Có nên sắc thuốc bằng nồi áp suất

Như ta đã biết, thuốc cổ truyền có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Để trị bệnh mạn tính thường dùng các dạng thuốc hoàn, nang mềm, nang cứng… Để trị bệnh mang tính cấp tính hoặc một bệnh cụ thể nào đó, thường dùng dạng thuốc thang, đặc biệt loại thuốc sắc. Việc sắc thuốc cổ truyền đa phần tiến hành ở các gia đình người bệnh. Do vậy nhiều người cũng băn khoăn, không biết nên sử dụng loại dụng cụ  nào sắc thuốc sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Dưới đây xin giới thiệu các loại dụng cụ nên dùng và nên tránh khi sắc thuốc.

Những loại nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền:

- Dụng cụ có chất liệu sành: loại dụng cụ  này là rất tốt, vì bản thân chất liệu sành là từ đất đã được nung ở nhiệt độ cao. Do đó đã loại  được các nguyên tố vi lượng trong đất : Fe, Cu, Al… là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các vị thuốc  cổ truyền, làm giảm đi tác dụng của thuốc. Nhưng chúng có nhược điểm là thời gian đun để đạt tới độ sôi rất lâu, dễ nứt vỡ. Để tránh được các nhược điểm nói trên, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại ấm sành, cung cấp nhiệt từ điện năng, có bọc lớp bảo vệ bằng inox. Có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sắc thuốc.

- Loại dụng cụ có chất liệu là inox, vừa đảm bảo được hoạt chất trong thang thuốc không bị oxy hóa, vừa tránh được các nhược điểm dễ bị  nứt vỡ, đun lại nhanh sôi, tiết kiệm được nhiên liệu. Có thể dùng nồi, ấm inox; hoặc các dụng cụ có các bộ phận cung cấp nhiệt từ điện năng, có thể điều chỉnh nhiệt độ để sắc thuốc,  sẽ cho hiệu quả cao.

- Loại dụng cụ có chất liệu là thủy tinh chịu nhiệt, cũng thỏa mãn được các yêu cầu  tốt như dụng cụ inox, nói trên.

Những loại không nên dùng để sắc thuốc

- Loại  dụng cụ có chất liệu nhôm, có thể sử dụng được cho việc sắc thuốc, đun nhanh sôi, không bị nứt vỡ. Tuy nhiên với những thang thuốc  có các vị thuốc trong thành phần chứa các hợp chất flavonoid như hoa hòe, trắc bách diệp, trần bì… thì không nên dùng nồi nhôm.

- Những dụng cụ có chất liệu đồng, gang, không được dùng  để sắc thuốc cổ truyền. Vì dụng cụ bằng đồng sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất acid hữu cơ, hoặc các thành phần dễ bị ôxy hóa… hoặc với dụng cụ bằng gang sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất tanin, polyphenol, mà đa số các dược liệu đều có.

Tóm lại, khi sắc thuốc cổ truyền, cần chọn một loại dụng cụ thích hợp mới có hiệu quả cao trong điều trị.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh


Sắc như thế nào?

Cách sắc thuốc đông y tùy vào từng loại dược liệu cụ thể. Thông thường, nên ngâm dược liệu với nước sạch khoảng 30 phút trước khi sắc để làm mềm dược liệu, giúp hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về lượng nước để sắc, không nhất thiết lúc nào cũng “3 chén còn 1 phân”, cũng không tùy tiện cho nước quá nhiều hoặc quá ít.

Dụng cụ sắc thuốc

Ấm thuốc sắc là yếu tố quan trọng đầu tiên mà người sắc thuốc cần quan tâm. Có thể sử dụng ấm đất, ấm sành, nồi thép không gỉ, nồi áp suất, ấm sắc thuốc bằng điện.

