Cơm để tủ lạnh được bao lâu

Hầu như gia đình nào cũng gặp tình trạng nấu cơm thừa và không ăn hết. Để không lãng phí bạn sẽ giữ cơm lại để tận dụng cho bữa ăn sau. Tuy nhiên bảo quản như thế nào cho đúng? Những mẹo dưới đây sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng, đồng thời giúp cơm nguội luôn an toàn, thơm ngon.

Cơm nguội cần biết cách bảo quản và hâm lại đúng cách

Vì sao phải bảo quản cơm nguội đúng cách

Ăn cơm nguội có độc hại không? Thực tế việc hâm nóng rồi sử dụng lại cơm nguội hoàn toàn không có vấn đề gì. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ cách bạn bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên. Nếu bảo quản không tốt có thể gây hại cho cơ thể, ngược lại bảo quản tốt, bạn hoàn toàn có thể tận dụng cho bữa ăn.

Trong gạo có chứa bào tử [ loại tế bào có khả năng tái sản xuất nhanh] có tên là Bacillus cereus. Chúng vẫn sống khi gạo được nấu chín thành cơm. Khi cơm để trong nhiệt độ phòng trong thời gian quá lâu, là điều kiện để các bào tử này phát triển thành vi khuẩn, nhân lên và sản sinh chất độc, gây ra chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Do đó bạn cần phải có phương pháp bảo quản cơm đúng cách ngay khi không sử dụng hết.

Cơm để lâu, bào tử Bacillus cereus có sẵn trong cơm sẽ phát triễn thành vi khuẩn có hại

Bảo quản cơm thừa như thế nào là đúng cách?

  1. Phần cơm thừa cần làm lạnh càng nhanh càng tốt. Các chuyên gia khuyến cáo thời gian để cơm ở nhiệt độ phòng chỉ trong vòng 1 giờ là lý tưởng. Thời gian bảo quản cũng không nên quá 24 giờ. Sau thời gian đó, cơm cũng không còn giữ được chất lượng như ban đầu.
  2. Bạn nên cho cơm vào hộp kín để bỏ vào tủ lạnh, tránh tình trạng cơm bị rút nước, trở nên quá khô. 
  3. Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể để cơm ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên không nên đậy nắp. Bạn có thể lấy rồi cơm ra, rồi lấy rổ hoặc dụng cụ có các lỗ nhỏ để đậy cơm. Đậy nắp chặt khiến cơm bị hấp hơi nước sẽ dễ dàng bị thiu hơn. Nếu để ở nhiệt độ phòng, bạn không nên để quá 5 tiếng và cần phải hâm nóng lại trước khi ăn.

bảo quản cơm trong tủ lạnh

Hâm lại cơm đúng cách?

  • Sử dụng nồi cơm điện: Bạn giằm tơi cơm ra, cho vào nồi và cho thêm ít nước. Nếu bạn muốn cơm sốt dẻo gần như cơm vừa nấu chín, có thể rưới nước đủ làm ướt dưới đáy nồi và rưới một chút lên trên bề mặt cơm. Hơi nước tỏa ra sẽ giúp cơm chín mềm và thơm ngon trở lại.
  • Sử dụng lò vi sóng: Cho ít nước vào cơm, đảo đều rồi đặt vào lò vi sóng. Quay trong khoảng 3-5 phút là bạn đã có chén cơm thơm dẻo và nóng hổi.
  • Bạn cũng có thể đánh tơi cơm và chiên với các loại rau củ theo ý thích, đây cũng là một cách đổi bữa rất thú vị.

Cơm chiên hấp dẫn từ cơm nguội

tham khảo thêm:

Lời kết

Trên đây là mẹo bảo quản cơm nguội đúng cách, đảm bảo sức khỏe. Dù đã được tính toán kỹ thì không ít lần cơm sẽ bị thừa trong các bữa ăn. Vì vậy bạn nên áp dụng mẹo trên để bảo quản, giúp an toàn sức khỏe và tránh lãng phí nhé!

Thứ tư, 11/12/2019 11:29

Khi nói đến ngộ độc thực phẩm, hầu hết chúng ta đều biết sự nguy hiểm của thịt gà, hải sản sống mà để ngoài tủ lạnh quá lâu. Nhưng bạn có biết rằng cơm không được bảo quản đúng cách cũng khiến bạn gặp vấn đề về sức khỏe.

Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm từ cơm nếu không bảo quan trong tủ lạnh sau khi nấu. Thứ khiến bạn đổ bệnh chính là vi khuẩn Bacillus cereus, theo nhà vi trùng học thực phẩm Cathy Moir đến từ CSIRO. Những vi khuẩn này tạo ra độc tố khiến bạn bị nôn mửa nhẹ sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn. Đôi khi bạn chỉ cần 30 phút là đã nhiễm bệnh. Bacillus cereus thường được tìm thấy trong đất, đôi khi có trong thực phật được trồng gần mặt đất  chẳng hạn như lúa gạo, các loại đậu, ngũ cốc, gia vị...

Nếu thực phẩm được nấu chín và xử lý chính xác thì Bacillus cereus không phải là vấn đề. Vấn đề là trong điều kiện khô ráo, chẳng hạn như những thứ được tìm thấy trong bao gạo hoặc hộp đựng gia vị, Bacillus cereus vẫn tồn tại dưới dạng bào tử.

Nấu nướng không đủ tiêu diệt bào tử hoặc độc tố

Các bào tử không hoạt động cho đến khi bạn cho nước vào khiến chúng nảy mầm và phát triển. Không may, quá trình nấu nướng không giết chết được những bào tử hoặc độc tố chịu nhiệt mà vi khuẩn tạo ra.

Khi nấu cơm, vi khuẩn Bacillus cereus sinh trưởng và phát triển trong môi trường ẩm ướt, ấm áp, đặc biệt là khi các vi khuẩn khác có thể hiện diện lúc đầu đã bị giết chết bằng cách nấu. Vì vậy, nếu bạn không ăn cơm ngay sau khi nấu xong, bạn cần cất vào trong tủ lạnh, tốt nhất là trong vòng 1-4 giờ sau khi nấu. Tủ lạnh không tiêu diệt vi khuẩn nhưng sẽ làm chậm sự phát triển của chúng. Vì lý do này, bất cứ chỗ cơm thừa nào để trong tủ lạnh sau 5 ngày cần bỏ đi. Nếu để lâu hơn, bạn có nguy cơ lãnh đủ các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Cơm nguội khi không được bảo quản đúng cách sẽ khiến bạn bị bệnh. Ảnh: ABC.net.au

Bà Moir nói rằng ngộ độc thực phẩm do cơm đã ít xảy ra hơn so với những năm 1970. Thời đó, cơm rang là thủ phạm phổ biến. "Các nhà hàng nấu cơm trắng vào một ngày, sau đó họ để cơm qua đêm để chiên vào ngày hôm sau. Vì vậy, cơm nguội đã được một ngày và bào tử Bacillus đã nảy mầm, phát triển, tạo ra độc tố. Khi rang cơm, độc tố không bị phá hủy. Sau đó khách ăn cơm và bị ngộ độc. Vì vậy, đã có nhiều vụ dịch bùng nổ".

Các cơ quan y tế đã xác định được nguyên nhân, phổ biến kiến thức cho các nhà hàng nên tỷ lệ ngộ độc thực phẩm loại này đã giảm nhanh chóng. Cách tốt nhất để tránh ngộ độc thực phẩm từ Bacillus cereus và những loại vi khuẩn khác luôn là nấu nướng và bảo quản thực phẩm một cách an toàn.

Nếu bạn đang nấu cơm và không ăn ngay, bà Moir khuyên bạn nên chờ đến khi cơm không còn bốc hơi, sau đó cho vào hộp đựng và cất trogn tủ lạnh. Việc này giúp cơm tránh xa vùng nhiệt nguy hiểm đối với thực phẩm [5-60 độ C] càng sớm càng tốt.

Cơm sẽ nguội nhanh hơn khi bạn bỏ vào các khay có độ sâu dưới 10cm, nhưng bạn không được bỏ cơm vào hộp chứa cho tới khi nó nguội hẳn.

Để giảm thiểu tác động của cơm nóng đối với nhiệt độ bên trong tủ lạnh, hãy đặt những viên nước đá lên trên các hộp chứa trong khi cơm nguội đi.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nhưng với guồng công việc và cuộc sống hối hả thì hầu hết mọi người đều không có đủ thời gian để chuẩn bị bữa ăn sáng thật chất lượng cho cả nhà. Chính vì thế, nhiều gia đình chọn giải pháp nấu cơm vào buổi tối hôm trước và trữ lại để hấp hoặc chiên vào buổi sáng hôm sau. Đây là một giải pháp tiết kiệm thời gian tuy nhiên cần phải bảo quản cơm nguội đúng cách để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và an toàn cho cả nhà đấy nhé!

