Con nhồng biết nói giá bao nhiêu năm 2024

Chim Yểng hay còn gọi với những cái tên khá thân thuộc là con Yểng, con Nhồng là một giống chim dân gian đã gắn bó từ lâu đời với những người yêu chim Việt Nam. Sở dĩ người ta gọi nó bằng “con” như vậy là do giống chim này có khả năng nói chuyện rất tốt, rất thông minh khiến người nuôi xem chúng như là người thân trong nhà vậy đó

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết cách nuôi chim Yểng, cách huấn luyện chim nói tiếng người và giá bán của chim Yểng, chim Nhồng để có cái nhìn tổng quát nhất về giống chim này nhé

1️⃣ Nguồn gốc của chim Yểng

Chim Yểng thuộc họ Sáo, đây là một là một giống chim phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Khu vực tập trung đông đúc nhất của giống này là ở vùng chân núi Himalaya từ Ấn Độ trải dài đến phía đông tới Nepal, Sikkim, Bhutan và Arunachal Pradesh thường tập trung ở độ cao khoảng 2000m

Ngoài ra, người ta cũng bắt gặp nhiều quần thể chim Yểng (Nhồng) tại khu vực rừng núi Thái Lan, Indo, Việt Nam và các khu vực khác ở Đông Nam Á. Người đầu tiên phát hiện ra giống chim này là Linnaeus một nhà nghiên cứu

Ở nước ta, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chim nhồng ở hầu hết các khu vực rừng núi, cao nguyên, nơi có suối mát mẻ… trải dài khắp cả nước. Rất phổ biến ở vùng Trảng Bom, Bù Đóp, Bù Đăng….

Con nhồng biết nói giá bao nhiêu năm 2024

2️⃣ Đôi nét về ngoại hình của chim nhồng

Những điểm đầu tiên về ngoại hình của giống chim này đó là chúng có bộ lông màu đen tuyền, khá bóng bẩy chứ không phải màu đen nhám đâu nhé. Khi nhìn gần bộ lông của chim Nhồng ánh lên những tia màu xanh dương và lục trông khá sặc sỡ. Nếu quá khó để tưởng tượng, thì nhà bạn có thể lấy chổi lông gà ra xem cái lông đen dài nhất có ánh xanh thì lông Yểng tựa tựa vậy đấy 😀

Điểm nổi bật nhất để nhận dạng giống chim này đó là phần tích màu vàng ở hai khóe mắt của con Yểng kéo ra phần sau đầu. Bên cạnh đó, phần đỉnh đầu dường như chỉ có một lớp sần chứ không có lông, phần đầu khá cứng chắc

Phần mỏ của chim Yểng khá lớn so với kích thước của phần đầu, phần mỏ có màu vàng cam sặc sỡ, to, cứng trong rất mạnh mẽ. Chẳng bù với mỏ, phần đuôi của chúng lại khá ngắn, cùn khiến dáng của giống chim này nhìn không được thanh thoát lắm

Cuối cùng là một lưu ý về kích thước, đó là chim nhồng có một kích thước khá lớn con trửng thành có thể đến 25 – 30cm, thân thể rất chắc khỏe nên bạn cần một lồng nuôi có kích thước lớn để chim có thể hoạt động thoải mái và phát triển tốt nhất

Tuy có dáng vẻ không quá đặc sắc, nhưng ở giống chim này có một “tài năng” khiến cho chúng luôn có chỗ đứng trong cộng động yêu chim, đó chính là khả năng nói chuyện y như con người. Đôi khi giống đến độ sẽ làm bạn giật mình vì không thấy ai mà lại có giọng người phát ra đấy

Giọng nói của chim Yểng khá trong trẻo nghe giống như tiếng con nít, nên đôi khi người ta còn gọi chúng “con Nhồng”, “con Yểng” và xem chúng như con cháu trong nhà. Bạn nào thường hay xem clip chim yểng nói thì sẽ rõ cách người chủ gọi thú cưng của mình (như clip bên dưới này chẳng hạn)

Bạn có thể sẽ khá ngạc nhiên về khả năng nói của chúng, chim nhồng có thể nói được một câu với nhiều từ khác nhau. Và chúng khả năng ghi nhớ được khá nhiều câu ngắn như vậy. Điều khá đặc biệt chỉ thấy ở những giống vẹt lớn Nam Mỹ mới

Tuy nhiên, không phải con Nhồng nào cũng có thể nói chuyện tốt được. Để đạt được điều này, phải đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Bạn có thắc mắc làm thế nào để có thể dạy cho nhồng nói chuyện hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu ngay ở phần bên dưới nhé

Clip của chị Linh Quách

Còn về giọng hót thì sao?

Giọng hót của chim nhồng được những người nuôi chim đánh giá ở mức tốt, không quá xuất sắc. Để tiện hình dung hơn mời bạn tham khảo giọng hót của chim nhồng ở đoạn MP3 bên dưới đây nhé. Có thể sử dụng để kích lửa cho chim

4️⃣ Hướng dẫn dạy chim nhồng nói tiếng người

  1. Độ tuổi

Củng giống như con người và nhiều loại vật nuôi khác, chim Yểng cũng có một độ tuổi mà chúng tiếp thu kiến thức tốt nhất. Thông thường, khi chim nhồng đạt độ tuổi khoảng 4 ~ 6 tháng tuổi là thời điểm chúng tiếp thu kiến thức rất tốt, do đó hãy tận dụng khoảng thời gian này để dạy chim nói, chúng sẽ tiếp thu nhanh hơn

  1. Học những từ ngắn

Để dạy Yểng cách nói chuyện, hãy xem chúng như những đứa trẻ, bạn cần phải dạy chúng từ những từ đơn giản nhất. Đầu tiên, hãy chọn những cụm từ ngắn khoảng 2 chữ cái như mẹ ơi, Duy ơi, con chó… Sau đó, hãy tăng dần độ khó chứ không nên nói những câu quá dài, chúng sẽ không hiểu và bạn cũng tốn thời gian vô ích

  1. Môi trường huấn luyện

Trước khi chim nhồng học nói, hãy đảm bảo bạn nuôi chim ở một nơi kín đáo tránh sự tiếp xúc của nhiều người, vì sao lại như vậy? Chúng ta thường có thói quen huýt sáo trước mặt chim để chúng hót theo, hãy tưởng tượng cả người thân, hàng xóm thấy chim của bạn và đều huýt sáo trước mặt chúng thì sao

Tiếng huýt sao là một âm thanh khá dễ học nên chim nhồng thường bắt chước nó khá nhanh. Trong thời gian sau nếu tiếp tục nghe tiếng huýt sáo từ con người thì chúng sẽ khó học thêm câu nói khác. Đó là lí do tại sao con nhồng của nhiều bạn chỉ biết huýt sáo chứ không nói chuyện

Khoảng thời gian huấn luyện Nhồng nói chuyện tốt nhất là vào 5 – 7h sáng hoặc 16 – 18h chiều. Những thời điểm này chim thường rất tỉnh táo nên khả năng tiếp thu rất tốt

Cần biết – Để huấn luyện chim nhồng nói chuyện hiệu quả, ngoài việc tránh sự tiếp xúc của chim trước mặt nhiều người trong giai đoạn chim đang tập nói thì nơi huấn luyện chim cần yên tĩnh để chim có thể tập trung nghe được những câu nói từ bạn

  1. Sử dụng ghi âm

Để tận dụng tốt khoảng thời gian dạy chim, nhiều bạn sẽ không có đủ thời gian để ngồi đó tập cho chim nói chuyện. Nên một biện pháp thay thế đó là bạn ghi âm giọng nói và cho chim nghe vào những khung giờ như trên

Tuy nhiên, biện pháp nghe ghi âm này chỉ là thay thế và không thể hiệu quả bằng việc chúng ta nói chuyện trực tiếp được nên thời gian dạy chim nói bằng việc cho nghe ghi âm thường lâu, đôi khi là không hiệu quả

Con nhồng biết nói giá bao nhiêu năm 2024

5️⃣ Ăn ớt giúp chim nhồng nói chuyện tốt hơn

Tại sao ăn ớt lại giúp con nhồng nói tốt hơn

Một số người nuôi nhồng thường nói với nhau rằng, việc cho chim ăn ớt sẽ giúp chim lột lưỡi mới giúp chim nói chuyện được

Theo mình điều này là không chính xác, nhồng vẫn có thể nói chuyện được dù không cần lột lưỡi. Theo kiến thức mình sưu tầm được thì việc lột lưỡi sẽ giúp lưỡi chim hoạt động linh hoạt hơn, phát âm tốt hơn, giọng nói trong hơn. Còn về việc chim phải lột lưỡi mới nói được thì không phải

Mục đích thực sự của việc cho chim ăn ớt

Ngoài mục đích giúp chim lột lưỡi như đã giải thích bên trên. Thì ớt cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho chim, loại trái này chứa một lượng lớn vitamin A, C, B và nhiều khoáng chất khác giúp màu sắc của chim trông đẹp hơn, nhấy là màu mỏ sẽ cam hơn, đẹp hơn

Một lí do khác của việc cho chim Yểng ăn ớt đó chính là chúng thực sự thích ăn loại trái này 😀 tương tự như chim sáo, chim cưỡng vậy

6️⃣ Cách lột lưỡi chim nhồng

Dĩ nhiên việc lột lưỡi cho chim nhồng vẫn giúp nâng cao khả năng nói cho chim. Nếu bạn là một người chưa có kinh nghiệm nuôi chim, chắc hẳn bạn sẽ gặp khó khăn khi lần đầu làm việc này. Hãy tham khảo thật nhiều clip và học hỏi từ những người có kinh nghiệm trước khi thực hành nhé

Đầu tiên, cần xác định khoảng thời gian có thể lột lưỡi cho chim là khi chim được 3 – 4 tháng tuổi dĩ nhiên trước đó bạn đã cho chim ăn ớt để lớp sừng trên lưỡi khô đã nhé

Để lột lưỡi cho chim, đầu tiên hãy dùng tay thuận giữ ngữa chim lên. Dùng ngón chân cái và ngón kế bên kẹp hai chân chim lại hoặc có thể giữ hoàn toàn bằng tay miễn sao chim không giãy giụa là được. Điều này sẽ giúp bạn thao tác dễ hơn và tránh gây đau đớn cho chim

Tiếp theo, dùng ngón cái và ngón trỏ giữ mỏ chim. Nâng nhẹ lưỡi chim lên và cạo nhẹ lớp da có màu trắng đục (lớp sừng) ở bên dưới lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài cho lớp sừng tróc ra. Lưu ý là khều thật nhẹ thôi nhé và cạo ở bên dưới lưỡi chứ không phải bên trên

Tiếp tục thực hiện việc này sau khoảng vài tháng khi thấy lớp sừng tiếp tục có biểu hiện khô và tróc ra đến khi thấy lưỡi con Yểng chuyển dần sang màu tối là được. Và đứng quên khoảng thời gian học nói của chim là vào tháng thứ 6 để huấn luyện chim tốt nhất nhé

Mẹo hay – Có thể sử dụng nước chanh hoặc tắc bôi nhẹ lên lưỡi chim, điều này sẽ giúp lớp sừng mềm hơn dễ khều ra hơn và sát trùng vết thương – Bạn nên có móng tay để cạo lớp sừng cho dễ chứ cắt móng trụi lũi hết thì khó lấy lắm

Lưu ý – Chỉ lột lớp sừng khi thấy đã dày cứng, tuyệt đối không lột khi còn mềm vì sẽ làm lưỡi chim bị thương – Sau khi lột lưỡi chim có thể không ăn trong khoảng 2 – 3 ngày vì thời gian này lưỡi chim có thể còn đau – Chim không lột lưỡi vẫn có thể nói được như thường. Lột lưỡi chỉ giúp giọng chim khỏe hơn, phát âm tốt hơn. Trước khi lột hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về thủ thuật này, lột sai hoặc không đúng thời điểm có thể làm chim chết hoặc bị câm

7️⃣ Tìm hiểu về giá bán chim nhồng

Đến đây chắc các bạn cũng nóng lòng biết giá của giống chim biết nói này lắm rồi phải không nào. Trong số nhiều loại chim cảnh thường thấy ở Việt Nam thì chim nhồng có giá tương đối cao

– Đối với chim nhồng con khoảng 1 tháng tuổi: giá thường giao động trong khoảng 1.400.000 – 1.700.000 vnđ đây là giá thường thấy ở các cửa hàng chim cảnh. Nếu may mắn bạn có thể mua được từ những người bẫy chim hoặc cá nhân với mức giá đâu đó tầm trên 1.000.000 vnđ

– Đối với chim nhồng đã biết nói: giá thành có thể từ 2.000.000 vnđ cho một bé nói được 1 2 cụm từ. Với các bé nói nhiều, phát âm rõ giá thành có thể lên đến 3.000.000 vnđ hoặc hơn tùy vào ngoại hình và những câu mà chim có thể nói

