Hợp chất hcn có nhiều ở đâu

Các triệu chứng ngộ độc CO có xu hướng tương quan tốt với nồng độ đỉnh của carboxyhemoglobin trong máu của bệnh nhân. Nhiều triệu chứng không đặc hiệu.

  • Nhức đầu và buồn nôn có thể bắt đầu xuất hiện khi nồng độ từ 10 đến 20%.

  • Nồng độ > 20% thường gây cảm giác hơi chóng mặt, mệt mỏi thông thường, khó tập trung và giảm khả năng đánh giá.

  • Nồng độ cao hơn có thể gây ngất xỉu, co giật và sững sờ.

Tụt huyết áp, hôn mê, suy hô hấp và tử vong có thể xảy ra, thường khi nồng độ > 60%.

Bệnh nhân cũng có thể có nhiều triệu chứng khác, bao gồm giảm thị lực, đau ụng, thiếu hụt thần kinh khu trú. Nếu ngộ độc trầm trọng, các triệu chứng và dấu hiệu thần kinh tâm thần có thể phát triển từ vài ngày đến vài tuần sau khi phơi nhiễm và trở nên vĩnh viễn. Vì ngộ độc CO thường gây ra do hoả hoạn tại nhà, bệnh nhân có thể có các tổn thương đường hô hấp kèm theo [xem Hít phải Khói hít phải khói thuốc ], có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp.

Sắn là một loại lương thực phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn và miền núi nước ta. Tuy nhiên, trong sắn có chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng, thậm chí có thể tử vong. Do đó, người dân cần phải có kiến thức để lựa chọn sơ chế loại bỏ chất độc trong sắn trước khi ăn.

Sắn hay còn được gọi là khoai mì là loại lương thực phổ biến thường gặp ở vùng nông thôn và miền núi nước ta. Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Sau đó được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Hiện nay sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người dân, là nguồn thu nhập kinh tế của nhiều hộ gia đình.

Sắn được sử dụng chủ yếu là dạng củ và lá tươi làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm công nghiệp và chế biến thành thức ăn như luộc, hấp, nướng. Củ sắn tươi có tỉ lệ tinh bột từ 16 đến 32%, chất khô từ 38 đến 40%, ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Lá sắn trong nguyên liệu khô chứa đường, tinh bột, protein, chất béo, chất xơ,... Đặc biệt chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các axit amin cần thiết giàu lysin.

Tuy nhiên, trong củ sắn và lá sắn có chứa một lượng acid cyanhydric. Đây là một chất độc chứa nhiều nhất ở vỏ sắn, ruột sắn phần xơ và hai đầu củ sắn, có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Bất kỳ loại sắn nào cũng có chứa acid cyanhydric với hàm lượng trung bình từ 3mg% đến 5 mg%. Sắn càng đắng thì lượng acid cyanhydric càng cao, thậm chí có thể lên tới 10-15 mg%.

Sắn có chứa loại độc tố có thể gây ngộ độc nặng nếu không được chế biến và sử dụng đúng cách

Trong sắn có chứa một loại heteroizit khi trong nước hay men tiêu hóa sẽ bị thủy phân thành acid cyanhydric, glucose và aceton, vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Acid này sẽ gây ức chế hoạt động của men hô hấp, đặc biệt là enzym cytocrom oxydase, enzym đỏ Warburg làm cho các tổ chức không sử dụng được oxy. Vì vậy, nếu không chế biến đúng cách khi ăn sắn có thể gây ra ngộ độc. Triệu chứng ngộ độc sắn có thể cấp tính hoặc nhẹ tùy thuộc vào lượng sắn hấp thụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, nôn, tiêu chảy,...
  • Rối loạn thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu,... Trường hợp nặng có thể gây co cứng, co giật, giãn đồng tử và thậm chí là hôn mê.
  • Rối loạn hô hấp: Tình trạng ngạt thở, xanh tím người, suy hô hấp gây tử vong.

Tuy nhiên, đặc tính của loại chất độc có ở trong sắn rất dễ bay hơi, chúng hòa tan dễ dàng trong nước lạnh cũng như nước nóng. Khi bị oxy hóa hoặc kết hợp với chất đường kính thì sẽ được chuyển thành chất không độc. Dựa vào đặc tính này của sắn, nếu biết cách chế biến phù hợp thì hàm lượng chất độc sẽ bị loại bỏ một phần khá lớn. Sắn sau khi được bóc sạch vỏ, ngâm với nước một thời gian, luộc chín và để nguội thì hàm lượng độc chất giảm xuống chỉ còn 30% so với ban đầu. Hàm lượng chất độc sẽ giảm xuống còn rất ít và không đủ khả năng gây độc cho người ăn khi chế biến dưới dạng cắt thành lát phơi khô, chế biến thành bột sắn, sắn dây,...

