Chuyên viên thuế là gì

 Như bạn đã khám phá được từ hàng ghế trước, cán bộ thuế là người triển khai thực hiện hệ thống chính sách thuế, nhằm làm cho hệ thống thuế được thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời nhất, phát huy được các vai trò của thuế đối với Nhà nước và nền kinh tế, xã hội.

Vậy nếu bạn chọn “điểm đến” của mình là ngành thuế, bạn sẽ làm những công việc cụ thể gì? Hàng ghế số 3 sẽ cho bạn câu trả lời.

Cũng như nhân viên kế toán, một ngày làm việc của cán bộ thuế luôn gắn liền với vô vàn giấy tờ, con số. Không chỉ vậy, cán bộ thuế còn phải gặp gỡ và làm việc với rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức là những đối tượng nộp thuế. Có bao công việc đang chờ đợi bạn.

Trước hết, chúng ta hãy cùng tham quan công việc của cán bộ thuế theo quy trình quản lý thu thuế.

·        Đăng ký cấp mã số thuế

Thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ thuế hướng dẫn người nộp thuế lập hồ sơ đăng ký thuế. Anh ta cũng nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng ký thuế, lập báo cáo v.v...

·        Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế

Sau khi nhận và kiểm tra sơ bộ, cán bộ thuế nhập, xử lý các tờ khai thuế cũng như chứng từ nộp thuế v.v...

·        Quản lý thu nợ thuế

Cán bộ thuế không chỉ gửi thông báo về số tiền phạt và đôn đốc nộp nợ thuế anh ta còn phải phân tích tình trạng nợ thuế, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế. Cuối cùng là báo cáo kết quả thu nợ.

·        Xử lý hoàn thuế

Cán bộ thuế tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, phân tích, đối chiếu số liệu trong hồ sơ ấy. Sau đó, anh ta thực hiện thủ tục hoàn thuế hoặc tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp để thẩm định hồ sơ

·        Quyết toán thuế

Sau khi nhận và kiểm tra hồ sơ báo cáo quyết toán thuế, cán bộ thuế tiến hành nhập và phân tích đối chiếu số liệu quyết toán thuế tại cơ quan thuế. Trên cơ sở đó, anh ta điều chỉnh báo cáo quyết toán thuế, kiểm tra quyết toán thuế cũng như lập báo cáo...

·        Xử lý miễn, giảm thuế

Công việc của cán bộ thuế lúc này là tiếp nhận, kiểm tra thủ tục hồ sơ; kiểm tra, xác định số thuế được miễn giảm; lập, duyệt và xử lý hồ sơ trình xét miễn, giảm thuế v.v...

Một điểm lưu ý trong các quy trình này là khi kết thúc công việc, cán bộ thuế không bao giờ quên nhiệm vụ lập báo cáo, lưu trữ hồ sơ và các hóa đơn để sau này tiện cho việc tra cứu.

Có một nguyên tắc cơ bản mà bất kì ai cũng phải tuân thủ khi thực hiện mọi công việc liên quan đến tài chính. Đó là rõ ràng, minh bạch và chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Cán bộ thuế cũng như các cán bộ tài chính nói chung, đều không được biết đến từ “sai sót”.

Mọi ngành nghề đều có những điểm cốt yếu bảo đảm sự thành công. Một trong số đó là am hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh quy trình công việc.

Trong ngành thuế, công việc lặp lại nhiều lần có thể khiến những người chưa thực sự ý thức sâu sắc về trọng trách của mình cảm thấy nhàm chán. Nhưng đó chỉ là sự nhàm chán ban đầu.

Một khi đã thực lòng yêu nghề, bạn sẽ cảm thấy sự thành thục và chăm chút cho phần việc mình đảm trách không mắc sai sót là một niềm vui lớn. Mỗi ngày qua, bạn sẽ nhận thấy mình đang trưởng thành hơn, chắn chắn hơn.

Chẳng phải một nhà kinh doanh nổi tiếng đã nói đó sao: “Một phần của quy trình chính là sự tập luyện”.

