Công thức tính quãng đường lớp 8

VẬN TỐC

I - VẬN TỐC

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

II - CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC

Vận tốc được tính bằng công thức: \[v = \dfrac{s}{t}\]

Trong đó:

     + \[v\]: vận tốc

     + \[s\]: quãng đường

     + \[t\]: thời gian đi hết quãng đường đó

III - ĐƠN VỊ CỦA VẬN TỐC

- Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.

- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là $m/s$

- Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc $m/s$ hay $km/h$.

- Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: $1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h$  hay $1km/h{\rm{ }} = \dfrac{1}{{3,6}}m/s$ .

- Dụng cụ đo vận tốc: tốc kế [còn gọi là đồng hồ vận tốc]

IV -  LƯU Ý

- Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc:

  $1$ nút  = $1$ hải lý/h = $1,852$ km/h = $0,514$ m/s hay $1$ m/s = \[\dfrac{1}{{0,514}}\]  nút.

- Vận tốc ánh sáng: ${3.10^8}m/s = 300.000{\rm{ }}km/s$

- Đơn vị chiều dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”.  Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.

+ Năm ánh sáng $ = 9,{4608.10^{12}}km\; = {10^{16}}m$

+ Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là $4,3$ năm ánh sáng gần bằng $43$ triệu tỉ mét.

Sơ đồ tư duy về vận tốc - Vật lí 8

Công thức tính vận tốc lớp 8

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Công thức tính vận tốc do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu Chuyển động cơ học này với các bài tập vận dụng được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Toán và Vật lý 8. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Chú ý: Dựa vào vận tốc có thể so sánh chuyển động của các vật nhanh hay chậm.

+ Vật có vận tốc càng lớn thì chuyển động càng nhanh.

+ Vật có vận tốc càng nhỏ thì chuyển động càng chậm.

1. Công thức tính quãng đường, công thức tính vận tốc

Quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian

Công thức:

Trong đó: S là quãng đường [km], v là vận tốc [km/h]; s là thời gian [s]

Các dạng bài toán chuyển động thường gặp là: chuyển động cùng nhau ngược nhau, chuyển dộng trước sau; chuyển động xuôi dòng – ngược dòng; …

2. Công thức tính vận tốc dòng nước

Vận tốc của cano khi chuyển động trên dòng nước:

Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước.

Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước.

  • Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực của cano + vận tốc dòng nước

+ Vxuôi = Vvật + Vdòng

  • Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực của cano - vận tốc dòng nước

+ Vngược = Vvật – Vdòng

  • Vận tốc dòng nước = [vận tốc xuôi dòng – vận tốc ngược dòng]/2

+ Vdòng = [Vxuôi - Vngược] : 2

  • Vận tóc của vật = [ Vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng]/2

+ Vvật = [Vxuôi + Vngược] : 2

  • Vận tốc xuôi dòng - vận tốc ngược dòng= Vận tốc dòng nước x 2

+ Vxuôi– Vngược = Vdòng x 2

3. Một số công thức các ạn cần nắm được

Các công thức cần nhớ

Thời gian đi = quãng đường : vận tốc = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ [nếu có].

Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ [nếu có].

Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ [nếu có].

Vận tốc = quãng đường : thời gian [v = s:t]

Quãng đường = vận tốc × thời gian [s = v.t]

4. Câu hỏi vận dụng công thức vận tốc dòng nước

Câu 1. Lúc 8 giờ, một ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B. Vận tốc của ca nô khi nước yên lặng là 20km/h, và vận tốc của dòng nước là 4km/h. Đến 9 giờ 15 phút thì ca nô đến B. Tính độ dài của quãng sông AB?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vận tốc ca nô khi xuôi dòng là :

20 + 4 = 24 [km/h ]

Thời gian ca nô đi từ A đến B là:

9 giờ 15 phút – 8 giờ = 1 giờ 15 phút = 1,25 [giờ]

Quãng sông AB dài là

24.1,25 = 30 [km]

Câu 2.Bến A và bến B cùng nằm trên một con sông, cách nhau 33km. Một canô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B trong 2 giờ 12 phút. Biết vận tốc của dòng nước là 5km/h. Thời gian ca nô đi từ B đến A nhiều hơn thời gian đi từ A đến B là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đổi: 2 giờ 12 phút = 2,2 giờ.