Điều chỉnh lửa khi sắc

Khi bắt đầu sắc thường để lửa lớn [vũ hỏa], tuy nhiên cũng không nên lớn quá vì vừa tốn kém vừa làm nước sôi quá mau, mà một số hoạt chất trong dược liệu có bản chất là protein hoặc tinh bột khi gặp nhiệt độ cao đột ngột sẽ dễ bị đông cứng hoặc biến chất. Khi nước đã sôi thì vặn nhỏ lửa [văn hỏa], để nước sôi khoảng 10-15 phút rồi tắt lửa, để khoảng 10 phút nữa rồi chiết thuốc ra chén. Thời gian sắc cũng tùy thuộc vào công dụng của từng bài thuốc đông y, vấn đề này nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, tùy loại thuốc:

  • Với thuốc cần lấy khí để chữa bệnh ở biểu, thanh nhiệt: vặn xuống mức lửa vừa để nước thuốc sôi nhẹ khoảng 20 phút để giữ khí của thuốc và hòa chất thuốc. Chỉ sắc 1 lần.
  • Với thuốc cần lấy vị để chữa các bệnh hư tổn: vặn xuống mức lửa vừa nhỏ để sôi âm ỉ khoảng 60 phút để hòa tan chất thuốc và lấy vị. Điều chỉnh ngọn lửa để thuốc sôi nhưng không trào ra. Chắt lấy nước thuốc thứ nhất. Lại đổ nước vào ngập thuốc khoảng 1cm, tiếp tục sắc như trên, rồi lại chắt lấy nước thuốc thứ 2.

Sắc thuốc bằng nước gì?

Trước tiên nước đảm bảo phải sạch. Thường người ta dùng nước máy, nước giếng, nước mưa đã để lắng. Đối với các loại nước ngầm [nước giếng đóng hoặc giếng khoan], nhất thiết phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu. Không cần thiết phải dùng đến nước cất hoặc nước tinh khiết vì vừa lãng phí mà hiệu quả vẫn không thay đổi.

Đổ bao nhiêu nước?

Lượng nước chỉ nên đổ ngập mặt thuốc khoảng 2cm. Nếu dùng ấm thuốc có vòi, nên lấy giấy gói thuốc lót dưới mặt vung và nút vòi ấm để ngăn không cho thuốc sôi bồng lên tràn ra ngoài.

Cách cho dược liệu vào

Cách sắc thuốc đông y, cho dược liệu vào ấm theo thứ tự: các loại than rễ, củ to, cứng xuống dưới; các loại cành củ mềm, hạt, lá, hoa ở trên.

Nếu thuốc là khoáng vật thì nên đập vỡ nhỏ, sắc 10 - 15 phút rồi mới cho thuốc còn lại vào sắc tiếp. Thuốc có sạn, đất [hoàng thổ, rễ lau] hoặc thuốc lượng lớn [lô căn, mao căn, trúc nhự, hạ khô thảo] sắc trước, chắt lấy nước làm nước sắc. Với thuốc cho vào sau như thuốc phương hương [thơm, có tinh dầu], khi sắp sắc xong mới cho thuốc vào; bạc hà, sa nhân, đậu khấu, nhục quế thì 4 - 5 phút sau bắc ra mới cho vào. Thuốc quý như nhân sâm cần thái lát, chưng cách thủy cho nhừ, chắt lấy nước sâm hòa với nước thuốc uống, bã sâm có thể ăn. Các thuốc khác như a giao, quy giao, lộc giác giao… sau khi đã sắc xong, chắt nước thuốc, cho cao vào, giữ nhiệt để hòa tan cao vào thuốc. Riêng với thuốc bột như Hoạt thạch tán mịn, nên cho vào vải rồi sắc để tránh khi chắt nước thuốc bột ra theo và khi uống sẽ vướng ở họng.