1. Vì sao cần bảo quản cơm nguội đúng cách?

Trong gạo có một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng bào tử - một cách “ngủ đông” – để tự bảo vệ. Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa nấu chín dưới 6 tiếng thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp bảo quản cơm thích hợp, các vi khuẩn có trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, cơm là một dạng tinh bột và khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên [hâm nóng hoặc hấp hoặc chiên lại nhiều lần] sẽ biến thành dạng bột hồ - như keo dán thủ công, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”. Bạn sẽ thấy cơm nguội có xu hướng dẻo hơn, mềm hơn sau khi hâm nhưng thật ra, khi ăn vào thì phần cơm đã bị “hồ hóa” này sẽ đóng cứng lại và khó tiêu hơn bình thường rất nhiều.

2. Vậy bảo quản cơm nguội như thế nào cho an toàn?

Tốt nhất, bạn nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.

Nếu nhà bạn nấu cơm bằng nồi cơm điện thì đừng quên sử dụng chế độ “giữ nhiệt” [ký hiệu là “warm” hoặc “hâm”] – giúp duy trì nhiệt độ trong nồi luôn ở mức 60 độ C để ngăn chặn vi khuẩn Bacillus cereus phát triển trở lại cũng như không để xảy ra tình trạng hồ hóa tinh bột.

Nếu đã lấy cơm ra ngoài nồi cơm điện thì bạn nên dùng hết trong vòng 5 tiếng. Còn nếu muốn bảo quản cơm cho ngày hôm sau, bạn hãy áp dụng cách sau:

- Sau khi cơm chín, bạn hãy đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát để nguội, không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm. Lưu ý: nên dùng rổ thưa thay vì dùng nắp đậy kín nồi cơm nóng vì sẽ khiến cơm nhanh bị thiêu do hấp hơi nước.

- Khi cơm đã nguội, bạn cho cơm vào hộp kín và đặt vào ngăn mát tủ lạnh.

- Sáng hôm sau, bạn chỉ cần lấy hộp cơm ra hâm lại với lò vi sóng hoặc hấp lại là có thể sử dụng được ngay.

Lưu ý, cơm đã để bên ngoài trên 6 tiếng hoặc bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 tiếng thì không nên sử dụng. Bạn cũng cần nhớ rằng: không nên hâm, chiên hoặc làm nóng cơm quá 2 lần nếu không cơm sẽ bị hồ hóa và mất chất dinh dưỡng.

3. Gợi ý cho bữa sáng nhanh gọn mà ngon khỏe và dinh dưỡng từ Nestlé

Bữa ăn sáng chính là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất quan trọng nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi vừa thức dậy, hệ tiêu hóa của bạn vẫn chưa sẵn sàng để tiêu hóa và hấp thụ một lượng lớn thức ăn để nhận đủ nguồn năng lượng và dinh dưỡng mà cơ thể cần. Chính vì thế, một bữa sáng nhanh gọn dễ tiêu hóa, tiết kiệm thời gian chế biến nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng và ngon khỏe là điều cần thiết.

Các sản phẩm dinh dưỡng dành cho bữa sáng từ Nestlé được chế biến từ ngũ cốc nguyên cám như KOKO KRUNCH, HONEY STARS…dành cho bé hay Fitness và NESVITA dành cho mẹ đều đáp ứng hoàn hảo các nhu cầu đó. Nguồn dinh dưỡng dồi dào với vitamin và khoáng chất cùng chất xơ từ các sản phẩm này sẽ giúp bạn có ngay một bữa sáng ngon khỏe, dễ tiêu hóa cho cả gia đình chỉ trong 5 phút chuẩn bị. Bên cạnh đó, bạn cũng không còn phải lo lắng về vấn đề “nặng bụng” hoặc quá no vì chỉ với một lượng vừa đủ, chẳng hạn như với chỉ 30 gram KOKO KRUNCH và 125ml sữa tươi là bạn đã có bữa sáng ngon khỏe và đầy năng lượng cho bé nhà mình.

Nguồn: Gia Đình Nestlé tổng hợp

Ảnh: Tiny Pic

Video liên quan

Chủ Đề