Vận tốc của canô khi xuôi dòng là :

33 : 2,2 = 15 [km/h]

Vận tốc của canô khi ngược dòng là :

15 – 2.5 = 5 [km/h]

Thời gian ca nô đi từ B đến A là:

33 : 5 = 6,6 [giờ]

Thời gian ngược dòng nhiều hơn thời gian xuôi dòng :

6,6 – 2,2 = 4,4 [giờ]

Câu 3.Bến B và bến C cùng nằm trên một con sông, cách nhau 42km. Một canô đi xuôi dòng từ bến B đến bến C trong 2 giờ 48 phút và ngược dòng từ C về B hết 4 giờ 48 phút. Vận tốc của dòng nước bao nhiêu.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đổi: 2 giờ 48 phút = 2,8 giờ.

4 giờ 8 phút = 4,8 giờ

Vận tốc của canô khi xuôi dòng là :

42 : 2,8 = 15 [km/h]

Vận tốc của canô khi ngược dòng là :

42 : 4,8 = 8,75 [km/h]

Vận tốc của dòng nước là:

[15 – 8,75] : 2 = 3,125 [km/h]

Câu 4.Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B hết 28 phút và ngược dòng từ B về A hết 42 phút. Hỏi một cụm bèo trôi từ A về B hết bao lâu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tỉ số thời gian ca nô xuôi dòng và ngược dòng là: 28 : 42 = 2/3

Quãng đường không thay đổi thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vời nhau, nên ta có tỉ số giữa vận tốc xuôi dòng và ngược dòng là: 3/2

Suy ra: Vxuôi = [3/2]Vngược

Vận tốc dòng nước là:

Vnước = [Vxuôi - Vngược] : 2 = [1/4] Vngược

Vì trên cùng một quãng đường thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc:

Nên thời gian cum bèo trôi = 4.thời gian ngược dòng = 4.42 = 168 [phút]

Câu 5. Lúc [5h ] sáng Hoàng Dũng chạy thể dục từ nhà ra đến cầu Chương Dương rồi từ cầu Chương Dương chạy về nhà. Biết từ nhà ra cầu Chương Dương dài 2,5 [km ]. Hoàng Dũng chạy với vận tốc [5km/h] và khi ra đến cầu Hoàng Dũng quay đầu chạy ngược về nhà luôn. Hỏi Hoàng Dũng về tới nhà lúc mấy giờ?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có:

+ Lúc 5 giờ: Hoàng Dũng từ nhà chạy ra cầu Chương Dương

Thời gian Hoàng Dũng chạy từ nhà ra đến cầu và từ cầu về nhà là:

t = s/v = 2.2,5/5 = 1h

+ Chang về đến nhà lúc: 5 +1=6 giờ

Câu 6. Một chiếc thuyền xuôi dòng một đoạn sông hết 1 giờ 10 phút, ngược dòng đoạn sông đó hết 1 giờ 30 phút. Biết vận tốc dòng nước là 5km/giờ. Chiều dài của đoạn sông đó là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đổi:

1 giờ 10 phút = 70 phút

1 giờ 30 phút = 90 phút = 1,5 giờ

Tỉ số thời gian xuôi dòng và ngược dòng là:

70 : 90 = 7/9

Trong cùng một quãng sông thì thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có tỉ số vận tóc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là: [9/7]

=> Vxuôi = [9/7]Vngược

Ta có: Vxuôi - Vngược = 2.Vnước = [2/7] Vngược

⇒ Vngược = 7.Vnước

Vận tốc khi ngược dòng là:

5.7 = 35 [km/h]

Chiều dài quãng sông đó là:

35.1,5 = 52,5 [km]

-------------------------------------------------------

Ngoài Công thức Vận tốc dòng nước trên mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm một số tài liệu:

  • Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức
  • Tổng hợp kiến thức Toán lớp 8
  • Đề cương ôn tập Toán 8 lên lớp 9

