lan và là con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, cách mạng tư sản anh kết thúc. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 18
  19. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 19 Giáo viên yêu cầu nhóm 1 hoàn thành bảng biểu và trả lời câu hỏi sau: Thời gian Sự kiện Câu hỏi:  Tại sao sự kiện ngày 30/1/1649 đã đưa cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao ?  Tìm hiểu tiểu sử của Ô-li-vơ crôm-oen và vai trò của Ông đối với cách mạng tư sản Anh ?  Tại sao quý tộc mới và tư sản lại thoả hiệp với phong kiến để đưa Vin-hem ô-ran-giơ lên ngôi ? Nhóm 2: Tìm hiểu diễn biến chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh G.Oa-sinh-tơn và bức tranh Đại hội 13 thuộc địa Anh thông qua bản Tuyên ngôn độc lập. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 19
  20. Trường THPT Xín Mần - Nhóm Lịch Sử 20 G.Oa-sinh-tơn (1732-1799) Đại hội 13 thuộc địa Anh thông qua bản Tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776 Giáo viên cung cấp tư liệu: Tháng 9/1774 đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phia – Đại hội lục địa lần thứ nhất. các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị nếu các thuộc địa “nổi loạn”. Tháng 4/1775, chiến tranh giữa các nước thuộc địa với các nước chính quốc bùng nổ. Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, xong do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh. Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm G.Oa-sinh-tơn – một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức làm tổng chỉ huy; đồng thời kêu gọi nhân dân tham gia đống góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh. GV: Nguyễn Thị Trang – Hoàng Thị Vân 20

Chuyên đề Các cuộc Cách mạng tư sản điển hình đầu thời cận đại

Chuyên đề Các cuộc Cách mạng tư sản điển hình đầu thời cận đại gồm có các nội dung chính: Nội dung chuyên đề, xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi bài tập về kiểm tra đánh giá, thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề. Để hiểu rõ hơn về nội dung chuyên đề tài liệu.

Kiều Mai 396 32 pdf
Báo lỗi
  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác
Upload Tải xuống
Chuyên de các cuộc cách mạng tư sản
đang nạp các trang xem trước
Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Giáo án Chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản - Bài 29: Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh

5 167 2

Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỷ XIX

38 102 0

Giáo án Lịch sử 10 bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

7 73 1

Bài giảng Lịch sử 10 bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

50 388 11

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS

7 52 0

Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

27 117 2

Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 2)

27 134 1

Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 29: Cách mạng Hà Lan Và cách mạng tư sản Anh

29 59 0

Giáo án Lịch sử 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794)

8 143 2

Bài giảng Lịch sử 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794)

56 190 13
TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 28969 1361

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18423 191

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16727 3453

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15131 1372

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13156 2131

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13144 2407

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12157 2720

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9461 182

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9321 1716

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9145 334
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
  • Trung học phổ thông
  • Cách mạng tư sản điển hình
  • Thời cận đại
  • Lich sử Thế giới
  • Lịch sử thời cận đại
  • Các cuộc các mạng tư sản
  • Giáo án môn Lịch sử
  • Các cuộc cách mạng tư sản
  • Cách mạng Hà Lan
  • Cách mạng tư sản Anh
  • Cách mạng tư sản
  • Giới thiệu các cuộc cách mạng
  • Lịch sử lớp 10
  • Lịch sử thế giới hiện đại
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 10
  • Cuộc cách mạng tư sản thời cận đại
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Dạy học tích hợp liên môn
  • lịch sử thế giới
  • văn hóa thế giới
  • các sự kiện lịch sử nổi bật
  • biên niên sử thế giới
  • tài liệu ôn tập lịch sử thế giớii
  • giáo án lịch sử
  • lịch sử lớp 12
  • giáo án lớp 12
  • lịch sử Việt Nam
  • Bài giảng Lịch sử 11 bài 16
  • Bài giảng điện tử Lịch sử 11
  • Bài giảng lớp 11 môn Lịch sử
  • Bài giảng điện tử lớp 11
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Đông Nam Á
  • Cách mạng tư sản ở Thái Lan
  • Giải phóng dân tộc
  • Giáo án Lịch sử 11 bài 16
  • Giáo án điện tử Lịch sử 11
  • Giáo án lớp 11 môn Lịch sử
  • Giáo án điện tử lớp 11
  • Giải bài tập Lịch sử 11
  • Giải bài tập SGK Lịch sử 11
  • Giải bài tập trang 63 SGK Lịch sử 11
  • Phong trào cách mạng
  • Quốc tế thứ ba
  • Quốc tế Cộng sản
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 10
  • Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học
  • Nâng cao hứng thú học tập Lịch sử
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán xe Toyota Innova 2008

45 18 1 05-02-2022

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi thi trắc nghiệm bằng tiếng Anh cho môn an toàn lao động hàng hải

56 16 1 05-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên tiếp cận từ góc độ thể loại

128 12 1 05-02-2022

Newly synthesized furanoside-based NHC ligands for the arylation of aldehydes

9 12 1 05-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị

81 6 1 05-02-2022

Giáo án điện tử môn Âm nhạc lớp 3 - Tiết 26: Ôn tập bài hát Chị Ong Nâu và em bé. Nghe nhạc

11 8 1 05-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến chất lượng dòng chảy tại lưu vực sông Bùi – huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình

83 14 1 05-02-2022

Supraglottic jet oxygenation and ventilation assisted fiberoptic intubation in a paralyzed patient with morbid obesity and obstructive sleep apnea: A case report

4 10 1 05-02-2022

Comparison of the trapezius and the adductor pollicis muscle as predictor of good intubating conditions: A randomized controlled trial

7 12 1 05-02-2022

The Sicilian rock partridge: latest data on genetic integrity from four different relict areas

6 13 1 05-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả

10 33 1 05-02-2022

HiC-Pro: An optimized and flexible pipeline for Hi-C data processing

11 6 1 05-02-2022

Biostimulant and biopesticide potential of microalgae growing in piggery wastewater

9 8 1 05-02-2022

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Sử dụng mô hình TPB mở rộng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn khách sạn xanh của du khách khi đến Đà Nẵng

26 53 2 05-02-2022

Comparison of transversus abdominis plane catheters with thoracic epidurals for cost and length of stay in open colorectal surgeries: A cohort study

7 10 1 05-02-2022

Histological and molecular features of the subacromial bursa of rotator cuf tears compared to non-tendon defects: A pilot study

12 17 1 05-02-2022

Safety of percutaneous dilatational tracheotomy (PDT) with the rigid tracheotomy endoscope (TED): A 6-month follow-up multicenter investigation

7 14 1 05-02-2022

Validation of the efficacy of the NUTRISCORE for the nutritional screening of cancer patients in China

6 5 1 05-02-2022

Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2021-2022 - Bài 16, 17, 18, 19: Học vần gh, gi, k, kh, m, n, nh (Trường Tiểu học Ái Mộ B)

21 17 1 05-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Công nghệ An Pha giai đoạn 2019-2024

129 65 3 05-02-2022
TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18423 191

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 28969 1361

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1260 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3353 333

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1723 66

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 3979 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3573 592

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1531 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2055 130

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2941 161
TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Chuyên de các cuộc cách mạng tư sản
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.
Chuyên de các cuộc cách mạng tư sản
Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là gì?

Theo học thuyết Max, cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản (hay tầng lớp quý tộc mới) lãnh đạo. Cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Thay vào đó, giai cấp tư bản sẽ thiết lập nền thống trị mới và tạo sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 20. Cách mạng này thiết lập nền dân chủ tư sản và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, cách mạng tư sản còn có một nền tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất. Đây chính là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử xã hội loài người.

Chuyên de các cuộc cách mạng tư sản

Tuy nhiên, các học giả của chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn tồn tại sự bóc lột. Nó chỉ thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là loại bỏ đi bóc lột người.

Bài viết liên quan:

  • Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
  • Lòng yêu nước là gì? Biểu hiện và vai trò của lòng yêu nước

Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Các cuộc cách mạng tư sản ở các nước đều diễn ra theo một hình thức hoàn toàn khác nhau. Cách mạng tư sản được diễn ra theo những hình thức tiêu biểu như sau:

Nội chiến

Đây là chiến tranh diễn ra giữa các thành phần trong một quốc gia. Nó diễn ra giữa những người dân sử dụng cùng một ngôn ngữ nhưng lại xảy ra tranh chấp vì những lí do khác nhau. Các cuộc nội chiến tiêu biểu có thể kể đến như CMTS Anh giữa thế kỉ XVII , nội chiến ở Mỹ (1861-1865).