·        Các vị trí công việc trong ngành thuế

Bạn đã biết đến công việc của cán bộ thuế theo quy trình quản lý thu thuế. Tuy nhiên, cũng như bao ngành khác, để đảm bảo hoạt động hiệu quả, trong ngành thuế có sự phân công nhiệm vụ rất rõ ràng.

Nghĩa là, bước chân vào ngành thuế, tùy theo năng lực, sở thích và nhiệt huyết, bạn có thể trở thành:

+ Nhân viên, kiểm thu viên thuế thực hiện công tác quản lý thu thuế, chủ yếu là đối với các hộ kinh tế cá thể ở cấp chi cục và một số phòng ở cấp cục. Yêu cầu về trình độ với kiểm thu viên thuế là tốt nghiệp các trường đại học hoặc cao đẳng khối ngành kinh tế.

Chuyện vui của nhân viên thu thuế:

Liệu bạn có gặp tình huống này không?

108 kg, nặng trịch, hoàn toàn tiền xu đã được một cư dân Pháp dùng để nộp thuế [ngày 12-11-2001] khiến các nhân viên thuế vụ choáng váng.

Số tiền thuế người đó phải nộp chỉ có 8400 franc thôi, nhưng phần nhiều là những đồng tiền mệnh giá nhỏ tử 5 đến 50 xu. Đây quả là gánh nặng với những anh chàng nhân viên thuế vụ “lười tập thể dục”.

+ Chuyên viên, kiểm soát viên thuế đảm trách công tác quản lý thuế nói chung, bao gồm quản lý thu thuế, hành chính, tổ chức cán bộ, ấn chỉ thuế, kế hoạch, dự toán, thống kê thuế, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

Do công việc đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao, con mắt quản lý tổng thể và tư duy chiến lược nên chuyên viên, kiểm soát viên thuế nhất thiết phải được đào tạo từ trình độ đại học trở lên.

Ngoài ra, nếu bạn được đào tạo căn bản về tin học và nắm được kiến thức về thuế, bạn có thể làm việc trong ngành thuế ở các bộ phận xử lý dữ liệu.

+ Thanh tra viên thuế thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý tố tụng về thuế, giúp cho công tác tổ chức quản lý thuế đạt hiệu quả cao, hạn chế sai sót, gian lận.

Công việc của các thanh tra viên thường rất vất vả và nhiều thử thách. Bạn phải đối mặt với vô vàn thủ đoạn gian lận thuế và cả những mưu đồ dụ dỗ, mua chuộc của nhiều đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, bản lĩnh nghề nghiệp cao, vững vàng về nghiệp vụ và tấm lòng trong sáng sẽ giúp bạn vượt qua những thử thách cam go nhất, xứng đáng là người cán bộ thuế tận tụy, mẫu mực và giỏi giang.

Khi mới vào ngành, bạn sẽ công tác ở các đội, trạm thuế [thuộc chi cục] hoặc các phòng [thuộc cục] và các ban [thuộc Tổng cục]. Sau một thời gian nỗ lực phấn đấu, với năng lực và nhiệt huyết, được đồng nghiệp tín nhiệm, bạn có thể trở thành cán bộ lãnh đạo ở các bộ phận đó.

Khi đó, bạn đã thực sự thành đạt trên cương vị của mình. Tuy nhiên, vị trí thành đạt ấy đồng thời cũng đặt ra cho bạn nhiều trọng trách phải gánh vác.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự phát triển thanh và mạnh của đất nước hiện nay, các đối tượng nộp thuế ngày càng nhiều về số lượng cũng như lớn về quy mô. Bởi vậy, công việc của người cán bộ thuế không ngừng tăng lên với yêu cầu về năng lực, phẩm chất đạo đức, tâm huyết, nhiệt tình ngày càng cao.

Công việc của cán bộ thuế ngày nay là sự giao thoa của nhiều ngành nghề với năng lực toàn diện. Họ là:

* Nhà nghiên cứu lý thuyết, ứng dụng thực tiễn để đưa các chính sách thuế vào cuộc sống. Tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc nghiên cứu, ban hành hệ thống chính sách pháp luật về thuế.

