Có nghị định nào thay thế nghị định 158 chưa năm 2024

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, như sau:

Ngày 12/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

1. Sửa đổi cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản

Theo đó, Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 47 Nghị định 158/2016/NĐ-CP về cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản như sau:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định như sau:

- Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường] là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản;

Hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình, bao gồm cả:

+ Hồ sơ đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch;

+ Hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trước đây tại Điều 47 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản gồm:

- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là cơ quan tiếp nhận hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản;

Hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình, bao gồm cả hồ sơ đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch;

Hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Sửa đổi hình thức trả kết quả hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản

Theo đó, hình thức trả kết quả hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 158/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 22/2023/NĐ-CP như sau:

- Đối với hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, bao gồm cả hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình, hồ sơ đăng ký khối lượng cát thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch được thực hiện:

Trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;

- Đối với hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Xem thêm Nghị định 22/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/5/2023.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản, Chính phủ đã ban hành 12 Nghị định quy định chi tiết thi hành và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

Hệ thống văn bản pháp luật về địa chất, khoáng sản cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, qua quá trình Tổng kết thi hành Luật Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy một số yêu cầu mới về pháp lý và thực tiễn cần thiết phải sửa đổi, bổ sung ngay các Nghị định này.

Các Nghị định được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi gồm:

1- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

2- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

3- Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

4- Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;

5- Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;

6- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, dự thảo đề xuất các quy định mới nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của các Nghị định nêu trên; tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục các bất cập nhằm quản lý thống nhất lĩnh vực địa chất, khoáng sản; quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản.

Các quy định được đề xuất đảm bảo phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. Bên cạnh đó, phù hợp với thực tiễn, tập trung sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến những vấn đề cấp bách, cần sửa đổi, bổ sung ngay; khắc phục những tồn tại, hạn chế mà các cơ quan, người dân, doanh nghiệp đang mắc phải. Đồng thời, bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các Luật có liên quan đến lĩnh vực địa chất, khoáng sản.

Chủ Đề