Đánh trận giả tiếng anh là gì

- Trò chuyện: Bấm vào "Chat với nhau"

- Gửi câu hỏi: Bấm vào "Gửi câu hỏi"

- Trả lời: Bấm vào

bên dưới câu hỏi màu đỏ

- Thành viên nên tự đưa ra giải đáp/câu trả lời của mình khi đặt câu hỏi

- Yêu cầu thành viên gõ tiếng Việt có dấu

- Vi phạm nội quy sẽ bị ban nick. Mời xem tại đây

chiến tranh ; chiến trường ; chiến ; chiến đấu với ; chiến đấu ; chống lại ; chống ; chổng ; chữa ; cuộc giao đấu tay đôi ; cuộc trận đánh ; cuộc đấu ; gia chiến đấu ; hình chiến đấu ; lực lượng chiến đấu ; song đấu ; stone ; tay đôi ; tham gia đánh trận giả ; trâ ̣ n ; trận chiến ; trận ; trận đấu tay đôi ; tác chiến ; đánh nhau ; đánh tay đôi với ; đánh đấm ; đấu trên bộ ; đấu ;

chiến tranh ; chiến trường ; chiến ; chiến đấu với ; chiến đấu ; chống lại ; chống ; chổng ; chữa ; cuộc giao đấu tay đôi ; cuộc trận đánh ; cuộc đấu ; gia chiến đấu ; hình chiến đấu ; lực lượng chiến đấu ; song đấu ; stone ; tham gia đánh trận giả ; thiểu ; trâ ̣ n ; trận chiến ; trận ; trận đấu tay đôi ; tác chiến ; đánh nhau ; đánh tay đôi với ; đánh đấm ; đấu trên bộ ; đấu ;


an engagement fought between two military forces

combat; fight; fighting; scrap

the act of fighting; any contest or struggle

battle or contend against in or as if in a battle


* danh từ
- [từ Mỹ,nghĩa Mỹ], [quân sự] chiến xa, xe bọc thép

* danh từ
- [từ Mỹ,nghĩa Mỹ], [quân sự] bệnh thần kinh [do chiến đấu căng thẳng]

* tính từ
- chiến đấu, tham chiến
=combatant comrades+ bạn chiến đấu
=combatant forces+ lực lượng chiến đấu
=combatant arms+ [từ Mỹ,nghĩa Mỹ], [quân sự] những đơn vị tham chiến
=combatant officers+ những sĩ quan trực tiếp tham chiến
* danh từ
- chiến sĩ, người chiến đấu

* tính từ
- bị loại ra khỏi ngoài vòng chiến đấu

* danh từ
- cuộc đánh nhau thường có vũ khí giữa hai người; trận quyết đấu tay đôi

Từ Điển Anh Việt Oxford, Lạc Việt, Vdict, Laban, La Bàn, Tra Từ Soha - Dịch Trực Tuyến, Online, Từ điển Chuyên Ngành Kinh Tế, Hàng Hải, Tin Học, Ngân Hàng, Cơ Khí, Xây Dựng, Y Học, Y Khoa, Vietnamese Dictionary

Câu chuyện bắt đầu từ những ngày đánh trận giả [mỗi ngày tôi bị 'giết' cả chục lần] và cũng kết thúc bằng một hoài niệm [mọi sự nay đã bình thường, chỉ là tôi không còn chơi trò trận giả].

Mời quý vị chia sẻ kỷ niệm của mình qua bài viết có độ dài từ 500 - 1000 chữ. Nội dung là suy nghĩ của quý vị về một khía cạnh liên quan Việt Nam 30 năm qua - cảm nhận về một Việt Nam hôm qua, hôm nay.

Năm 1975, tôi 8 tuổi. Chiến tranh là chuyện của người lớn.

Bọn trẻ con chúng tôi vẫn hồn nhiên đánh trận giả, súng nhỏ là mấy thanh tre cột lon sữa bò, súng lớn thì thay bằng lon dầu đậu nành quân tiếp vụ. Oản tù tì, bên nào thua phải làm Việt cộng.

Người lớn nói VC ác lắm nhưng chúng tôi không quan tâm. Việt cộng hay quốc gia chỉ là trò chơi, chẳng ai xấu hổ khi phải làm VC cả. Tôi không giỏi trong cái trò oẳn tù tì nên hay phải đóng giả VC.