* Nhà quản lý về thuế đối với các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế. Lập dự toán thu thuế và tổ chức thực hiện dự toán đó.

* Nhà truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân có những nhận thức đúng đắn, hiểu và thực hiện nghĩa vụ cao cả đối với đất nước qua việc nộp thuế.

* Thanh tra viên để kiểm tra quá trình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế, bảo đảm việc nộp thuế thực hiện đúng pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế.

* Người có quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và những hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế. Đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp tài liệu liên quan đến việc tính, nộp thuế của cơ sở kinh doanh.

* Hướng dẫn viên nhiệt tình, giúp các cơ sở kính doanh hiểu biết về chế độ đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định.

* Thông tin viên khi cần thông báo cho cơ sở kinh doanh trong trường hợp họ chưa thực hiện đầy đủ các nội dung công việc của mình, chẳng hạn chưa gửi tờ khai thuế, chưa nộp thuế đúng thời hạn hoặc nộp thiếu tiền thuế v.v...

* Người thủ thư cần mẫn khi lưu giữ để nghiên cứu và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh cũng như các đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

* Nhà hoạch định khi tự ấn định một số căn cứ tính thuế đối với một số cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế, cũng như không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế v.v... Phản ứng nhanh và tỉnh táo là yêu cầu thiết yếu đối với những cán bộ thuế lúc này.

Page 2

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm chuyên viên
  • 2. Các ngạch chuyên viên hiện nay
  • 3. Những quy định về tiêu chuẩn ngạch chuyên viên
  • 4. Chuyên viên có những nhiệm vụ gì ?

1. Khái niệm chuyên viên

Chuyên viên là ngạch công chức hành chính xếp cho người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học với nhiệm vụ giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

Chuyên viên là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực các trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Theo Luật Cán bộ, công chức thì Chuyên viên là Ngạch công chức hành chính xếp cho người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học với nhiệm vụ giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

Chuyên viên phải có trình độ đại học hoặc tương đương, biết một ngoại ngữ [trình độ A].

Là người chịu trách nhiệm làm “cánh tay phải” đắc lực cho các lãnh đạo cơ quan, tổ chức Nhà nước dưới vai trò thuộc tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

Theo đó chuyên viên không chỉ phải là người có trình độ chuyên môn đại học hoặc tương đương mà còn phải thông thạo một ngoại ngữ với trình độ A.

Chuyên viên được sử dụng trong các ngành nghề như: bác sỹ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư, hạ sĩ quan quân đội, y tá, kế toán, giáo dục, nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, các nhân viên xã hội, các nghệ sĩ, chuyên gia thông tin, thủ tư và còn nhiều ngành nghề hơn nữa trong đơn vị hành chính nhà nước

2. Các ngạch chuyên viên hiện nay

Ngạch chuyên viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị [Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục…] tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ liên quan. Ngạch chuyên viên thường làm việc từ cấp Quận, huyện trở lên đến Cục – Vụ.

Trong hệ thống hành chính thứ bậc của Việt Nam hiện nay, những cán bộ – công chức – viên chức – nhân viên được phân thành từng ngạch [bao gồm những người tương đương về năng lực, nghiệp vụ] và trong một ngạch có các bậc lương tương ứng. Hiện nay ở Việt Nam có 3 ngạch chuyên viên chính như sau:

– Ngạch Chuyên viên cao cấp [01.001] – Hoặc tương đương [VD: Thanh tra viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp, Kế toán viên cao cấp…]

– Ngạch Chuyên viên chính [01.002] – Hoặc tương đương [VD: Thanh tra viên chính, Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính…]

– Ngạch Chuyên viên [01.003] – Hoặc tương đương [VD: Thanh tra viên, Kiểm toán viên, kế toán viên…]

Ngạch chuyên viên có 09 bậc lương tính từ người mới bắt đầu chính thức được tham gia vào ngạch chuyên viên sẽ được hệ số lườn là 2,34. Theo thâm niên, lương chuyên viên tăng dần lên 4,98 tùy theo năng lực và yêu cầu của đơn vị để có thể đề xuất được tham gia vào cuộc thi nâng ngạch chuyên viên.