Cách mạng quần chúng

Đây được xem là cuộc cách mạng vì quần chúng nhân dân. Nó coi trọng sức mạnh vĩ đại của quần chúng. Cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể kể đến là cách mạng Pháp năm 1789.

Phong trào giải phóng dân tộc

Đây là phong trào nổi lên để đấu tranh giành lại quyền độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. Những cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể nói đến như chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ, cách mạng Hà Lan,…

Thống nhất quốc gia

Đây là hình thức đấu tranh nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ quốc gia. Các cuộc cách mạng tiêu biểu là ở Đức và Italia.

Cải cách duy tân

Đây là hình thức tạo ra những chuỗi sự kiến cải cách, cách tân. Những cuộc cải cách này nhằm để dẫn đến những thay đổi to lớn trong chính trị cũng như trong xã hội và kinh tế. Các cuộc cải cách tiêu biểu như Nga, Nhật, Xiêm.

Chuyên de các cuộc cách mạng tư sản

Tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Mỗi một cuộc cách mạng tư sản đều mang lại một tính chất nhất định. Vậy tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì? Cùng Đâygiải đáp qua các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới ngay sau đây nhé!

  • Cách mạng tư sản Anh: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại trên đất nước này. Cuộc cách mạng vẫn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Bên cạnh đó, nhân dân vẫn phải chịu cảnh áp bức và bóc lột.
  • Cách mạng tư sản Pháp: Đây được xem là cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất. Tuy nhiên, cuộc cách mạng vẫn chưa đáp ứng được quyền lợi hoàn toàn cho nhân dân. Giai cấp được hưởng lợi nhiều nhất và có quyền nhất vẫn là giai cấp tư sản.
  • Cách mạng tư sản Hà Lan: Đây vừa là một cuộc giải phóng dân tộc vừa là cuộc cách mạng tư sản. Bởi vì cuộc cách mạng này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Bên cạnh đó cũng đẩy lùi được sự xâm lược của Tây Ban Nha.
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ: Đây cũng là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ diễn ra trên hình thức là chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • Cách mạng Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ được chế độ phong kiến và thành lập nên chủ nghĩa dân chủ tư sản.
  • Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị: Mang tính chất của một cách mạng tư sản. Nó diễn ra dưới hình thức cải cách đất nước.

Chuyên de các cuộc cách mạng tư sản

Các cuộc cách mạng tư sản đều có một tính chất chung. Đó chính là bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. Cách mạng tư sản phụ thuộc vào quần chúng nhân dân là chủ yếu.

Mục tiêu của cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Vậy mục tiêu của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản nổ ra nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến.

Cách mạng này quyết liệt giành lại chính quyền từ tay chế độ phong kiến lỗi thời. Từ đó thiết lập một nền thể chế thống trị mới.

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản là gì?

Sau khi đã hiểu rõ về cách mạng tư sản là gì. Vậy nhiệm vụ chính của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ chính. Đó chính là dân chủ và dân tộc. Điều này có nghĩa là cách mạng tư sản phải xóa được tình trạng phong kiến đang thống trị tại đất nước.

Nhiệm vụ về dân tộc đó là tạo ra được một quốc gia dân tộc tư sản. Nó bao gồm 4 đặc trưng. Đó chính là có ngôn ngữ chung, văn hóa, kinh tế và lãnh thổ chung.

Nhiệm vụ về dân chủ đó chính là thực hiện quyền dân chủ về hai mặt. Hai mặt đó chính là dân chủ về mặt kinh tế và dân chủ về chính trị.

Ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử xã hội loài người. Cách mạng tư sản đã chấm dứt sự đô hộ của các nước thuộc địa. Không những thế, cách mạng tư sản còn đã lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến. Từ đó, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cách mạng tư sản giải quyết những mâu thuẫn gay gắt giữa các lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Cách mạng tư sản đã mang lại sự thay đổi to lớn về kinh tế, văn hóa và thể chế chính trị xã hội.

Lịch sử lớp 10