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

CHUYÊN ĐỀ CÁC DẠNG TOÁN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌCA, LÝ THUYẾT1, V = S/t VỚI *S :QUÃNG ĐƯỜNG ĐI [KM,M] *t :THỜI GIAN VẬT ĐI QUÃNG ĐƯỜNG S [GIỜ] *V :VẬN TỐC [KM/H,M/S]*QUI ĐỔI ĐƠN VỊ : 1KM/H = 1/3,6 M/S VÀ 1M/S = 3,6 KM/HĐỐI VỚI CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU TA CÓ : Vtb = S/T VỚI * S:QUÃNG ĐƯỜNG ĐI • T : THỜI GIAN ĐI HẾT QUÃNG ĐƯỜNG B, CÁC DẠNG BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG1, LOẠI TÍNH VẬN TỐC TRUNG BÌNH * CÁC BƯỚC GIẢIBƯỚC 1 : CHỌN VẬT LÀM MỐC VÀ THỜI ĐIỂM LÀM MỐCBƯỚC 2 : TÍNH CÁC QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC BƯỚC 3: TÍNH THỜI GIAN ĐI HẾT CÁC QUÃNG ĐƯỜNG ĐÓBƯỚC 4 : CỘNG TỔNG QUÃNG ĐƯỜNG ĐÃ ĐI ĐƯỢC VÀ THỜI GIAN ĐI HẾT QUÃNG ĐƯỜNG ĐÓ BƯỚC 5 :TÍNH VẬN TỐC TRUNG BÌNH2, DẠNG TOÁN CHUYỂN ĐỘNG GẶP NHAU*CÁC BƯỚC GIẢIBƯỚC 1 :CHỌN ĐỊA ĐIỂM LÀM MỐC , THỜI ĐIỂM LÀM MỐCBƯỚC 2 :KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 VẬT TẠI THỜI ĐIỂM ĐÓBƯỚC 3 : TÍNH THỜI GIAN GẶP NHAU TA LẤY KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 VẬT CHIA CHO TỔNG VẬN TỐC 2 VẬTBƯỚC 4 :TÌM ĐỊA ĐIỂM GẶP NHAU LẤY THỜI GIAN LÀM MỐC CỘNG THỜI GIAN GẶP NHAUBƯỚC 5 :TÌM QUÃNG ĐƯỜNG Ở CHỖ GẶP NHAU CÁCH ĐIỂMBAN ĐẦU ĐỐI VỚI TỪNG VẬT TA CÓ : S1 = S0 + T1* V1 S2= So + T2*V23, DẠNG TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐUỔI KỊP* CÁC BƯỚC GIẢIBƯỚC 1 :CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI ĐIỂM LÀM MỐCBƯỚC 2 :TÌM KHOẢNG CÁCH GIUUWAX2 VẬT TẠI THỜI ĐIỂM LÀM MỐCBƯỚC 3 :TÍNH THỜI GIAN ĐUỔI KỊP TA LẤY KHOẢNG CÁCH CHIACHO HIỆU VẬN TỐC GIỮA 2 VẬTBƯỚC 4 :TÌM THỜI ĐIỂM ĐUỔI KỊP TA LẤY THỜI ĐIỂM LÀM MỐC CỘNG VỚI THỜI GIAN ĐUỔI KỊPBƯỚC 5 :TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG CHỖ ĐUỔI KỊP CÁCH VỊ TRÍ BAN ĐẦU THEO CÔNG THỨC S =S0 +V1*T1 HOẶC V2*T24, DẠNG TOÁN CHUYỂN ĐỘNG TRÒN BƯỚC 1 :CHỌN VẬT LÀM MỐC VÀ THỜI GIAN ĐỂ VẬT CHUYỂN ĐỘNG NHANH HƠN ĐI HẾT 1 VÒNGBƯỚC 2 : TÌM ĐOẠN ĐƯỜNG ĐỂ VẬT CHUYỂN ĐỘNG CHẬM HƠN ĐI HẾT ĐƯỢC QUÃNG ĐƯỜNG LÀ BAO NHIÊUBƯỚC 3 : TÍNH THỜI GIAN ĐUỔI KỊP LẤY KHOẢNG CÁCH CHIA CHO HIỆU VẬN TỐCBƯỚC 4 :TÍNH SỐ VÒNG LÚC ĐUỔI KỊP VÀ CHỖ GẶP NHAU CÁCH ĐIỂM SUẤT PHÁT LÀ BAO NHIÊU[LẤY TỔNG QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC CHIA CHO CHU VI VÒNG TRÒN PHẦN DƯ RA LÀ QUÃNG ĐƯỜNG CÁCH ĐIỂM XUẤT PHÁT]

Video liên quan

Chủ Đề