Có nên cho bé ngủ chung với bố mẹ

Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ sơ sinh ngủ chung với bố mẹ chiếm đa số. Thậm chí, có nhiều trường hợp gia đình cho con ngủ cùng đến tận 6 - 9 tuổi. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu điều tra tại phương Tây, chỉ có khoảng 6% trẻ em ngủ chung cùng bố mẹ, Nhật Bản là 26%.

Có thể thấy, việc có nên cho trẻ sơ sinh ngủ chung giường với bố mẹ hay không là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Song, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ [CPSC] vẫn khuyến cáo bố mẹ không nên cho trẻ ngủ chung giường với người lớn. Họ cho rằng việc làm này sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị ngạt thở.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] cũng khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ ngủ chung phòng với mình thay vì ngủ chung giường.

Thực tế, trên thế giới không hiếm có những trường hợp trẻ sơ sinh tử vong vì bị ngạt thở do ngủ cùng cha mẹ. Tại Việt Nam cách đây 2 năm, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 [TP.HCM] cũng đã xảy ra một tai nạn hy hữu. Theo đó, một bé sơ sinh 1 tháng tuổi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngưng thở. Nguyên nhân vì người bố ngủ say nên gác tay lên mũi con mà không biết.

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh ngủ cùng giường bố mẹ [Ảnh minh họa: Internet]

Theo Bác sĩ Nguyễn Đức Thường, khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng ngủ chung với người lớn vì:

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên ngủ trong giường, cũi cạnh giường bố mẹ là giải pháp an toàn nhất. Nếu trẻ ngủ cùng cha mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS: Sudden infant dead syndrome], hội chứng này được chuẩn đoán khi một đứa trẻ khỏe mạnh tử vong mà không có dấu hiệu cảnh báo hay lý do rõ ràng. SIDS hiếm gặp nhưng nó vẫn có khả năng cao gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến hội chứng SIDS, bác sĩ Thường cho rằng, dù nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng có thể do chăn, nệm, thú nhồi bông,… che mũi hoặc miệng của trẻ, hoặc do giường ngủ quá kín và nóng làm tăng nguy cơ SIDS.

Có rất nhiều tình huống, nguy cơ có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi ngủ cùng với bố mẹ. Bố mẹ tuyệt đối không ngủ cùng trẻ trong những trường hợp sau:

- Bố hoặc mẹ hút thuốc lá.

- Trẻ sinh non hoặc không đủ cân nặng.

- Bố, mẹ uống rượu hoặc sử dụng thuốc điều trị, chất kích thích. Điều này có thể ảnh hưởng tới trí nhớ và làm bố mẹ quên rằng con nhỏ đang ngủ trên giường, bố mẹ ngủ say, ôm trẻ quá chặt khiến trẻ ngạt thở.

- Người mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, hay mơ sâu, có thể khiến bố mẹ ngủ say và không kiểm soát được hành vi của mình.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thường cho rằng tất cả các nguy cơ trên đều có thể được hạn chế bằng cách đặt trẻ nằm ở cũi, nôi riêng ở bên cạnh giường bố mẹ. Bố mẹ nên mua những chiếc nôi mở một bên có thể gắn vào giường mình để có thể gần trẻ và loại trừ khả năng đè lên trẻ khi ngủ.

- Đảm bảo giường, cũi của trẻ không có quá nhiều loại thú nhồi bông, đồ chơi, chăn đệm lộn xộn vì chúng có thể khiến trẻ dễ bị ngạt do không thể xoay đầu khi có vật đè trên mặt. Đầu và chân giường, cũi của trẻ không có kẽ hở có thể làm kẹt đầu trẻ.

- Bố trí phòng ngủ của trẻ thoáng khí. Không cho trẻ nằm trên gối hoặc để đầu của trẻ bị che phủ trong khi ngủ.

- Luôn cho trẻ nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ. Đặt trẻ ngủ trong tình trạng tay và chân được thoải mái, và tạo một khoảng rộng để trẻ có thể chuyển động xung quanh.

- Thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của trẻ trong đêm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Nhữ Trang

Có quá nhiều lợi ích khi bé được ngủ gần bố mẹ trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời. Tình cảm bố mẹ và bé yêu được vun đắp ngay từ sớm, bé dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn, mẹ đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, ngủ chung như thế nào để bé ngon giấc nhưng vẫn đảm bảo an toàn là điều bố mẹ cần lưu ý.

Nghiên cứu cho thấy qua theo dõi 16 trẻ sơ sinh cũng cho thấy, tim của những em bé ngủ một mình trong phòng riêng đập nhanh gấp 3 lần, đồng nghĩa với việc tim phải chịu sức ép cao gấp 3 lần so với bé được ngủ gần mẹ.

Vậy có nên cho bé ngủ chung giường?

Tuy có những tác động tích cực nhưng các chuyên gia nhi khuyến cáo không nên cho bé ngủ chung giường với bố mẹ. Khi bé ngủ giữa bố mẹ, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ khiến bé khó thở. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé luôn bất an, trằn trọc và quấy khóc nhiều.

