Có bao nhiêu sân bay ở việt nam

Sân bay Việt Nam tới thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Bạn đã biết hết tất cả các sân bay Việt Nam? Sân bay quốc tế là sân bay nào? Sân bay nội địa là sân bay nào? Hàng không là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta khi tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ với mức GDP bình quân cực kỳ cao. Nhà nước cũng tập trung nhiều nguồn lực để phát triển hàng không, từ đó mở rộng thị trường du lịch và chào đón kỷ nguyên hội nhập.

Bài viết bên dưới đây Smartland sẽ chia sẻ về sân bay tại Việt Nam, đừng bỏ lỡ nếu bạn có sự yêu thích với ngành hàng không nước nhà nhé!

Có bao nhiêu loại sân bay Việt Nam?

Ngành hàng không ở nước ta đang ngày một phát triển, theo đó là sự ra đời và đi vào hoạt động, phục vụ người dân của một loạt các sân bay đời mới. Tuy nhiên, dựa vào mục đích hoạt động, sân bay Việt Nam vẫn được chia làm 2 dạng:

  • Sân bay dân dụng: loại hình này đáp ứng nhu cầu bay thông thường của người dân, hiện nước ta có 22 cảng hàng không với 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa. Đặc biệt, các sân bay dân dụng cũng dành ra khu vực riêng cho các hoạt động quân sự [khi cần]. Đây được gọi là hoạt động lưỡng dụng dân dụng – quân sự.
  • Sân bay quân sự: Những sân bay này chỉ phục vụ nhu cầu huấn luyện phòng không, không quân do Bộ quốc phòng quản lý. Hiện tại có khoảng 14 sân bay quân sự dạng này ở Việt Nam.

Sân bay Việt Nam

Danh sách sân bay Việt Nam

Sân bay quốc tế Việt Nam

Hiện tại Việt Nam đang có khoảng 12 sân bay quốc tế. Trong đó, trọng điểm nhất là 5 sân bay:

Sân bay Việt Nam: Sân bay quốc tế Nội Bài [HAN]

Sân bay Nội Bài là sân bay quan trọng và lớn nhất khu vực miền Bắc Việt Nam. Cảng hàng không Nội Bài nằm tại huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km. Sân bay bao gồm 2 nhà ga nội địa [T1] và nhà ga quốc tế [T2]. Nhà gà nội địa chuyên phục vụ cho các chuyến bay di chuyển trong nước, còn ga quốc tế dành riêng cho các khách hàng xuất ngoại hoặc nhập cảnh vào Việt Nam.

Từ sân bay Nội Bài, bạn có thể đến hầu hết các tỉnh thành trong cả nước [trừ Vân Đồn và Hải Phòng]. Cả 5 hãng hàng không nội địa: Vietjet Air, Pacific Airlines, Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines đều đang khai thác vận chuyển hành khách từ sân bay này.

Ngoài ra, cũng có khoảng 22 hãng hàng không quốc tế từ nhiều nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… cũng khai thác vận chuyển hành khách tại sân bay Nội Bài.

Công suất phục vụ của cảng hàng không Nội Bài là từ 16-25 triệu lượt khách/năm với cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại như: quầy hàng miễn thuế, khu sạc điện thoại, hộp ngủ, cây nước miễn phí… Tới năm 2019, sân bay đã đón hơn 29 triệu lượt khách và sân bay đang có kế hoạch nâng cấp, mở rộng để cải thiện tình trạng quá tải và gia tăng công suất.

Sân bay Nội Bài

Sân bay Việt Nam: Sân bay QT Tân Sơn Nhất [SGN]

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích dự án, công suất hoạt động cũng như lưu lượng hành khách. Vị trí tọa lạc của sân bay là đường Trường Sa, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM.

Với tổng diện tích 850ha, công suất nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất theo thiết kế là 28 triệu khách/năm. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2019, sân bay đã đón hơn 41 triệu lượt khách, vượt quá công suất tối đa. Do vậy, chính phủ đã đưa ra kế hoạch xây dựng thêm nhà ga hành khách để cải thiện tình trạng quá tải.

Hiện nay sân bay đang vận hành 2 nhà ga: quốc nội phục vụ chuyến bay trong nước và quốc tế phục vụ các chuyến bay nước ngoài. Tương tự như sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất cũng có 5 hãng hàng không nội địa khai thác. Ngoài ra, sân bay cũng có hơn 40 hãng quốc tế đang khai thái chuyến bay hai chiều đến Việt Nam.