Heterozit trong sắn khi ở trong nước sẽ tạo thành acid cyanhydric - một loại acid có thể gây ức chế hoạt động của men hô hấp

Để phòng tránh những trường hợp bị ngộ độc sắn, đặc biệt là đối với trẻ em, mọi người cần phải thực hiện tốt các biện pháp như không nên ăn nhiều sắn vào lúc bụng đói, không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn. Khi ăn, nếu thấy sắn có vị đắng thì nên bỏ đi. Tốt nhất nên ăn sắn cùng với đường ngọt hoặc với khoai lang để trung hòa độc tố.

Tóm lại, sắn là một trong những thực phẩm quan trọng và quen thuộc ở vùng nông thôn, trung du và miền núi. Sắn cũng đồng thời là nguồn phát triển kinh tế của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, trong sắn có chứa một loại heteroizit khi trong nước hay men tiêu hóa sẽ bị thủy phân thành acid cyanhydric, glucose và aceton, vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Acid này sẽ gây ức chế hoạt động của men hô hấp đặc biệt là enzym cytocrom oxydase, enzym đỏ Warburg làm cho các tổ chức không sử dụng được oxy. Sắn có thể gây ngộ độc và trong đó có những trường hợp tử vong không cứu chữa được kịp thời. Vì vậy, để tránh bị ngộ độc sắn cần chế biến đúng cách và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

  • Triệu chứng say sắn, ngộ độc sắn
  • Cảnh giác ngộ độc sắn
  • Ăn sắn có béo không?

1. Khoai tây:

   Trong khoai tây có chứa chất diệt trùng và chống nấm thiên nhiên tên là solanine và chaconine. Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine trong củ khoai tây rất ít, trong 100gr khoai mới có 10mg nên không gây ngộ độc.

   Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng chất này sẽ tăng cao, đủ khả năng gây ngộ độc cho con người nếu ăn phải. Nếu ăn hàm lượng ít, độc tố solanine và chaconine trong khoai tây có thể gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

   Nặng hơn, bạn có thể gặp một vài vấn đề nghiêm trọng đến thần kinh cũng như sự "khủng hoảng" lớn về đường tiêu hóa như mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm...

   Tinh bột khoai tây sống nếu ăn vào cũng có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng khí. Cách tốt nhất sử dụng khoai tây là không nên ăn sống, loại bỏ các củ khoai mọc mầm hoặc vỏ có màu xanh.

 2. Sắn [khoai mì]:

   Mặc dù là món ăn ngon nhưng ít người biết rằng củ sắn có chứa độc tố. Trong sắn củ, lá sắn có chứa một lượng độc tố là acid cyanhydric [HCN] đáng kể. Hàm lượng HCN trong sắn rất khác nhau phụ thuộc vào giống sắn [sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt].

   Sắn cao sản có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, cuống lá đỏ nhạt, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục. Loại củ sắn ngọt [mọi người vẫn thường ăn] có hàm lượng HCN ít hơn nhưng cũng có thể gây nguy hại nếu không chế biến đúng cách.

   Tương tự như măng tươi, củ sắn [khoai mì] có chứa rất nhiều axit cyanhydric [HCN] - rất độc đối với cơ thể; ăn củ sắn dễ gây rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc. Do đó, các bà bầu nên hạn chế ăn loại củ này.

   Vì sắn có độc tố tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Nếu cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây bệnh. Đặc biệt, càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.

   Để tránh ngộ độc, ta có thể loại bỏ độc tố từ củ sắn bằng cách:

- Bóc vỏ  trước khi nấu, ngâm sắn trong nước một thời gian [1/2 đến 1 ngày] rồi mới nấu sắn tươi. Khi nấu mở nắp đậy để HCN bay hơi;

- Khi luộc sắn nên thay nước 2-3 lần để giảm bớt độc tố.

- Sắn cắt lát và phơi khô cũng  làm giảm chất độc trong sắn.

- Những loại củ sắn ngọt, phải chế biến ngay sau khi dỡ sắn, nếu không thì phải vùi củ xuống.

- Ăn sắn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc

 3. Hạt điều:

   Trong hạt điều sống có chứa chất độc urushiol [là một chất gây hại có trong cây thường xuân]. Khi ăn phải chất độc này, chúng ta có thể bị tiêu chảy, ngộ độc. Nghiêm trọng hơn, nếu lượng urushiol cao thì còn có thể gây tử vong.

   Bởi vậy, nếu ăn phải hạt điều chưa chín hoàn toàn, thậm chí một số nơi còn để lẫn cả hạt điều sống, khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ vô cùng nghiêm trọng.

   Những điều cần lưu ý khi ăn hạt điều:

- Chọn mua hạt điều của các thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín. Các bạn cũng có thể tự chế biến hạt điều nhưng cần đảm bảo thời gian để hạt đủ chín.

- Không nên ăn quá nhiều vì hạt điều chứa khá nhiều chất béo.

- Người đang mắc bệnh suy thận chỉ nên ăn ít hoặc rất ít bởi hạt điều chứa nhiều kali, không tốt cho người bị suy thận.

- Người bị mất giọng, khàn tiếng không nên ăn hạt điều cho tới khi khỏi bệnh. Nguyên nhân là do hạt điều chứa nhiều chất béo, kích thích niêm mạc họng, sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

 4. Đậu đỏ:

   Đậu đỏ - loại hạt tưởng chừng như vô hại lại mang trong mình độc tố khá nguy hiểm. Theo các khoa học gia, đậu đỏ chứa chất phytohaemagglutinin [còn gọi là chất lectin] – một loại độc tố mạnh.

   Khi một người bị nhiễm độc lectin, triệu chứng đầu tiên sẽ là buồn nôn, theo sau là hiện tượng nôn mửa rất nghiêm trọng. Trong vòng một vài giờ sau, hiện tượng tiêu chảy sẽ tiếp tục hoành hành, kèm theo đó có thể là những cơn đau bụng dữ dội, thậm chí có thể gây chết người.

   Để loại trừ độc tố này cần ngâm hạt ít nhất 30 -45 phút, sau đó đun sôi kỹ trong nước ít nhất 10 phút. Nếu nấu với nồi áp suất ninh chừng 15 – 20 phút. Không nên nấu đậu ở nhiệt độ thấp và thời gian kéo dài vì không thể phá hủy hết chất độc.

 5. Trứng:

   Trứng sống có chứa nhiều khuẩn salmonella, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là lòng đỏ. Người bị ngộ độc trứng có thể bị chuột rút, tiêu chảy và sốt cao.

   Với phụ nữ mang thai: Salmonella có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sinh non. Người trên 65 tuổi thường có nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn khi ăn trứng sống. Người bị bệnh tiểu đường, nhiễm HIV và các khối u ác tính không nên ăn trứng sống. Không nên ăn trứng sống còn bởi ăn trứng sống sẽ không thể hấp thụ được hết protein trong trứng.

   Những người bị ngộ độc khi ăn trứng sống có các dấu hiệu như chán ăn, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm quanh móng. Ngoài ra, nếu ăn trứng quá nhiều sẽ gây vàng máu, vàng gan.

 6. Dưa muối chưa kĩ:

   Dưa muối là một thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm người Việt. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần sẽ vô cùng độc hại thậm chí gây ngộ độc cho người sử dụng, tin tức trên báo Pháp luật Việt Nam.

 7. Măng tươi:

   Măng cũng là món ăn được nhiều bà nội trợ tin dùng. Nó được chế biến rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric [HCN], là một chất cực độc với cơ thể có thể gây tử vong.

 8. Đậu xanh có nguy cơ gây đông máu:

   Cũng giống như măng tươi, đậu xanh cũng chứa độc tố. Và nếu không được nấu chín kĩ, chúng cũng sản sinh ra chất độc hại chứa các chất gây đông máu, có thể kích thích dạ dày của cơ thể, ngộ độc thức ăn.