3. Những quy định về tiêu chuẩn ngạch chuyên viên

Dựa theo nội dung đã được quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được ban hành bởi Bộ Nội vụ ngày 09 tháng 10 năm 2014 thì tiêu chuẩn về ngạch chuyên viên được chia ra làm các tiêu chuẩn sau:

+ Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức của chuyên viên

Tại Điều 4 Thông tư 11/2014/TT- BNV thì tiêu chuẩn về phẩm chất và đạo đức của nạch chuyên viên có những nội dung sau:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn nâng cao tinh thần trung thành với Tổ quốc cùng với Hiến pháp của Nhà nước. Đồng thời luôn bảo vệ quyền lợi của nhân dân và lợi ích của Tổ quốc.

- Giữ vững trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của một chuyên viên nói riêng và công chức nói chung theo nội dung đã được ban hành của pháp luật; không ngừng xây dựng, giữa vững kỷ luật bằng cách luôn tuân thủ pháp luật, kỷ cương hành chính của tổ chức.

- Nâng cao tinh thần tự giác và luôn làm tròn trách nhiệm của bản thân.

- Là người phải công tâm, kkhachs quan, liêm khiết, chính trực và gương mẫu trong mọi quá trình thực hiện công vụ và luôn phục vụ nhân dân theo đúng chuẩn mực.

- Sinh hoạt lành mạnh và thực hiện theo đúng tiêu chí: cần - kiệm - liêm - chính và chí công vô tư.

- Không ngừng nỗ lực học hỏi nâng cao tri thức và thươnthươngf xuyên rèn luyện, nâng caocao năng lực, phẩm chất.

+ Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên

Theo quy định Tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 11/2014/TT- BNV thì Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên gồm những nội dung sau đây:

a] Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

b] Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý;

c] Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

d] Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

đ] Am hiểu thực tiễn, kinh tế – xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước;

e] Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm [36 tháng]. Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm [60 tháng].

Theo đó để trở thành chuyên viên thì phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ như đã nêu ở trên cụ thể như nắm vững được các quy định của pháp luật; hiểu rõ các mục tiêu về đối tượng quản lý; có phương pháp nghiên cứu, tổng kết, đề xuất,…

+ Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Ngoài việc đáp ứng được các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ thì còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng theo quy định, cụ thể như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 11/2014/TT-BNV thì Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chuyên viên gồm những nội dung sau đây:

– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công;

– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

4. Chuyên viên có những nhiệm vụ gì ?

Theo quy định Tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BNV thì chuyên viên có những nhiệm vụ sau đây:

1] Xây dựng và đề xuất phương án về cơ chế quản lí một phần hoặc toàn bộ lĩnh vực nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên nhằm thể hiện sát với cơ sở, gồm các việc: xây dựng phương án kinh tế - xã hội, kế hoạch, quyết định cụ thể để triển khai công việc quản lí; xây dựng cơ chế, quy định cụ thể của từng nội dung quản lí theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế;

2] Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để các quyết định trên được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao;

3] Tổ chức xây dựng nền nếp quản lí [phương pháp thu thập thông tin, thống kê, chế độ và phương pháp kiểm tra hồ sơ, quản lí, lưu trữ tư liệu, số liệu] nhằm đảm bảo việc quản lí chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc quản lí thống nhất nghiệp vụ của ngành;

4] Chủ động tổ chức, phối hợp với công chức, đơn vị liên quan và hướng dân, giúp đỡ công chức nghiệp vụ cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với công việc liên đới:

5] Tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao theo dõi để nghiên cứu đề xuất cấp trên. Trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.

Đây là những nhiệm vụ mà chuyên viên cần thực hiện tùy theo từng vị trí công việc cũng như là chức danh của mình tại các cơ quan, đơn vị.

+ Để dự thi nâng ngạch chuyên viên chính cần phải có những văn bằng chứng chỉ sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính

- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề