Công chức hướng dẫn không tận tâm
Theo đó, quy tắc nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, trách nhiệm, phục vụ, thân thiện với người dân, doanh nghiệp. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của công chức, viên chức, người lao động trong giao tiếp và giải quyết công việc với người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao tinh thần phục vụ và ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Là căn cứ để lãnh đạo các cơ quan, đơn vị xử lý trách nhiệm khi công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý vi phạm các chuẩn mực ứng xử trong giải quyết công việc; đồng thời, là căn cứ để người dân, doanh nghiệp giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của công chức, viên chức, người lao động tại Bộ phận Một cửa. Phạm vi áp dụng: Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh. Đối tượng áp dụng: Công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Một cửa huyện, thành phố (cấp huyện), Bộ phận Một cửa xã, phường, thị trấn (cấp xã); Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Trưởng Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã; nhân viên lễ tân, hướng dẫn, bảo vệ, dịch vụ bưu điện và nhân viên dịch vụ khác làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã. Quy tắc giao tiếp và ứng xử chung của công chức một cửa: Luôn tươi cười, bày tỏ thái độ thân thiện, lịch sự trong giao tiếp; chủ động chào hỏi khi tiếp xúc, đặt câu hỏi làm rõ nhu cầu giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp. Xưng hô đủ câu khi giao tiếp; ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc; âm lượng nói vừa đủ để nghe rõ, không gây ồn ào, không gằn giọng, không quát nạt, không đe dọa; không trao đổi công việc riêng trong khi đang tiếp xúc, giải quyết công việc với người dân, doanh nghiệp. Khi người dân, doanh nghiệp có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, góp ý (gọi chung là phản ánh), phải tỏ rõ thái độ tôn trọng, cầu thị, lắng nghe, chân thành ghi nhận. Nếu những phản ánh thuộc phạm vi giải quyết của mình thì phải trả lời ngay, nếu phản ánh chưa thể giải quyết ngay được thì công chức Một cửa phải ghi chép lại đầy đủ ý kiến phản ánh, đồng thời phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết nhanh và trả lời rõ ràng cho người dân, doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, nếu người dân, doanh nghiệp có thái độ bức xúc, lớn tiếng, thì công chức Một cửa cần bình tĩnh, lắng nghe, kiên trì giải thích; tránh lớn tiếng, đôi co, xô xát... Trường hợp căng thẳng không tự giải quyết được, công chức Một cửa yêu cầu lực lượng bảo vệ hỗ trợ, đưa về Phòng tiếp công dân để làm việc, không để ảnh hưởng đến không gian làm việc chung. Ưu tiên, hỗ trợ tối đa cho những người già yếu, khuyết tật, phụ nữ đang mang thai, người có con nhỏ, người có công với cách mạng khi đến giải quyết công việc. Đối với công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, ngoài các quy tắc giao tiếp, ứng xử chung còn phải tập trung, kiên trì lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn tận tình, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu về các quy định liên quan đến công việc mà công dân có nhu cầu giải quyết. Sau khi hướng dẫn xong, cần hỏi lại để xác định công dân đã hiểu rõ và đầy đủ thông tin chưa, không để công dân phải hỏi nhiều nơi, nhiều người và nhiều lần. Kiểm tra kỹ thông tin trước khi giao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả hoặc trước khi trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời đề nghị người dân kiểm tra lại thông tin, nội dung trước khi nhận. Trong trường hợp có sai sót, nhầm lẫn, cần kiểm tra và xin lỗi ngay; nếu sai sót thuộc thẩm quyền xử lý thì giải quyết ngay, trường hợp không giải quyết được phải viết phiếu xin lỗi, hẹn ngày trả kết quả. Khi giao tiếp và ứng xử với người dân, doanh nghiệp qua điện thoại và mạng Internet, công chức Một cửa cũng phải có thái độ lịch sự, thân thiện, chu đáo, lắng nghe tương tự như khi giao tiếp và ứng xử trực tiếp. Phải xưng tên, chức danh, bộ phận làm việc và có lời chào trước khi ngắt điện thoại, không được ngắt đột ngột. Kết quả thực hiện Quy