Công thức hóa học của cao su lưu hóa

Câu hỏi

Cao su lưu hóa [loại cao su được tạo thành khi cho cao su thiên nhiên tác dụng với lưu huỳnh] có khoảng 1,849% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng cầu nối –S–S– đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su. Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua –S–S– ?

  • A 44
  • B 46
  • C 50
  • D 48

Phương pháp giải:

Cao su thiên nhiên có công thức cấu tạo: CH2=C[CH3]-CH=CH2 [CTPT: C5H8]

Gọi số mắt xích isopren có chứa 1 cầu đisunfua là n

=> Công thức cao su lưu hóa là: C5nH8n-1S2

Từ % khối lượng của S suy ra giá trị của n.

Lời giải chi tiết:

Cao su thiên nhiên có công thức cấu tạo: CH2=C[CH3]-CH=CH2 [CTPT: C5H8]

Gọi số mắt xích isopren có chứa 1 cầu đisunfua là n

=> Công thức cao su lưu hóa là: C5nH8n-1S2

\[\% {m_S} = \frac{{2.32}}{{12.5n + [8n - 1] + 2.32}}.100\%  = 1,849\% \] => n = 50

Đáp án C

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

  • 17/06/2022

Cao su lưu hóa là gì

Cao su lưu hóa  là cao su đã trải qua công đoạn làm gia tăng độ cứng của cao su bằng kỹ thuật cách gia nhiệt và cho cao su kết hợp với lưu huỳnh. Từ đó ta có cái tên gọi cao su lưu hóa

Tham khảo các sản phẩm cao su:

  • Gối cầu cao su
  • Gioăng cao su cống bê tông
  • Cao su củ tỏi
  • Khe co giãn cao su

Quá trình hình thành cao su lưu hóa

Cao su lưu hóa được tạo thành do sự kết hợp giữa nguyên liệu cao su với các thành phần khác để tạo thành một tổ hợp, sau đó pha trộn với lưu huỳnh cho ra sản phẩm cao su lưu hóa. Các chất tạo đàn hồi gồm có polyisopren hoặc cao su tự nhiên, một số loại cao su tổng hợp [như cao su isopren tổng hợp, cao su polybutadien, cao su styren-propylen, cao su etylenpropylendien, cao su butyl, cao su dẻo nhiệt và cao su nitryl.

Hàm lượng lưu huỳnh cần cho toàn bộ quá trình làm gia tăng độ bền, độ dẻo dai cho cao su chiếm tới 30%. Sẽ cho ra một loại sản phẩm được gọi là ebonit, một vài loại hóa chất đắt tiền khác như Se và Te đựơc sử dụng  thay thế lưu hùynh trong quá trình lưu hóa cao su để tạo ra một số sản phẩm mang tính đặc biệt hơn. Ví dụ  cụ thế như sau:

Lốp xe, kỹ thuật này được nhà phát minh Charles Goodyear tình cờ khám phá vào năm 1839 và sau đó được cấp bằng sáng chế vào 1844.

Các chất phụ gia

Ngoài các thành phần chính thì những chất xúc tác là phần phụ gia không thể thiếu trong suốt quá trình sản xuất cao su lưu hóa. Và quá trình tạo và lưu hóa được tiến hành đồng thời trong khuôn mẫu đã được gia nhiệt, các sản phẩm khác được lưu hóa trong nứơc nóng, khí nóng hay hơi nứơc

Các bạn có thể tham khảo một số hợp chất khác được sử dụng như chất hoạt hoá trong quá trình lưu hóa cao su như:

– Magiê oxit [MgO] được dùng chủ yếu với các elastomer loại neopren.
– Chì oxit [PbO] ít phổ biến nhưng vẫn được sử dụng cùng với thiazol, đithiocarbamat, hoặc các chất xúc tác loại thiuram sunfua.
– Các axit béo, ví dụ, axit stearic, axit oleic và đibutyl amoni oliat được sử dụng [dưới dạng các muối kẽm] để cải thiện được sự phân tán của kẽm oxit.

Ưu điểm của cao su lưu hóa

– Khả năng chịu nhiệt cao từ -60 đến +200 độ C

– Không bị tác động bởi ozone, tia UV và thời tiết khi sử dụng ngoài trời

– Dẫn nhiệt thấp trong suốt quá trình sử dụng

– Không hấp thụ hơi nước

– Đàn hồi cao, dễ thi công

– Bề mặt nhẵn, không cần sơn, phủ

Quý khách hàng nhu cầu đặt mua các sản phẩm cao su lưu hóa có thể tham khảo thêm thông tin trên website caosukythuatsg.com hoặc liên hệ hotline 0901.608.533 [A.Mạnh] để được tư vấn và báo giá chi tiết cụ thể.

Chủ Đề