Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngày 02 tháng 12 năm 2019, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 25/2019/TT-NHNN sửa đổi thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam [“Thông tư 25”]. Theo đó, Thông tư 25 có hiệu lực kể từ ngày 17/01/2020 với những điểm mới như sau:

1. Thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép

Thông tư 25/2019/TT-NHNN đã có quy định thay đổi phạm vi thẩm quyền cấp Giấy phép của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và mở rộng thêm thẩm quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể:

a. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định:

[i] Cấp Giấy phép đối với ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
[ii] Cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép đối với ngân hàng thương mại, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

b. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định:

[i] Cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố, trừ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; [ii] Cấp Giấy phép, sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với văn phòng đại diện.

Như vậy, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp phép đối với Giấy phép của văn phòng đại diện, điều này dẫn đến trình tự thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cũng thay đổi theo. Từ ngày 17/01/2020, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện lên Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thay vì nộp trực tiếp lên Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 40/2011/TT-NHNN.

Ảnh minh họa [Nguồn Internet]

Theo đó, quy định thẩm quyền của Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm :

- Cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố, trừ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2011/TT-NHNN;

- Cấp Giấy phép, sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với văn phòng đại diện.

[Hiện hành, chỉ quy định thẩm quyền cấp giấy phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước].

Đồng thời, cũng sửa đổi trình tự và thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện như sau:

- Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 13, Điều 18 Thông tư 40/2011/TT-NHNN và nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi tắt là NHNN chi nhánh] nơi văn phòng đại diện dự kiến đặt trụ sở.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, NHNN chi nhánh có văn bản gửi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài có hoạt động ngân hàng xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, NHNN chi nhánh có văn bản gửi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng yêu cầu bổ sung hồ sơ.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN chi nhánh tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, NHNN chi nhánh có văn bản trả lời tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

Theo quy định hiện hành, chủ thể tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và tiến hành cấp Giấy phép là NHNN.

Thông tư 25/2019/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/01/2020 và bãi bỏ điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 17/2017/TT-NHNN; bãi bỏ khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN.

Tường Vy

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:01/03/2018

 Ngân hàng thương mại  Giấy phép thành lập

Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Cường. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!

Quang Cường [quangcuong*****@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại thì thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại được quy định cụ thể như sau:

    - Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng.

    - Ngân hàng Nhà nước có quyền từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng nếu tổ chức, cá nhân xin cấp phép không đáp ứng các quy định tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP.

    Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2009/NĐ-CP thì điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại được quy định cụ thể như sau:

    - Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định cụ thể tại Nghị định này và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

    - Đối với ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: ngoài các điều kiện nêu trên, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

    Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP.

    Trân trọng!


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Hiện nay có rất nhiều các tổ chức tín dụng khác nhau được thành lập với mục đích mang lại lợi nhuận về các mặt như kinh tế, chính trị, xã hội cho cá nhân và doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề thanh toán và huy động vốn đầy đủ và kịp thời với một chi phí bỏ ra rất thấp và không quá lớn. Như vậy, điều kiện thành lập tổ chức tín dụng là gì? Thủ tục thành lập tổ chức này ra sao? Cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền thành lập tổ chức tín dụng.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Tổ chức tín dụng được biết đến là việc một doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

1. Điều kiện thành lập tổ chức tín dụng 

Theo quy định Tại khoản 1 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Điều kiện để thành lập tổ chức tín dụng bao gồm:

– Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Chi tiết về mức vốn pháp định của từng loại hình tổ chức tín dụng được quy định tại danh mục đính kèm Nghị định 86/2019/NĐ-CP.

– Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn. Điều kiện của cổ đông sáng lập là cá nhân được quy định tại điều 9 Thông tư 40/2011/TT-NHNN. Đồng thời tổ chức tín dụng phải có tối thiểu  02 cổ đông là tổ chức.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

Xem thêm: Phí suất tín dụng là gì? Công thức xác định phí suất tín dụng

– Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng 2010;

– Có Điều lệ phù hợp với quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan về doanh nghiệp

– Có Đề án thành lập và phương án kinh doanh khả thi, và các đề án này không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng liên doanh hoặc tổ chức tín dụng có 100% vốn nước ngoài thì bên cạnh các điều kiện trên còn phải đáp ứng những điều kiện sau:

– Tổ chức tín dụng nước ngoài được  Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

– Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là những hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đó đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

– Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh và đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản và phải tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

– Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết về việc hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành và các hoạt động cho tổ chức tín dụng liên doanh hoặc tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;

Xem thêm: Moody’s là gì? Các mức xếp hạng tín dụng của Moody’s.

– Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sau khi đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, thực hiện việc trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

Do đặc thù của ngành tài chính – ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới nên kinh tế và các ngành khác trong nền kinh tế nên điều kiện hoạt động đối với các tổ chức trong ngành này được pháp luật quy định rất chặt chẽ.

2. Trình tự thủ tục thành lập tổ chức tín dụng

Theo quy định tại Chương II Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về trình tự một tổ chức tín dụng được đưa vào hoạt động như sau:

Bước 1. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động các tổ chức tín dụng

– Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi cho ngân hàng nhà nước.

– Ngân hàng kiểm tra, kiểm soát hết sức chặt chẽ để xem xét có đủ điều kiện để cáp giấy phép không.

– Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép. Đối với văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thì thời gian này là 60 ngày.

– Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước [Sở Giao dịch] trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.

Xem thêm: Điều kiện và các hình thức tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng

 Bước 2. Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động [Điều 24 Luật các tổ chức tín dụng 2010]

Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Công bố thông tin hoạt động [ Điều 25 Luật các tổ chức tín dụng 2010]

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

+ Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;

+ Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

+ Người đại diện theo quy định của pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc [Giám đốc] của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài và các tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

Xem thêm: Đặc điểm và quy định về các loại mô hình tổ chức tín dụng

+ Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;

+ Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

– Công bố thông tin ít nhất 30 ngày trước ngày hoạt động.

Bước 4. Khai trương hoạt động.[ Điều 26 Luật các tổ chức tín dụng 2010]

-Các tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi muốn được tiến hành hoạt động thì phải thực hiện khai trương thì tổ chức mới được hoạt động sau ngày khai trương hoạt động. Để khai trương hoạt động, thì tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ và vốn được cấp hoặc khi có kho tiền đáp ứng các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đặc biệt phải có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;

+ Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;

+ Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc], các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;

+ Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa và không được hưởng lãi mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ và vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;

+ Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25 của Luật các tổ chức tín dụng.

+ Các tổ chức tín dụng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép. Trước ngày dự kiến khai trương hoạt động ít nhất 15 ngày, các tổ chức tín dụng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về các điều kiện khai trương hoạt động. Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 26.

– Khai trương hoạt động trong 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép, sẽ bị thu hồi nếu không làm hoạt động này.

3. Thẩm quyền thành lập Tổ chức tín dụng:

Khi doanh nghiệp muốn thành lập tổ chức tín dụng thì cần được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Bởi vì theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập tổ chức là do Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp.

“Điều 18. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép

Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này.”

Như vậy, Khi Doanh nghiệp muốn thành lập tổ chức tín dụng thì cần nộp hồ sơ theo đúng trình tự quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 đến Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngoài ra để được cấp Giấy phép hoạt động tổ chức tín dụng thì Doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định theo pháp luật hiện hành như: có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định, có Điều lệ phù hợp với quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan về doanh nghiệp,…

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề