Con dâu của nhà vua gọi là gì năm 2024

Dưới triều Nguyễn, nhiều núm và mặt ấn được làm ra, nhưng do chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, các hiện vật đó bị thất lạc, chỉ còn lại Châu bản hiện đang được lưu giữ, bảo quản một cách khoa học tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I để tiếp tục nghiên cứu và phát huy giá trị.

Từ thời Gia Long [1802] cho đến triều Minh Mệnh [1832], dấu ấn của một số cơ quan hàng doanh in trên châu bản được gọi là chương, sau thời kỳ đó được gọi là ấn. Ấn dấu trên Châu bản xác nhận tính chân thực và có giá trị của các văn bản liên quan trực tiếp tới đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao, quân sự… ở thời điểm nó được phê chuẩn và có thể được coi là những tài liệu lịch sử nguyên gốc, nguồn tư liệu phong phú, đa dạng hữu ích đối với các công trình nghiên cứu khoa học về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn.

Các vị vua triều Nguyễn khi lên ngôi, lễ đăng quang nhận kiếm báu, ấn vàng diễn ra hết sức trọng thể. Ngay khi lên ngôi cùng với ban hành chiếu sắc chính sự, các vua triều Nguyễn còn ra chỉ dụ để chế tác và sử dụng Bảo tỷ và các loại ấn chương. Kim bảo tỷ biểu thị cho quyền lực tối cao của hoàng đế cũng như vương triều. Nhà vua sử dụng Kim bảo tỷ với ý nghĩa quốc gia trọng đại, được đúc bằng vàng và bằng bạc.

Ba chiếc ấn của triếu Nguyễn mới được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử VN

Các phiên bản tài liệu được trưng bày lần này được đóng dấu Bảo tỷ như: Quốc gia tín bảo, Ngự tiền chi bảo, Văn lý mật sát, Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành. Ngoài ra, còn có ấn kiềm Phủ Tôn Nhân- cơ quan quản lý, điều hành công việc nội tộc, không có thực quyền hành chính và một số ấn tín của hoàng thân quốc thích.

Một nội dung khác của trưng bày chính là ấn chương của các cấp chính quyền địa phương- cấp quản lý trực tiếp. Vua Gia Long chia lãnh thổ thành 23 trấn và 4 doanh, lập các chính quyền từ thành xuống phủ, huyện. Sau đó, vua Minh Mệnh đổi cấp thành và trấn thành tỉnh, trừ doanh Quảng Đức nơi đóng đô đổi thành Phủ Thừa Thiên, chia lãnh thổ thành 30 tỉnh. Theo nguyên tắc tổ chức hành chính mới ở địa phương, cấp tỉnh phải do một quan lại cấp cao đứng đầu.

Trưng bày Ấn chương triều Nguyễn 1802-1945- một góc nhìn về quản lý hành chính dưới triều Nguyễn, sẽ song hành cùng với những thay đổi mang tính tích cực trong quản lý hành chính.

Bất kỳ ai có tìm hiểu văn học Trung Quốc, dù chút đỉnh thôi, đều tâm phục trước cách dùng từ hoa mỹ và bóng bẩy của họ, tuy đôi khi cũng rơi vào sự sáo rỗng. Đôi khi họ dùng một biểu tượng cao quý để diễn đạt một ý nghĩa tầm thường, thậm chí dung tục.

Rồng Việt Nam trên đỉnh điện Tử cấm thành Huế . Ảnh: Internet

Tôi chỉ xin lai rai mạn đàm về hình tượng của hai nhân vật được coi là “cực phẩm của nhân gian”, đó là vua và hoàng hậu, qua loại ngôn ngữ cầu kỳ dùng cho họ.

1. Vua là bậc chí tôn của thiên hạ nên hình tượng ông biến thành một cái gì đó rất đỗi siêu phàm, dù lịch sử cho ta biết không thiếu gì những ông vua là người ít học như Lưu Bang, người mở đầu cơ nghiệp nhà Hán; hoặc là kẻ đầu trộm đuôi cướp như Chu Nguyên Chương, người mở đầu cơ nghiệp nhà Minh. Còn nhiều trường hợp lắm, khắp đông tây kim cổ. Nhưng khi đã lên ngôi thì tự nhiên họ được mặc nhiên xem như siêu việt hẳn cõi hồng trần, vì có “chân mệnh đế vương”.