Một buổi chơi tôi bị "giết" cả chục lần. Chẳng sao cả, đó chỉ là trò chơi. Chiến tranh ở đâu không biết chứ Saigon thì khá bình yên, chỉ thỉnh thoảng thấy trực thăng bay qua.

Những ngày cuối tháng tư 1975 tôi mới bắt đầu biết đến chiến tranh.

Một sáng nọ dì tôi đến nhà chơi. Gần trưa thì nghe tiếng nổ rất lớn.

Dì tôi vội vàng trở về vì không biết chuyện gì xảy ra. Sau đó mới biết Dinh Độc Lập bị ném bom.

Vài ngày sau dì và gia đình ra đi. Chồng của dì là sĩ quan cấp tá, ông đủ khả năng đưa vợ con đi trước để khỏi vướng bận gia đình còn bản thân ông thì phải học tập cải tạo 9 năm.

Gia đình tôi cũng bỏ sẵn quần áo vào mấy cái túi. Ba tôi cậy cục xin được một tờ giấy cho phép cả gia đình vào tòa Đại sứ Mỹ để di tản.

Ông đã thử đi thăm dò rồi về nhà lắc đầu.

Với đàn con nhỏ, ba mẹ tôi sẽ không thể nào chen chân qua nổi đám đông vây quanh tòa đại sứ. Không có sắp hàng, người ta đạp nhau để vào được bên trong.

Mẹ tôi thì tìm một người bạn có chồng là sĩ quan hải quân, hy vọng có chỗ trên một con tàu nào đó. Mấy đứa bạn tôi nói ba mẹ chúng cũng chuẩn bị di tản. Không biết từ đâu mà có tin VC sẽ bắt trẻ con đem rút móng tay làm bọn nhóc chúng tôi đi ngủ cũng toàn gặp ác mộng. Mấy đứa bé khóc thì bị dọa "có muốn gọi VC đến không?" thế là chúng im thin thít.

Gần đến cuối tháng mọi việc ở Sài gòn đã xấu đi nhiều.

Đêm không có điện, gia đình tôi phải sang hàng xóm ngủ nhờ vì nhà của họ kiên cố, lỡ VC pháo kích thì cũng an tâm hơn. Chính gia đình hàng xóm mời chúng tôi sang.

Hình như trong lúc nguy hiểm con người cũng như mọi động vật khác có khuynh hướng tụ lại thành bầy đàn. Sự sợ hãi của người lớn đã lan sang trẻ con. Chúng tôi đi lại rón rén, không đứa nào còn dám cười đùa nữa.

Ngày 30 tháng tư tôi vẫn còn nhớ rõ. Gia đình tôi đang ở trong nhà thì có tiếng gõ cửa.

Một chú lính hỏi xin ba tôi đồ xi-vin, rồi người nữa người nữa.

Ba tôi khổ người nhỏ bé, mấy chú lính trông rúm ró trong bộ đồ chật nhưng tôi không dám cười.

Tôi thấy họ đang rất hoảng loạn. Mặt của họ tái mét, mồ hôi nhỏ giọt. Mấy người đàn ông trong xóm cũng cho họ quần áo.

Họ mặc vội mặc vàng rồi ra đi, không biết họ đi đâu và có được an toàn trong bộ thường phục không? Ai cũng nghĩ nếu có tắm máu thì quân nhân là người bị giết đầu tiên.

Đến trưa thì có tin ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ba mẹ tôi ngồi khóc, chị em chúng tôi nhìn mà không hiểu tại sao.

Khoảng 2 giờ chiều thì bộ đội diễu hành ở ngoài đại lộ. Tôi không biết họ bắn súng ăn mừng hay làm gì khác mà nghe như sấm rền.

Buổi chiều nhà nào trong xóm cũng vội vàng ra cạo cờ 3 sọc sơn trước cửa.

Bên hông một nhà lầu gần đó có ai viết "Đả đảo cộng sản" và "Đừng nghe những lời CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm" từ cả năm trước, thế là mọi người cố xóa cho bằng được.

Sáng hôm sau, tôi nghe thấy mấy giọng là lạ. Hé cửa nhìn ra thì thấy mấy người đàn ông mặc đồ xanh.

Họ tươi cười, nói giọng miền Bắc "Các chú là bộ đội giải phóng. Bố mẹ cháu có nhà không?" Họ chẳng bắt bớ, giết chóc ai, không hung tợn như những gì tôi hình dung trong đầu.

Tôi nhớ dường như họ chẳng mang cả vũ khí.

Vài ngày sau, ba mẹ tôi và tất cả người lớn trong xóm đi học chính trị. Khóa học chỉ kéo dài vài ngày và mọi thứ dần bình thường trở lại.

Tôi không còn mơ thấy bị VC bắt rút móng tay nữa. Chỉ có điều bọn trẻ con chúng tôi không chơi đánh trận giả nữa.

...........................................................................................

Đinh Vũ, Montreal
Ba tôi củng là công chức của chính quyền VNCH trước đây. Ông lo chu toàn trách nhiệm của mình nên đã không rời VN đi.

Ba tôi đã từng đi vài nước và ông thấy quê hương VN là đáng yêu thương hơn cả, với lý do ông ấy đã chọn ở lại VN vì sắp hết chiến tranh, về quê sống an hưởng tuổi già trong thanh bình. Ba tôi là người miền Nam, hiểu biết về CS quá ít và ông ấy đã trả giá gần 10 năm trong trại cải tạo cho niềm tin sai lầm. Ba tôi may mắn sống sót trở về gia đình và cho biết đã có nhiều người không bao giờ trở về vì sự đày đọa.

Ba của bạn tôi có 1 cửa hàng bán đồ điện, có cảm tình với cách mạng và đã dùng cửa hàng đó để giúp CS ém quân năm 1968 để rồi sau 1975 bị quy là tư sản và bị tịch thu cửa hàng, cả gia đình phải đi kinh tế mới. Sống không nổi bạn tôi trốn về SG và phải sống bất hợp pháp bên ngoài căn nhà cũ của mình, trên chính quê hương mình. Những điều trên được nhìn với con mắt bình thường vì nó nhiều quá.

30 năm sau nếu các bạn nhìn lại những gì xảy ra 30 năm trước bạn sẽ thấy nhiều điều vô lý đến cùng cực mà có ai chịu trách nhiệm đâu. Chắc chắn sau nầy sẽ có 1 bộ sử trung thực hơn về thời gian 50 năm đánh trận giả, trận thật và làm lòng dân ly tán.

Lan, Saigon
Đây là suy nghĩ suốt 30 năm của tôi. Mong BBC cho phép đăng. Bạn Đan hồi đó còn nhỏ quá nên chưa hiểu rõ bộ mặt thật của cộng sản, giờ bạn có còn ngây thơ như vậy không? Bộ đội miền Bắc trông vô hại như bạn nghĩ chỉ là cái vỏ bề ngoài. Cấp trên bảo họ làm vậy để phục vụ cho mục đích sau này. Cái đó gọi là “mật ngọt chết ruồi”. Mấy ông cộng sản họ khôn lắm. Đầu tiên họ đối xử rất tốt với bạn để bạn không đề phòng họ nữa, ngôn ngữ cộng sản là "mất cảnh giác". Rồi đùng một cái mấy ổng ra tay, một mẻ lưới là hốt trọn gói. Nếu sớm lộ mặt thì liệu có bắt được hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức cộng hòa đi cải tạo không, có cướp được vô số tài sản của người giàu không? Rất nhiều người miền Nam đã mắc lừa và gia đình tui là một ví dụ.

Ba tôi vốn là một trí thức bị động viên rồi trở thành sĩ quan quân lực VNCH. Sau ngày thất trận ba tạm ẩn dưới quê ngoại. Mấy ông bộ đội đến nhà khuyên nội tôi gọi ba về trình diện. Họ nói hay lắm, giờ tui còn nhớ một ít. Nào là bộ đội chỉ đánh Mỹ giải phóng nhân dân khỏi áp bức bóc lột, nào là những người lầm đường lạc lối luôn được cách mạng khoan hồng, nào là cùng bắt tay xây dựng đất nước vì tương lai con em chúng ta v.v Nội tin nên đã lặn lội đi tìm ba, ba không chắc lắm nhưng cũng về. Hòa bình rồi, ai cũng muốn làm những việc mà trước đó không thể làm do chiến tranh. Ba thì muốn trở lại công việc cũ để lo tuổi già cho nội, tương lai của con cái. Ở nhà ít ngày thì có giấy gọi ba đi học tập cải tạo một tháng. Ông ôm hôn các con, nói ! đi học ít lâu thì về... Tôi là chị hai nên ba nhờ tôi chăm sóc nội và các em, ba còn nói một tháng thì không chắc nhưng cùng lắm một năm là gia đình xum họp, lúc đó ba sẽ lo cho mấy chị em học hành đến kỹ sư bác sĩ. Ai có ngờ đó là ngày cuối cùng cha con gặp nhau.