Nguy hiểm hơn, tỉ lệ trẻ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS] khi ngủ cùng bố mẹ tăng gấp 5 lần so với bé được ngủ riêng, theo nghiên cứu được các nhà khoa học Anh tiến hành với 1.500 trường hợp trẻ sơ sinh. Trên thực tế, khoảng 70% ca đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra khi ngủ chung với bố mẹ.

Các chuyên gia khuyến cáo việc ngủ chung cũng có thể dẫn đến trường hợp bé bị đè nén hoặc bé vùi dưới chăn và tăng nguy cơ tử vong vì ngạt thở hoặc quá nóng. Tại Việt Nam cũng đã xảy ra trường hợp bé sơ sinh 1 tháng tuổi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngưng thở. Nguyên nhân vì bố ngủ say nên gác tay lên mũi con mà không biết.

Giải pháp để trẻ an toàn khi ngủ cùng bố mẹ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] khuyên các bố mẹ nên cho bé ngủ chung phòng vào ban đêm trong vòng một năm đầu tiên thay vì ngủ chung giường. Bố mẹ có thể cho bé nằm trong nôi, hoặc cũi với một tấm nệm chắc chắn, hoặc sử dụng đệm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh… mà không cần bất kỳ gối, khăn hay đồ chắn gì cả.

Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý luôn cho bé nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ đột tử bởi “đa số các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh liên quan giấc ngủ đều xảy ra khi trẻ nằm sấp”, Tiến sĩ Fern Hauck, nhà nghiên cứu nhi khoa tại Đại học Virginia ở Charlottesville cho biết.

Tuy vậy, rất khó để bắt bé giữ nguyên một tư thế khi bé nằm ngủ trong nôi, cũi. Bên cạnh đó, dù nằm ngửa là tư thế tốt nhất được các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo thì tư thế này vẫn tồn tại những hạn chế như tăng khả năng trẻ bị bẹp đầu, trớ, sặc.

Tốt nhất, bố mẹ nên sắm một chiếc đệm chuyên dụng làm từ nguyên liệu cao cấp dành cho trẻ sơ sinh để bé có thể nằm ngủ đúng tư thế an toàn, tránh được các rủi ro về sức khỏe cũng như thẩm mỹ.

Đệm ngủ đúng tư thế và chống trào ngược dạ dày COZA Baby Bed- sản phẩm đến từ Công ty sản xuất đệm nằm hàng đầu Hàn Quốc NINANO được yêu thích trong nhiều năm liền là gợi ý hữu ích cho bố mẹ. COZA được thiết kế thông minh với 3 phần dựa vào cấu trúc xương của trẻ giúp trẻ không bị cong vẹo xương sống, hạn chế tối đa tình trạng nôn trớ và trào ngược dạ dày.

Đệm ngủ COZA Baby Bed được làm từ COZYFOAM là chất liệu mới do NINANO phát triển độc quyền, chắc chắn, không bị biến dạng theo thời gian hay điều kiện môi trường, giảm tối đa tình trạng cong võng cột sống, hạn chế nguy cơ mắc chứng đột tử theo khuyến nghị của AAP. COZYFOAM khắc phục được các nhược điểm của cao su Latex và Memory Foam như dễ hư hỏng khi tiếp xúc lâu dài với hơi nóng, nặng, dễ bị ăn mòn…

COZY foam – khắc phục được các nhược điểm và phát huy tối đa các ưu điểm của Cao su Latex và Memory Foam, có màu sáng hơn và có thể giặt bằng nước

Lớp vải bọc đệm từ nguyên liệu 100% Cotton Organic không thành phần biến đổi gen, không sử dụng phân bón hóa học, không chứa Formaldehyde. Vải bọc đệm dễ dàng tháo rời và có thể giặt giúp cho không gian của bé yêu luôn sạch sẽ.

Có Coza, bố mẹ không còn lo lắng tình trạng bị nôn trớ do trào ngược nhờ thiết kế tạo góc nghiêng đặc biệt theo tiêu chuẩn khoa học nâng cao phần thân trên của bé. Đầu đệm được thiết kế lõm với độ dốc giúp bé hạn chế nguy cơ bẹp đầu dù nằm ngửa trong thời gian dài, tránh được các nguy cơ khó thở, trặc vẹo cột sống cổ.

Phần đầu có độ lõm nhẹ chống hiện tượng bẹp đầu ở bé

Đệm Coza Baby Bed – Được thiết kế góc nghiêng 15 độ hạn chế hiện tượng trào ngược

Kích thước của đệm ngủ Coza lớn hơn so với các dòng sản phẩm cùng tính năng giúp bé nằm thoải mái hơn và sử dụng được lâu hơn. Giá đỡ mông êm ái và chân đỡ với góc nghiêng 22 độ tránh bé bị tuột, không bị giật mình, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa cũng như hệ hô hấp của bé hoạt động tốt hơn.

Giá đỡ mông êm ái với góc 12 độ giúp bé ngủ ngon giấc hơn

Với Coza Baby Bed mẹ có thể đặt con ngủ trong cũi cạnh giường bố mẹ, trên giường riêng, hay trên thảm sàn lúc mẹ làm việc … bất cứ nơi đâu con cũng ngủ ngon, đúng tư thế, an toàn tuyệt đối.

Video liên quan

Chủ Đề