 9. Gừng dập nát sinh ra độc tố gây biến đổi tế bào:

   Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu. Nếu gừng bị dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

 10. Bí ngô để lâu:

   Bí ngô là một thực phẩm giàu dưỡng chất cực tốt cho sức khỏe con người. Nhưng trong bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

 11. Mộc nhĩ tươi có thể gây khó thở:

   Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng là Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

 12. Rau cải nấu chín để qua đêm có thể gây ung thư ruột:

   Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

 13. Lạc, đậu phộng tăng nguy cơ sốc phản vệ, tử vong:

   Một trong loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là đậu phộng. Phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra là sốc phản vệ, dẫn đến co thắt đường hô hấp, sốc, thậm chí mất ý thức, thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

 14. Hạt anh đào, mơ, mận, đào có thể gây hôn mê, tử vong:

   Nếu bạn nuốt cả hạt thì sẽ không xảy ra vấn đề gì khi nuốt những hạt này nhưng một khi chúng bị vỡ cũng có thể giết chết bạn vì chúng có chứa cyanogenic, hợp chất có thể chuyển hóa thành chất độc xyanua. Chúng cũng chứa hợp chất amygdalin, tiêu thụ ở liều cao có thể dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, tăng huyết áp, suy thận, hôn mê, thậm chí gây tử vong.

 15. Táo:

   Là loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng, tuy nhiên hạt táo có chứa chất xyanua - một loại chất độc không tốt cho cơ thể.

   Theo các báo cáo khoa học, chất xyanua được coi là một chất kịch độc, gây chết người với liều lượng thấp

   Nếu bạn ăn một hoặc 2 hạt, sẽ không có chuyện gì xảy ra, nhưng khi bạn nhai hoặc nuốt một số lượng lớn hạt quả này, cơ thể sẽ hoàn toàn mất ý thức và rơi vào tình trạng hôn mê. Vì vậy khi sử dụng, tốt nhất nên loại bỏ những hạt táo để tránh gây hại cho cơ thể.

 16. Ngao :

   Là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng loại hải sản này.

   Trong ngao, hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì [hầu hết đều là sản phẩm của các ngành công nghiệp]. Ăn phải ngao, hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.

   Vì vậy trước khi chế biến thành những món ăn ngon như này thì nên ngâm rửa ngao, hến kỹ và chọn những con tươi con.

 17. Hạnh nhân:

   Có hai biến thể của hạnh nhân là hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Loại hạnh nhân đắng được cho là chứa một lượng tương đối lớn hydrogen cyanide. Người ta cho rằng thậm chí chỉ ăn 7 đến 10 hạt hạnh nhân đắng cũng có thể gây ra vấn đề đối với người lớn và có thể gây tử vong đối với trẻ em.

 18. Mật ong thô:

   Mật ong thô chưa đi qua quá trình thanh trùng nên thường chứa chất grayanotoxin. Chất này có thể dẫn đến chóng mặt, yếu, mồ hôi quá nhiều, buồn nôn và nôn trong 24 giờ sau khi ăn. Thông thường, chỉ cần ăn một muỗng nhỏ chất grayanotoxin là có thể gây ra các triệu chứng trên. Nếu nhiều hơn 1 muỗng sẽ là một tai họa khó lường.

 19. Cà chua:

   Thân và lá cà chua có chứa chất độc kiềm có thể gây kích ứng dạ dày. Quả cà chua xanh chưa chín được cho là có tác dụng tương tự. Mặc dù phải ăn một lượng lớn mới có thể gây tử vong nhưng bạn cũng nên tránh ăn lá cũng như quả cà chua xanh.

 20. Cá ngừ:

    Sự nguy hiểm của cá ngừ là lượng thủy ngân mà cá hấp thụ. Một khi vào cơ thể bạn, thủy ngân hoặc sẽ đi vào thận hoặc sẽ đi lên não khiến bạn bị nguy hiểm. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ em và phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn.

 21. Quả cherry:

Giống như táo, quả cherry có một loại hydrogen cyanide được gọi là axit prussic khi ăn nhiều sẽ gây nguy hiểm.

 22. Lá đại hoàng:

   Lá đại hoàng có chứa axit oxalic gây sỏi thận. Với 11 pound [khoảng 4 kg] lá đại hoàng có thể gây tử vong nhưng một số lượng ít hơn nhiều lần con số này cũng có thể khiến bạn bị bệnh nặng.

 23. Hạt nhục đậu khấu:

   Chỉ cần ăn 0,2 OZ [1 OZ tương đương 28 gam] nhục đậu khấu có thể dẫn đến động kinh và 0,3 OZ có thể làm co giật.

24. Sứa:

   Sứa khi còn sống chứa rất nhiều nước, thịt sứa rất dày và chứa nhiều độc tố. Chất độc chỉ có thể được tiết ra ngoài khi ngâm qua ba lần trong nước muối và phèn. Khi đó thịt sứa sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Sứa chỉ nên sử dụng khi thịt sứa trở nên dai hơn, và không bị chảy nước khi bóp mạnh vào thịt.

Video liên quan

Chủ Đề