Ở Trung Quốc, vua hay hoàng đế được biểu tượng hóa bằng con rồng là linh vật không có thực, và chính vì không có thực nên nó càng thêm phần huyền bí. Hễ cái gì dính dáng đến vua thì được tôn xưng bằng chữ “long” [rồng]. Mặt vua thì gọi là “long nhan”, ghế vua ngồi thì gọi là “long ỷ”, áo vua mặc thì gọi là “long bào”, giường vua nằm thì gọi là “long sàng”, cơ thể của vua thì gọi là “long thể”, cái bụng bầu do vua tạo ra cho hoàng hậu hay đám phi tần thì gọi là “long thai”, “long chủng”... Cái gì cũng “long”, đến mức những người Việt có óc khôi hài đã dùng cách đồng âm dị nghĩa hoặc cách nói lái không chuẩn để khôi hài, đồng hồ vua đeo thì gọi là “long-rin” [tên hiệu của một loại đồng hồ tốt], vua sa cơ thì gọi là “long đong”, vua đi đánh bạc thì gọi là “long sền” [lên sòng], vua đi nhảy đầm thì gọi là “long mắc” [lắc mông], vua đi chơi khuya về bị hoàng hậu đóng cửa thì gọi là “long kẻo” [leo cổng], vua bị huyết áp cao thì gọi là “long tăng xên” [lên tăng-xông]...

Đại khái thì đó là những cách giễu cợt bông đùa, nhưng có một lần có người thắc mắc hỏi tôi, mà tôi tin chắc cũng có không ít người thắc mắc như thế, liệu những bộ phận không được “cao quý” trong cơ thể vua và hoàng hậu, vốn được dùng vào những nhu cầu vệ sinh thường ngày, thì gọi bằng cách gì? Và cái hành vi kém phần “tao nhã” đó được diễn tả bằng từ nào? Tôi lắc đầu chịu thua trước câu hỏi cắc cớ đó, dù cũng đoán rằng chúng phải được diễn tả bằng một ngôn ngữ “cao siêu”.

2.Một lần du lịch Trung Quốc, đến tham quan cố đô Trường An của các ông hoàng, bà chúa thời phong kiến, tôi mới vỡ lẽ ra. Và chỉ biết dùng một từ “bái phục” các ông sáng tạo ngôn ngữ của cái xứ đông dân nhất thế giới này. Hóa ra chuyện vua hay hoàng hậu giải quyết vấn đề vệ sinh cũng là chuyện “kinh nhân” chứ không phải là đùa!

Sức khỏe của vua có liên quan đến vận mệnh của giang sơn xã tắc, nên khi vua đi vào nhà xí thì chỉ có cung nữ hoặc quan thái giám theo hầu, và nhất cứ nhất động đều có hiệu lệnh do thái giám truyền đi. Đầu tiên, khi vua cởi áo khoác ngoài thì thái giám hô “Khai long bào!” [開龍袍], cởi áo trong thì thái giám hô “Thoát long khố!” [脫龍褲]. Trong lịch sử Trung Quốc còn lại câu chuyện, có một cô cung nữ lo phụ trách cái công việc bị xem là thấp hèn này, tức giữ áo khi vua “khai long bào và “thoát long khố”, văn học gọi là “canh y” [thay đổi y phục], rồi nhờ trí thông minh và thủ đoạn mà trở thành một hoàng hậu gây chấn động cả lịch sử Trung Quốc, đó là Võ Tắc Thiên.

Sau khi vua “thoát long khố”, đến cái sự vụ gay cấn là đi tiểu thì thái giám hô “Đào long cụ!” [掏龍具]. Đào [掏] trong tiếng Hán có “lấy ra, móc ra”, kiểu như lấy đồ vật trong túi ra; cụ [具] là “dụng cụ; đồ nghề”. “Long cụ” hiểu nôm na là “đồ nghề của rồng”. Hóa ra ta và Tàu đúng là “tư tưởng lớn gặp nhau”. Đều là “cụ”, là “đồ nghề” cả, chỉ khác nhau ở chữ “long”. Khi vua “trút bầu tâm sự” xong thì thái giám hô “Trí long cụ!” [置 龍 具]. Trí có nghĩa là “sắp đặt; sắp xếp” mà ta thường dùng trong “trang trí; bài trí”. Rồi tiếp theo là hô “Phục long khố!” [復龍褲 - mặc lại áo trong], và “Xuyên long bào!” [龍袍 - mặc long bào]. Và cuối cùng là câu thường lệ “Cung tiễn hoàng thượng!”.

Với hoàng hậu dĩ nhiên thủ tục cũng phải tôn nghiêm không kém. Chỉ khác là “long” được thay bằng “phượng”. Phượng cũng là loài chim trong huyền thoại. “Long cụ” của vua cũng có đối trọng là “phượng nhãn” [mắt phượng] của hoàng hậu. Đầu và cuối trong quá trình “trút bầu tâm sự” của hoàng hậu được gọi là “khai phượng nhãn!” [開鳳眼 - hé mắt phượng] và “giáp phượng nhãn!” [夾鳳眼 - khép mắt phượng]. Chữ giáp cũng có nghĩa như trong “giáp mí” của tiếng Việt.

Các kịch bản “long phượng” đó, ngày nay ta thấy giống như một trò hề trên sân khấu, nhưng thử đặt mình vào bối cảnh cung đình thời xưa, ta không khỏi bái phục người đã sáng tạo ra những ngôn từ hoa mỹ hay ho và tài tình đến vậy để chỉ cho cái việc sinh hoạt đời thường rất chi là thô tục của những bậc đế vương.

Chủ Đề