Được trang bị đầy đủ thiết bị tiện nghi cùng hạ tầng hoàn thiện, cơ sở vật chất hiện đại, sân bay Tân Sơn Nhất có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, mua sắm… của hành khách.

\>> Xem thêm: Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất – Tất tần tật quy hoạch + tiến độ

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Sân bay Việt Nam: Sân bay Quốc tế Đà Nẵng [DAD]

Sân bay quốc tế Đà Nẵng rộng 842 ha nằm trên đường Duy Tân, phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu. Đây là sân bay có diện tích lớn thứ 3 tại Việt Nam.

Hiện tại, đang có 5 hãng nội địa và ít nhất 38 hãng quốc tế đang khai thác tại sân bay này. Theo thống kê, từ Đà Nẵng có 16 đường bay trong nước và 25 đường bay thẳng quốc tế… Tổng tần suất chuyến bay chạm mức 200 chuyến/ngày.

Sân bay được thiết kế với 3 nhà ga phục vụ hành khách bao gồm: ga quốc nội [T1], nhà ga quốc tế [T2] và nhà ga VIP. Trong đó, nhà ga quốc nội đạt công suất 15 triệu khách/năm, nhà ga quốc tế đạt 6 triệu khách/ năm và nhà ga VIP chỉ phục vụ cho các nguyên thủ quốc gia.

Tương tự như sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng được trang bị tối tân với nhiều dịch vụ. Nhờ đó, hành khách sẽ không cảm thấy nhàm chán khi đợi tới chuyến bay của mình.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng

Sân bay Việt Nam: Sân bay Quốc tế Vân Đồn [VDO]

Sân bay quốc tế Vân Đồn hoạt động từ năm 2018 được biết đến là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Cách thành phố Hạ Long 60km và sát bên cao tốc Vân Đồn – Móng Cái – Hạ Long, sân bay Quốc tế Vân Đồn sở hữu vị trí thuận lợi, tiềm năng phát triển dài hạn không chỉ ở trong nước mà còn cả quốc tế.

Sân bay Vân Đồn hiện nay đang tiếp nhận các chuyến bay nội địa từ Đà Nẵng và TP.HCM cùng với các chuyến quốc tế từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, sân bay Vân Đồn có công suất tiếp đón tới hơn 2 triệu khách/năm và sẽ tiếp tục nâng cấp trong tương lai.

Sân bay quốc tế Vân Đồn

Sân bay Việt Nam: Sân bay Quốc tế Phú Quốc [PQC]

Sân bay Phú Quốc là sân bay quốc tế thứ 3 tại miền Nam được xây dựng hiện đại và cao cấp. Tọa lạc tại xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc, tỉnh Kiêng Giang, sân bay Phú Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối du lịch, đưa đảo Phú Quốc trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch trọng điểm tại Việt Nam.

Nhà ga sân bay được xây dựng 2 tầng, trong đó tầng trệt là ga đến và tầng 1 là ga đi cả nội địa và quốc tế. Các khu vực chức năng tạo sự thoải mái và tiện nghi cho hành khách.

Đến thời điểm hiện tại, cảng hàng không Phú Quốc là nơi hoạt động của 5 hãng bay nội địa và 20 hãng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Hongkong.

Sân bay quốc tế Phú Quốc

Sân bay Việt Nam: Sân bay quốc tế Long Thành

Ngoài 5 sân bay nổi bật kể trên thì sắp tới Việt Nam cũng có thêm sân bay quốc tế Long Thành [Đồng Nai]. Dự án được nhiều người dân và báo chí săn đón vì sự hoành tráng và những lợi ích về mặt kinh tế mà nó đem lại. Sân bay này vẫn đang trong quá trình xây dựng để gấp rút đi vào hoạt động.

Sân bay Long Thành

STT Tên sân bay Mã [Ký hiệu] Tỉnh 1 Sân bay Quốc tế Nội Bài HAN Hà Nội 2 Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất SGN Hồ Chí Minh 3 Sân bay Quốc tế Đà Nẵng DAD Đà Nẵng 4 Sân bay Quốc tế Vân Đồn VDO Quảng Ninh 5 Sân bay Quốc tế Cát Bi HPH Hải Phòng 6 Sân bay Quốc tế Vinh VII Nghệ An 7 Sân bay Quốc tế Phú Bài HUI Huế 8 Sân bay Quốc tế Cam Ranh CXR Khánh Hòa 9 Sân bay Quốc tế Liên Khương DLI Lâm Đồng 10 Sân bay Quốc tế Phù Cát UIH Bình Định 11 Sân bay Quốc tế Cần Thơ VCA Cần Thơ 12 Sân bay Quốc tế Phú Quốc PQC Kiên Giang 13 Sân bay Quốc tế Long Thành

[đang xây dựng]

Đồng Nai

Sân bay nội địa Việt Nam

Sân bay nội địa Việt Nam có quy mô nhỏ hơn so với các sân bay quốc tế nói trên. Chủ yếu phục vụ cho nhu cầu di chuyển trong nước chứ không khai thác các tuyến bay quốc tế.

STT Tên sân bay Mã [Ký hiệu] Tỉnh 1 Sân bay Điện Biên Phủ DIN Điện Biên 2 Sân bay Thọ Xuân THD Thanh Hóa 3 Sân bay Đồng Hới VDH Quảng Bình 4 Sân bay Chu Lai VCL Quảng Nam 5 Sân bay Tuy Hòa TBB Phú Yên 6 Sân bay Pleiku PXU Gia Lai 7 Sân bay Buôn Mê Thuột BMV Đắk Lắk 8 Sân bay Rạch Giá VKG Kiên Giang 9 Sân bay Cà Mau CAH Cà Mau 10 Sân bay Côn Đảo VCS Bà Rịa – Vũng Tàu

Công suất hoạt động của 22 sân bay Việt Nam

Sân bay Quân sự Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam đang có 14 sân bay phục vụ cho mục đích quân sự. Những sân bay này không chỉ dùng để huấn luyện lực lượng phòng không không quân Việt Nam mà còn giữ trọng trách bảo vệ an ninh nước nhà khi xảy ra chiến.

STT Tên sân bay Tỉnh Mục đích sử dụng 1 Sân bay Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu Dịch vụ thăm dò, dầu khí 2 Sân bay Kép Bắc Giang Quân sự 3 Sân bay Phú Giáo Bình Dương Quân sự [dự trữ] 4 Sân bay Phước Bình Bình Phước Quân sự [dự trữ] 5 Sân bay Biên Hòa Đồng Nai Quân sự 6 Sân bay Nước Trong Đồng Nai Quân sự [dự trữ] 7 Sân bay Kiến An Hải Phòng Quân sự 8 Sân bay Hòa Lạc Hà Nội Quân sự 9 Sân bay Gia Lâm Hà Nội Quân sự 10 Sân bay Anh Sơn Nghệ An Quân sự [dự trữ] 11 Sân bay Thành Sơn Ninh Thuận Quân sự cấp 1 12 Sân bay Yên Bái Yên Bái Quân sự 13 Sân bay Trường Sa Khánh Hòa Quân sự 14 Sân bay Nước Mặn Đà Nẵng Quân sự

Sân bay quân sự Việt Nam

Hy vọng bài viết chia sẻ về sân bay Việt Nam của Smartland đã đem lại nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin về sân bay Việt Nam, vui lòng liên hệ Smartland theo hotline bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

Năm 2023 Việt Nam có bao nhiêu sân bay?

Hiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó có 10 sân bay quốc tế. Sân bay Liên Khương [tỉnh Lâm Đồng] theo quy hoạch sẽ được tiến hành nâng cấp và xây dựng trở thành cảng hàng không quốc tế trong tương lai.

Ở Việt Nam có bao nhiêu sân bay quốc tế?

Sân bay dân dụng: là các sân bay thông dụng của người dân, bao gồm 22 cảng hàng không, trong đó có 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa. Bên cạnh đó, các sân bay ở Việt Nam dân dụng cũng sở hữu các khu riêng phục vụ nhu cầu quân sự trong trường hợp cần thiết.

Việt Nam có bao nhiêu sân bay Nội Bài?

Hiện nay, có tất cả 22 sân bay tại Việt Nam: 15 sân bay nội địa, 7 sân bay quốc tế [bay thẳng ra nước ngoài, không qua nối chuyến]. Với mong muốn giúp bạn dễ dàng tra cứu hành trình khi đi máy bay, VietAIR xin gửi tới bạn danh sách các sân bay ở Việt Nam.

Sân bay lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Sân bay lớn nhất Việt Nam hiện nay là Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tọa lạc tại nội đô TP. HCM với tổng diện tích 1.500 ha và công suất phục vụ lên đến hơn 30 triệu lượt khách mỗi năm. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay lớn nhất Việt Nam.

Chủ Đề