tắc này là căn cứ để đánh giá, nhận xét, xếp loại công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã. BBK - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Người cũng luôn đặt đạo đức đi đôi với tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi liền với hành động và hiệu quả thực tế. Bởi vậy, ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi người cán bộ phải có đức, tận lực vì công việc, tận tâm phục vụ Nhân dân. Học viên tham gia lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo cơ sở do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức vào tháng 5/2022. Ảnh: Thu Cúc Xã Thanh Vận (Chợ Mới) có 583 hộ dân với 2.465 nhân khẩu sinh sống tại 07 thôn. Theo quy định, xã có 20 cán bộ, công chức, thực tế hiện nay xã có 19 cán bộ, công chức, đang thiếu 01 kế toán. Đến nay, cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức đều có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Cả xã chỉ còn 02 cán bộ có trình độ chuyên môn là trung cấp. Đồng chí Hà Văn Hưởng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thanh Vận chia sẻ: “Là những người gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc và làm việc trực tiếp cùng bà con, chúng tôi luôn xác định cùng với việc chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì cần đặc biệt quan tâm đến phẩm chất đạo đức, tinh thần, thái độ khi làm việc với người dân”. Những năm qua, xã Thanh Vận tạo mọi điều kiện để cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cán bộ, công chức của xã hằng năm đã đăng ký những việc làm cụ thể, gắn với vị trí việc làm, chuyên môn nghiệp vụ để rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất. Chị Nông Thị Giang Nga, công chức Văn hóa - Xã hội, UBND xã Thanh Vận: Khối lượng công việc tôi phụ trách nhiều, các mảng như người có công, bảo trợ xã hội, công tác giảm nghèo, lao động việc làm, trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới… đều liên quan trực tiếp đến đời sống của bà con và thường xuyên tiếp xúc với người dân. Chúng tôi luôn xác định phải đặt người dân lên trên hết, có thái độ niềm nở, nhiệt tình khi tiếp xúc với bà con. Khi bà con tìm đến thì phải gác lại mọi việc, ưu tiên giải quyết công việc cho người dân trước, giải quyết xong việc cho người dân mới tiếp tục thực hiện những công việc khác. Chị Nông Thị Giang Nga, công chức Văn hóa - xã hội, UBND xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới (bên phải) luôn giữ quan điểm làm hết việc chứ không làm hết giờ. Tính đến cuối năm 2022, tỉnh Bắc Kạn có 12.261 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 1.367 công chức (chiếm 11,1%), 8.713 viên chức (chiếm 71,1%), 2.181 cán bộ công chức cấp xã (chiếm 17,8%). Về chuyên môn nghiệp vụ: 830 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (chiếm 6,8%); 8.136 người có trình độ đại học (chiếm 66,4%). Về lý luận chính trị: 788 người có trình độ cử nhân, cao cấp (chiếm 6,4%); 3.356 người có trình độ trung cấp (chiếm 27,4%). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp của tỉnh được rèn luyện qua thực tiễn, từng bước trưởng thành, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 12/8/2021 về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, hướng đến mục tiêu trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên lãnh đạo, quản lý các cấp nhất là người đứng đầu có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức, lối sống trong sáng; có năng lực lãnh đạo, điều hành, phong cách làm việc khoa học, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, có khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, cán bộ, công chức không chỉ nắm vững lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải có tư duy sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả, tiếp nhận và vận dụng thành quả khoa học công nghệ của nhân loại vào phát triển đất nước, phát triển tỉnh nhà. Và hơn hết, cán bộ, công chức phải có lòng tự trọng, có trách nhiệm với công việc, với Nhân dân, làm gương sáng cho Nhân dân tin tưởng làm theo. Mỗi cán bộ công chức cần nhận thức rõ vai trò của mình là người phục vụ, người hướng dẫn; coi Nhân dân như người nhà để tận tâm phục vụ./. |