Một năm không thấy ba về rồi hai năm ba năm cũng không. Nội đi thăm nuôi kể ba tiều tụy đi rất nhiều, lần gặp cuối ba nói vì thương gia đình nên ra trình diện, ai ngờ chúng tráo trở gian ác như thế. Một bữa nọ trại gửi giấy báo ba tôi chết, gia đình lên xin mang hài cốt về thì nói chôn đâu đó trong rừng. Mãi đến năm 87 có người cùng học tập cải tạo chung với ba tôi về kể ba bị cây đè chết, bạn tù có đánh dấu chỗ chôn để sau này cải táng. Một thuộc cấp của ba cũng tin những lời cộng sản nên sớm buông súng đầu hàng để rồi mất hết nhà cửa ruộng vườn, xin việc thì chẳng nơi nào nhận vì là ngụy quân. Ảnh nói nếu biết đầu hàng để mang nhục, sống như công dân hạng bét thì đã liều một phen tử chiến, chết còn để tiếng thơm. Năm 75 cộng sản bắt mấy trăm ngàn người miền Nam đi cải tạo, thực chất là tù vô thời hạn vì đâu có kêu án. Ai bị tù còn biết xem lịch đếm ngày tự do, dân học tập cải tạo chỉ trông vào vận số chớ chẳng biết ngày về.

Gia đình chồng tôi cũng khốn khổ không kém vì những lời đường mật. Trước 75 gia đình chồng là những người giàu sau mấy chục năm trời buôn bán đầu tắt mặt tối, có được mấy căn nhà, vài hiệu buôn. Sau giải phóng hiến một căn cho chính quyền nhân dân cách mạng, được biểu dương là yêu nước, khuyên nên tiếp tục làm ăn. Dè đâu một hôm nọ cả nhà bị bắt đi kinh tế mới, trên người chỉ có mỗi bộ quần áo. Ít lâu sau em chồng ốm chết, cả nhà không chịu nổi bỏ về thành phố thì thấy nhà cửa của mình cái làm trụ sở, cái để cán bộ miền Bắc vào ở. Má chồng tôi hay nói hồi nảo mấy ổng ngọt ngào quá, thân thiện quá nên cả nhà tin sái cổ, có mấy người tốt từ Bắc vào khuyên tẩu tán tài sản đi nhưng không nghe để cuối cùng tay trắng. Ông Thiệu có nói "Đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm", lúc đó chẳng ai thèm nghe, sau này sáng mắt ra cả. Ông Thiệu là người không ra gì thật nhưng nghĩ lại thì lời ông ta đáng được ghi vào sách vở. Cộng sản nói rất nhiều, rất hay, toàn những lời hoa mỹ nhưng nói nhiều hơn làm.

Người dân VN cái gì cũng có hết nhưng toàn trên giấy thôi. Nội tui đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn còn ân hận là đã đẩy con mình vào chỗ chết. Nếu ba tôi có tội bị kêu án thì một tiếng tôi cũng chẳng than van. Đằng này dùng lời lẽ ngon ngọt để dụ dỗ rồi giam người ta đến chết. Ông chết rồi vẫn bị làm nhục. Mấy bữa rày ngày nào chẳng ra rả kỷ niệm giải phóng miền Nam, chửi rủa ngụy quân ngụy quyền. Nếu đảng thật sự muốn hòa giải thì phải bỏ mấy lời lẽ đó đi.

Andy Nguyễn, Arlington, Hoa Kỳ
Tháng tư năm 75, tôi cũng 8 tuổi, và chiến tranh không chỉ là chuyện của người lớn. Bọn trẻ con chúng tôi đã mất đi sự hồn nhiên để có thể tiếp tục chơi đánh trận giả.

Tôi còn nhớ mãi hình ảnh tôi và các anh em tôi ngồi trên ghế xích đu trước nhà, ôm chặt lấy thân mình của người cha thân mến, và linh cảm một tai hoạ sẽ giáng xuống trên mái gia đình êm ấm. Trong bóng đêm, bên kia Quốc Lộ 15, ánh đèn xe chạy rồi ngừng trước các cửa nhà. Những bóng đen đi vào trong nhà rồi lại dẫn thêm một người đi ra.

Chúng tôi, bọn trẻ con, đã mất đi sự hồn nhiên từ dạo ấy. Ngày hôm sau, cả một tiểu đội bộ đội vũ trang AK47 tràn vào nhà tôi. Tôi còn nhớ mãi không nguôi hình bóng người cha hiền chân mang đôi dép da nâu, mặc chiếc quần tây xám và chiếc áo sơ-mi xanh tay ngắn, ngồi trên chiếc ghế gỗ, lưng dán sát vào tường, mồ hôi lấm tấm trên trán.

ác anh bộ đội "giải phóng" AK 47 gờm trên tay, sẵn sàng nhả đạn. Lời tuyên bố:"Nếu kiếm ra vàng trong nhà, sẽ xử tử ngay tại đâỵ" Mẹ tôi mới sanh Út Lữ được mấy ngày còn đang nằm trên giường có màn phủ kín. Các anh em tôi sợ hãi nín khe.

Bà ngoại tôi cố vuốt ve cơn giận của những người chiến thắng. Kiếm không ra vàng, những người "giải phóng" kéo nhau đi, mang theo người cha yêu dấu, 3 năm sau mới gặp lại; để rồi lại bị bắt đi 3 năm nữa vì tội vuợt biên. Chúng tôi, bọn trẻ con, đã mất đi sự hồn nhiên từ dạo ấỵ Cha đi tù. Mẹ bệnh hoạn. Chúng tôi, một đàn con thơ, lớn nhất là 14, nhỏ nhất được đôi tuần, tự lực cánh sinh dưới sự lo lắng tuyệt vọng của bà ngoại. Chúng tôi trở thành những anh hùng lao động: câu cá, chài cá, bắt sò, chặt cũi, cuốc đất, v.v.

Tôi còn nhớ hoài không quên đám rau dền có hoa đo đỏ và có vị chua chua. Ăn mãi, rau dền mọc không nổi, anh em chúng tôi phải lội qua ruộng nhà Bà Sương. Tôi còn nhớ mãi mùi vị béo ngậy của hộp phô-ma đào được từ đống rác Mỹ ở gần Trung Ðồng. Thiên đường Mỹ Quốc bỗng trở thành hiện thực, ít nhất đến sau khi lon phô-ma được 7/8 anh em liếm sạch.

30 năm sau cho đến ngày hôm nay, những người chiến thắng, ngoài những lời lẽ tuyên truyền, vẫn chưa tỏ hành động hoà giải. Những người thua đã mất cả rồi và đã trả một giá rất đắt vì đã làm nhiệm vụ công dân của Việt Nam Cộng Hoà. Còn những người thắng có đủ đức tính để nghĩ đến quê hương dân tộc hay không? Hay vẫn còn đang miên man với những bài toán chính trị để củng cố lấy vị thế chiến thắng của mình?

Muốn xây dựng quê hương và dân tộc Việt Nam, người chiến thắng nằm trong thế chủ động. Hãy đặt súng xuống. Hãy nới thòng lọng trên cổ dân. Hãy cho mọi người có quyền nói, kể cả những người bại trận. Chúng tôi, những đứa trẻ con của những người bại trận năm xưa, nay đã trưởng thành chín chắn. Chúng tôi vẫn còn đây... thương lắm quê hương!

Dân đen
Tôi tìm ra rồi nguyên do tại sao sau 30 năm chiến tranh nóng, ngày nay vẫn còn "chiến tranh lạnh" giữa những người VNCS và VN không CS. Là vì bên này nghĩ rằng " Cộng sản luôn đồng nghĩa với tự do của dân tộc", còn bên kia thấy rằng Cộng Sản cai trị dân tộc một cách độc tài. Bên này khẳng định không theo CS thì không có quyền tham chính, nếu CS thấy sai thì CS sẽ tự sửa. Còn bên kia lại đòi hỏi nếu không được tham chính thì cũng vẫn có quyền đối lập, tranh đấu để sửa sai.

Chính quyền nào giải quyết ôn hòa được xung khắc này thì mới giúp cho quốc dân đoàn kết. Chính quyền cách mạng đã thống nhất được đất nước 30 năm rồi, tôi hy vọng họ cũng có thể tiến thêm bước nữa để đưa dân tộc tới sớm với tự do dân chủ.

Quang Liêm, TP. HCM
Xin hãy 1 lần trở lại quê hương. Chiến tranh ư, đã xa rồi. Và xin mọi người hãy nghiêm túc nhìn lại những gì chúng ta cần xây dựng ở tương lai. Đừng suy nghĩ bạn là cộng sản, tôi là người tự do. Bởi chúng ta đều là dòng giống máu đỏ da vàng, con Lạc cháu Hồng. Xin hãy cùng nhau đứng dưới lá quốc kỳ đỏ thắm như cả dân tộc đã chọn trong năm 1945. Xin hãy một lần về quê hương.

Có những sai lầm mà những người cộng sản VN đã gặp phải, nhưng chung qui một điều, không ai muốn Đất nước ta phải bị đi xuống. Các bạn hãy về quê hương, để cùng nhau xây dựng lại tổ quốc, một đất nước vốn chịu nhiều khổ đau.

Và mong rằng có bạn, có tôi trong công cuộc xây dựng để đưa VN đứng vào cường quốc kinh tế và quân sự. Cộng sản luôn đồng nghĩa với tự do của dân tộc. Do vậy, xin hãy cùng nhau xây dựng, đừng gây nên những chiến tuyến hẹp hòi giữa những người con cùng dòng máu.

Hãy chỉ rỏ những sai lầm để cùng tiến bộ, xin đừng lật ngược quá khứ. Có thể bạn đã từng chứng kiến hay chưa từng chứng kiến những hệ quả nặng nề của chiến tranh. Nhưng chúng ta hãy cố gắng hàn gắn trong hoà bình. Xin hãy một lần lắng nghe tiếng gió thanh bình trên mảnh đất VN.

Đinh Vũ, Montreal
Bài viết nầy mô tả đúng tâm trạng lúc đó, tôi cũng có suy nghĩ như vậy. Nhưng chừng một năm sau thì người miền Nam mới thật sự biết CS là như thế nào.

Tom Hà, Dallas
Câu chuyện của cậu bé có tên Đan đã mô tả sâu sắc nhưng oái oăm cái quan niệm ngây thơ trẻ con của những người mệnh danh là đoàn quân “giải phóng ” và những nhà cách mạng đấu tranh cho “độc lập, tự do và dân chủ”. Hơn thế nữa, giống như cậu bé Đan ngây thơ và vô tri, hơn 2 triệu dân Việt bỏ mình trong cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là những cái chết giả vờ đối với những con người Việt Nam bị đầu độc bởi chủ nghĩa Cộng Sản.

Và thực ra mà nói, những gì đang xảy ra tại quê hương thân yêu Việt Nam chỉ là 1 con ác mộng dài, một trò chơi nhiều hồi của đám trẻ con giả vờ có quyền hành trong tay Thật vậy, chiến thuật biển người lấy thân người làm bia đở đạn chỉ có thể xảy ra cho cậu bé Đan bằng lòng chết cả chục lần trong một ngày hay những thanh niên nhiệt huyết Việt Nam xung phong vì lý tưởng [bị tuyên truyền] giải phóng.

Thật vậy, tự do và dân chủ sau 30 năm giải phóng miền Nam chỉ dành cho nhóm thiểu số các đảng viên Cộng Sản hay những con người núp sau những chiêu bài cao đẹp nầy. Những Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Bùi Tín, Trần Dần và nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.... là những trẻ con thôi chơi trò giả vờ và chỉ muốn làm người lớn. Những thanh niên, thiếu nữ với tấm lòng cứu dân cứu nước vào giải phóng miền Nam là những người tham dự cuộc chơi với hết cả tấm lòng. Họ hăng say quá trong cuộc chơi và quên giờ đóng màn sân khấu.

Sau 30 năm, Đan vẫn là Đan. Sau 30 năm. đám trẻ chơi trò giả vờ vẫn còn miệt mài với những ảo tưởng của chúng. Đám người lớn thì trơ mặt đứng nhìn vì mặc cảm tội lổi đã từng lở chơi cái trò chơi của những đứa trẻ rắn mắt nầy. Biết đến chừng nào Đan mới được phép trưởng thành?

Chủ Đề