Công dân là bao nhiêu tuổi

Theo Điều 27 Hiến pháp 2013, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Đồng thời, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 cũng quy định rõ tuổi bầu cử và tuổi ứng cử: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Công dân có quyền bầu cử chỉ được đi bầu cử khi đã được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.
Theo Điều 5 Luật này, ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Căn cứ vào 2 quy định trên, ngày 17.11.2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 133/2020/QH14 về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, ngày bầu cử trong điều kiện bình thường, dự kiến là Chủ nhật, ngày 23.5.2021.

  • Danh sách Luật, Bộ Luật Việt Nam và Văn bản liên quan

___________________________________________________

1. TRẺ EM : Những người dưới 16 tuổi [chưa đủ 16t]:

– Trẻ em là những người chưa thành niên [dưới 16 tuổi]. Từ 16t- 18t gọi là vị thành niên [Điều 1 – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004]

– Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử. [Điều 30 – Bộ luật dân sự 2005]

>>> Giáo dục:

+ Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. [Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi] [Điều 21,24 – Luật giáo dục 2005 – LGD]

+ Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi; trung học cơ sở là mười một tuổi; trung học phổ thông có tuổi là mười lăm tuổi. [Đ26 – LGD]

– Trẻ em dưới 16 tuổi được nhận làm con nuôi [Điều 8 – Luật nuôi con nuôi 2010]

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. [Điều 606 – Bộ luật dân sự 2005]

– Miễn thủ tục xác minh về nhân thân trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam trong trường hợp người dưới 14 tuổi. [Điều 30 – Luật quốc tịch VN 2008 – LQT]

– Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. [Đ164 – Bộ luật lao động 2012 – BLLĐ]

– Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. [Điều 32 – Luật giao thngđường bộ 2008 – LGTĐB]

– Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. [Đ31 – LGTĐB]

– Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm cước vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.

Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng. [Điều 146 – Luật hàng không dân dụng VN 2006 – LHKDD]

– Hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn. [Điều 5 – Nghị định 136/2007/NĐ-CP] >>> Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

2. BA [3 tuổi/36 tháng] TUỔI:

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. [Điều 81 – Luật hôn nhân và gia đình 2014 – LHNGĐ]

3. SÁU [6] TUỔI: Đã bắt đầu có hành vi dân sự [Điều 20 – Bộ luật dân sự 2005- BLDS]

– Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

a/ Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

b/Trẻ em dưới sáu tuổi được khám chữa bệnh miễn phí ở các cơ sở y tế công lập trung ương và địa phương. [Đ27 – Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 – LBVCSGDTE]

4. BẢY [7] TUỔI:

 

5. CHÍN [9] TUỔI:

a/ Quyền định đoạt tài sản: nếu con từ đủ 09 tuổi đến 15 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con trong trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới. [Đ77 – LHNGĐ]

b/ Quyền thay đổi họ tên: Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. [Đ27 – BLDS; 24 – LNCN]

c/ Sự đồng ý làm con nuôi: trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. [Điều 21 – Luật nuôi con nuôi 2010 – LNCN]. Việc thay đổi thông tin cha, mẹ nuôi phải được sự đồng ý của con nuôi, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên. [Điều 28 – Nghị định 158/2005/NĐ-CP]

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. [Đ92 – LHNGĐ]

6. MƯỜI HAI [12] TUỔI:

– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. [Điều 90 – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 – LXLVPHC]

– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng [Đ92 – LXLVPHC]

7. MƯỜI BA [13] TUỔI:

– Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội  [đủ 14 tuổi trở lên] bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. [Đ112 – BLHS]

– Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi [Điều 164 – Bộ luật lao động 2012 – BLLĐ]

– Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ một ngày và 20 giờ một tuần và không được sử dụng làm thêm giờ vào ban đêm.
– Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.

8. MƯỜI BỐN [14] TUỔI:

– Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [Tội có khung hình phạt từ 15 năm trở lên]. [Đ12 – BLHS]

– Khi hỏi cung người từ đủ 14 tuổi – đủ 16 tuổi phải có nguòi giám hộ [Đ306-BLTTHS]. Người từ đủ 14 tuổi đến người vị thành niên [đủ 16 tuổi – dưới đủ 18 tuổi], khi bị bắt giam phải thông báo cho người giám hộ biết ngay [Đ303-BLTTHS].

– Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. [Đ69 – BLHS] >>> Dĩ nhiên người dưới 14t sẽ không bị phải cải tạo giam giữ

– Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. [Đ74 – BLHS]

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý: phạt cảnh cáo được áp dụng  [Đ22 – LXLVPHC] 

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn[Đ92 – LXLVPHC]

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng [Đ92 – LXLVPHC]

– Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người… trừ Trẻ em dưới 14 tuổi.[Đ30 – LGTĐB]

– Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết. [Điều 31 – Luật cư trú 2006 – LCT]

– Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi. [UBND xã giải quyết trường hợp dưới 14 tuổi] [Điều 37 – Nghị định 158/2005/NĐ-CP]

– Người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú ở khách sạn, nhà nghỉ, có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. [Đ31 – Luật cư trú 2006]

9. MƯỜI LĂM [15] TUỔI:

– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. [Đ3 – BLLĐ]

– Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. [Đ18- BLLĐ]

– Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ một ngày và 40 giờ một tuần. [Đ63 – BLLĐ]

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. [Đ20 – BLDS]

– Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. [Đ77 – LHNGĐ]

– Cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó. [Đ28 – BLDS]

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. [Đ143 – BLDS]

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. [Đ606 – BLDS]

– Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. [Đ109 – BLDS]

– Hưởng bồi thường thiệt hại sức khoẻ: Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân. [Đ612 – BLDS]

– Việc thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó. [Đ35 – LQT]

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc bằng văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. [Đ647, Đ652 – BLDS]

– Người chưa đủ 15 tuổi phải có người giám hộ trong mọi giao dịch dân sự hoặc bảo vệ quyền lợi trước cơ quan pháp luật [Đ58, Đ66 – BLDS]

10. MƯỜI SÁU [16] TUỔI:

– Người dưới 16 tuổi [từ đủ 15 tuổi trở xuống-đủ 14 tuổi] khi bị lấy lời khai, hỏi cung phải có mặt người giám hộ

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. [Đ134 – LXLVPHC; Đ72 – BLHS]

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm [Đ12 – BLHS]

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. [Đ74 – BLHS]

– Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.

– Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục [Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập[Điê 11 – Luật giáo dục 2005 – LGD]; tạo điều kiện học nghề. [Điều 28- Luật thanh niên 2005]

– Gia đình có trách nhiệm quản lý, giáo dục thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi không tự ý bỏ học, bỏ nhà, sống lang thang; không hút thuốc lá, uống rượu và đồ uống có nồng độ cồn từ 14% trở lên. [Đ29 – LTN]

– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. [Đ60 – LGTĐB]

11. MƯỜI TÁM [18] TUỔI

– Người từ đủ 14 tuổi và người vị thành niên [đủ 16 tuổi – dưới đủ 18 tuổi], khi bị bắt giam phải thông báo cho người giám hộ biết ngay [Đ303-BLTTHS]

– Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. [Đ18 – BLDS]

* Người đầy đủ trách nhiệm hành vi dân sự là người đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi DS: Bệnh tâm thần… [Đ22 – BLDS] hoặc hạn chế HVDS: Bị nghiện ma tuý… [Đ23 – BLDS]. [Đ19 – BLDS]

– Chịu mọi trách nhiệm hình sự và dân sự nếu phạm tội

– Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. [Đ606 – BLDS]

– Nữ từ đủ 17 tuổi [dân gian gọi là từ 18 tuổi] thì được kết hôn [Đ8 – LHNGĐ]

– Tổ viên tổ hợp tác là cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. [Đ112 – BLDS]

– Giáo dục tại phường xã: Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định; người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. [Đ90 – LXLVPHC]

– Đưa vào cơ sở cai nghiện:  Người đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. [Đ96 – LXLVPHC]

– Người đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. [Điều 2 – Luật bầu cử hộ đồng nhân dân 2003/sửa đổi bổ sung 2010]

– Người đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. [Điều 2 – Luật bầu cử đại biểu quốc hội 2001/sửa đổi bổ sung 2010]

>>> ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN:

+  Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. [Đ60 – LGTĐB]

+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc [FB2]; Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc [FC]; Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc [FD]; Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

+ Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phải Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam. [Điều 35 – Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 – LGTĐTNĐ]

+ Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp giấy chứng nhận. [Điều 35 – Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 – LGTĐTNĐ]

12. HAI MƯƠI [20] TUỔI:

– Nam từ đủ 19 tuổi [từ 20 tuổi] trở lên, nữ từ đủ 17 tuổi [từ 18 tuổi] trở lên mới được kết hôn [Đ8 -LHNGĐ]

13. HAI MƯƠI MỐT [21] TUỔI:

– Người đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. [Điều 2 – Luật bầu cử hộ đồng nhân dân 2003/sửa đổi bổ sung 2010]

– Người đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. [Điều 2 – Luật bầu cử đại biểu quốc hội 2001/sửa đổi bổ sung 2010]

– Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp [Điều 122 – Luật doanh nghiệp 2005]

14. NĂM MƯƠI LĂM [55] TUỔI:

– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

15. SÁU MƯƠI [60] TUỔI:

– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

– Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. [Điều 2 – Luật người cao tuổi 209]

– Được hưởng chính sách bảo trợ xã hội: Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.  [Đ17 – LNCT]

16. TÁM MƯƠI [80] TUỔI:

– Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng. [Điều 12 – Luật người cao tuổi 2009]

–  Được hưởng chính sách bảo trợ xã hộiNgười từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật người cao tuổi 2009 mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trợ cấp xã hội hằng tháng. [Đ17 – LNCT]

Làm Căn cước công dân bao nhiêu tuổi?

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Bao nhiêu tuổi không cần làm Căn cước công dân?

Như vậy, công dân đủ 14 tuổi thì được làm Căn cước công dân gắn chip tuy nhiên không phải thẻ Căn cước công dân có giá trị vĩnh viễn mà đến khi 25 tuổi, 40 tuổi công dân phải đổi lại thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Làm căn cước cho trẻ 14 tuổi cần giấy tờ gì?

Hồ sơ làm căn cước công dân.
Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú [nếu bạn chưa bị thu hồi];.
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ;.
Giấy khai sinh [phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu];.
Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân..

Số định danh mục 2 là gì?

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là tài khoản được tạo ra khi các thông tin về sinh trắc học của cá nhân được xác minh thông qua ảnh chân dung hoặc dấu vân tay trùng với dữ liệu lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Chủ Đề