Thông thường, mọi người sẽ chọn mua Yểng con nhiều hơn là chọn những con đã trưởng thành, việc nuôi nấng chim từ nhỏ và dạy chim nói được những từ mà mình muốn nghe thì sẽ hấp dẫn hơn phải không nào 😀

Con nhồng biết nói giá bao nhiêu năm 2024

8️⃣ Cách nuôi chim Yểng như thế nào

  1. Lồng nuôi

Đối với chim non, bạn có thể nuôi chúng trong các thùng cac-ton, thau, rổ và lót một lớp rơm để sưởi ấm cho chim. Kích thước thùng nuôi không cần quá lớn vì thời gian này chim cũng không di chuyển nhiều

Đối với chim nhồng lớn, đã mọc lông đầy đủ và có thể bay nhảy nên chọn lồng lớn một chút vì đây là một giống chim có kích thước lớn để chim có thể hoạt động thoải mái như vậy thì chim mới có thể phát triển và học nói tốt được

Chuồng nên treo ở những nơi thông thoáng, tránh gió lùa. Nếu chim còn nhỏ chưa tập nới thì nên chọn treo lồng ở những nơi vánh vẻ tránh tiếp xúc với nhiều người để tránh chim học nói những thứ không mong muốn như tiếng huýt sáo, từ ngữ thô tục chẳng hạn

  1. Thức ăn

Chim Yểng là một giống khá dễ nuôi ngay cả khi còn non, đối với chim bột bạn có thể cho chim ăn theo một số công thức sau

+ Cám trộn với trứng gà và nước: trộn lại đến khi hỗn hợp hơi sệt + Thức ăn hạt cho chó ngâm nước: ngâm mềm hoàn toàn không còn những hạt cứng + Cơm nguội ngâm nước + Chuối bóp hơi nhuyễn

Sau khi đã tán nhuyễn thức ăn bạn có thể dùng ống tiêm mũi to để hút thức ăn và bơm vào miệng chim. Hoặc cũng có thể dùng muỗng nhỏ để cho chim ăn. Chim lớn hơn một chút có thể vô nhẹ lại và đút cho chim ăn bằng tay cho chim quen dần

Lưu ý – Đối với những loại thức ăn cho chim non này, hãy ngâm hoặc trộn cho đến khi nào cám và thức ăn sệt lại như cháo “không còn hạt cứng”. Nếu còn hạt cứng mà cho ăn khi vào cơ thể chim có thể hút nước bên trong làm chim thiếu nước, khó tiêu mà chết

Đối với chim Yểng đã trưởng thành

Bạn có thể cho chim ăn cám trứng, cám ớt hoặc trộn hai loại này lại cũng được. Ớt là món khoái khẩu của chim Yểng có thể cho chim Yểng ăn ớt lâu lâu một lần cũng được không nên cho ăn liên tục, có thể cắt ớt thành từng khoanh nhỏ cho chim ăn riêng hoặc trộn với cám hoặc cơm cũng được

Ngoài các thức ăn trên, thì bạn cũng có thể bổ sung thêm các dưỡng chất khác cho chim như đạm bằng thịt bò, thịt heo, cá. Vitamin bằng các loại trái cây như chuối, cà rốt, táo…

Nói chung chim Yểng là một loài khá dễ ăn nên có thể cho ăn rất nhiều thứ. Chế độ ăn chính vẫn là cám còn những dưỡng chất khác có thể bổ sung 1 – 2 lần/tuần

Con nhồng biết nói giá bao nhiêu năm 2024
Xem nơi bán

Con nhồng biết nói giá bao nhiêu năm 2024

  1. Chế độ tắm cho chim

Đối với việc tắm chim nên thực hiện vào buổi sáng, mỗi ngày chỉ nên tắm tối đa một lần, sau khi tắm xong nên tìm nơi nắng nhẹ, thoáng gió để chim giũ lông cho khô. Việc tắm chim xong không làm được khô lông kỹ có thể khiến chim bị bệnh và yếu dần

Hạn chế tắm chim vào chiều tối vì lông chim có thể không được làm khô ráo hoàn toàn


Vậy là mình đã hoàn thành bài viết khá chi tiết về chim Yểng (nhồng) nếu bạn có thắc mắc hoặc góp ý bất kỳ phần nào trong bài viết vui lòng bình luận ở phía bên dưới để mình bổ sung thêm nhé!