>>Xem thêm: chữa bệnh cảm lạnh bằng đông y

Tuổi tác, môi trường, thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bạn và gia đình mỗi ngày. Trong cuộc sống hiện nay, việc đảm bảo cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cho cơ thể là rất khó. Vì vậy, một giải pháp an toàn và tiện lợi hơn chính là bổ sung thông qua thực phẩm dinh dưỡng. Kênh Sức Khoẻ gợi ý cho bạn iFitness.vn - Nhà cung cấp thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Uy Tín - Chính Hãng hàng đầu Việt Nam. Giúp bạn yên tâm lựa chọn các dòng sản phẩm chăm sóc sức khoẻ mỗi ngày.

Hãy Click truy cập ngay iFitness.vn - Chuyên thực phẩm bổ sung chính hãng Hoặc Click vào đây để được tư vấn sản phẩm dình dưỡng phù hợp với nhu cầu và sức khoẻ của bạn.

Hotline tư vấn miễn phí: [028] 399.75.999 hoặc [028] 399 77 777
Địa chỉ: 34 Hoa Hồng, P2, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM

Nhiều bạn đăng thắc mắc liệu sắc thuốc bắc bằng nồi cơm điện có được không bởi họ muốn tiết kiệm sử dụng luôn nồi cơm điện khi chỉ sử dụng mấy thang thuốc thôi. Bạn có từng nghĩ việc sử dụng nồi cơm điện sẽ dẫn đến nhiều vấn đề không tốt không. Tại sao bạn không nên sử dụng nồi cơm điện để sắc thuốc.

+ Một số loại thuốc bắc khi sử dụng các dụng cụ sắc thuốc bằng kim loại để tránh được sự phân hủy của các hoạt chất, đặc biệt là tannin [chất chát] thường có trong cây cỏ. Đôi khi các kim loại còn có thể phối hợp với các thành phần trong dược liệu tạo thành các chất gây độc cho cơ thể. Ví dụ như dùng ấm nhôm để sắc thuốc, nếu thang thuốc có các vị chua như : Ngũ vị tử, Sơn tra … nồng độ nhôm trong thuốc sắc rất cao có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc giữ nhiệt cũng không được đảm bảo làm cho thuốc nhanh nguội hoặc chưa ra hết các chất. Một số tinh dầu có thể bị bay hơi ở nhiệt độ cao nên nếu không sử dụng ấm chuyên dụng thì rất khó có thể giữ được tác dụng của thuốc.

Bạn có thể sử dụng Ấm sắc thuốc bằng sành, thủy tinh,... tuy nhiên sắc thuốc bằng ấm đất và ấm sành là tốt nhất. Siêu đất phải được làm từ hỗn hợp đất sét, cao-lanh..., nung ở nhiệt độ khoảng 1.0000C. Thành phần chính là các muối silicat có độ bền hóa học cao nên gần như là một chất trơ, không ảnh hưởng đến tính vị của các vị thuốc trong quá trình sắc.


Ngày nay, thấy được nhu cầu cao từ người tiêu dùng, nhiều hãng cả trong nước lẫn nước ngoài đã sản xuất và phân phối ấm sắc thuốc tự động bằng điện. Tuy nhiên, những sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn mua nhiều nhất phải kể đến ấm sắc thuốc Trường Thọ , ấm sắc thuốc Kosiro.

Đây là mẫu hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam chất lượng tốt và nhất là giá cả phải chăng, phù hợp với thu nhập của người dân nước ta. Những loại ấm này được làm từ chất liệu gốm, nung ở nhiệt độ 1300 độ hoàn toàn khử hết chì trong đất. Men phủ ấm hoàn toàn là hoàn toàn là men tự nhiên, nguồn gốc sứ hoàn toàn được làm từ làng gốm Bát Tràng nổi tiếng. Ngoài ra, sản phẩm còn trang bị đồng hồ định thời gian tự động ngắt khi còn lại khoảng 1 bát nước hay có thể giữ ấm thuốc ở nhiệt độ 70 độ, nên rất chủ động cho việc sắc thuốc

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề