Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học mà em yêu thích lớp 8

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” [Mộng Liên Đường chủ nhân].

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 [Ất Dậu] trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản [anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh] thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ [1789] Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn [18-9-1820]. Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trươc cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện [tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...] đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh [Truyện Kiều], Văn tế thập loại chúng sinh [Văn chiêu hồn] và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.

Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” [Nam Cao]. Thơ chữ Hán của Nguyễ Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực [Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm...]. Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu - nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở cùa Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh [Trung Quốc] nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta - địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.

Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát [Truyện Kiều] và song thất lục bát [Văn tế thập loại chúng sinh]. Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.

Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán - Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều cùa Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.

Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Xuyên suốt quá trình lịch sử văn học Việt Nam đã có biết bao nhiêu tác phẩm được ra đời và đi sâu vào tâm trí mỗi người con dân Việt. Thật không khó để có thể bắt gặp những trang văn mang đậm tình yêu đất nước, tính lịch sử hào hùng. Trong đó có “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “ thiên cổ hùng văn”, bẳn tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Nguyễn Trãi nổi tiếng là nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị anh minh và còn là nhà văn nhà thơ bậc thầy của nền văn học nước nhà. Bởi vậy mà ông được xứng danh là danh nhan văn hóa Thế giới. Lúc sinh thời ông là khai thân công quốc và được vua Lê Lợi anh minh rất trọng dụng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp đồ sộ trong đó phải kể đến “Bình Ngô đại cáo” Đây là bài cáo mà Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Thánh Tông viết để ban bố thiên hạ vào năm 1428. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩ Lamm Sơn dành thắng lợi, quân Minh thất bại thảm hại phải rút quân về nước, nước ta giành lại được nền độc lập tự chủ. Nhân dịp đó Lê Lợi, người chỉ huy cuộc khởi nghĩa, yêu cầu Nguyễn Trãi, là người toán tài đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, viết “Bình Ngô đại cáo” ban bố cho toàn thiên hạ biết được tin vui. Tác phẩm được viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn chính luận, nhằm thông báo chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước công chúng thiên hạ. Bài cáo lần này có ý nghĩa trọng đại, tuyên bố về việc dẹp yên giặc Minh xâm lược với bố cục được sắp xếp chặt chẽ, mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục cùng hệ thống hình tượng sinh động. Bố cục bài cáo có thể chia làm bốn phần. Phần 1: nhằm khẳng định lí tưởng nhân nghĩa cuộc kháng chiến và truyền thống bất khuất của dân tộc [từ đầu đến chứng cứ còn ghi] “Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” Tác giả nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến, tư thế độc lập dân tộc. Nhân nghĩa gắn liền với yên dân. Đây chính là tư tưởng lớn rất tiến bộ của Nguyễn Trãi, làm nền tổng thể cho cả bài cáo. Cùng cách diễn đạt sóng đôi: Đại Việt và Đại Hoa đã bao đời song song tồn tại rất đăng đối ta có thể thấy được cả niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc. Phần hai: tố cáo tội ác bọn cướp nước, lợi dụng hoàn cảnh rối ren của nước ta, đưa quân sang xâm lược và gây ra ao đau khổ cho nhân dân [tiếp đến ai bảo thần dân chịu được]. “ Nướng dân đen trên ngọn lử hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” Giặc Minh hết sức hung tàn, chúng thường rút ruột người dân treo lên cây, nấu xác người lấy mỡ thắp đèn, nhiều khi chúng mua vui bằng cách nướng người dân vô tội. Thêm đó chúng còn thực hiện chính sách thuế sai nặng nề nhằm vơ vét của cải. Do đó chúng gây nên cho nước ta những hậu quả ghê gớm, sản xuất đình trệ, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn cùng “ nheo nhóc thay kẻ góa bụa khôn cùng...”. tội ác của giặc Minh chồng chất đến nỗi không ghi hết, trời đất không dung tha, thần và dân đều không chịu được. Đau xót và căm thù, người dân Đại Viết đứng lên. Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhát, có ý nghĩa như bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn về lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu thốn và nghĩa quân ở thế yếu “ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần Khi Khôi Huyền quân không một đội” Hay “Tuần kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu” Nhưng nghĩa quân cùng sự lãnh đạo tài ba của lãnh tụ Lê Lợi đã biết đoàn kết đồng lòng, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành và ngày cành chiến thắng giòn giã, vang dội “ đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”. Còn giặc Minh liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giẵ bại trận đều nhục nhã ê trề: kẻ treo cổ, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị chặt đầu Bài cáo kết thục chuyển sang nhịp điệu khoan thai, hứng khởi với chiến thắng tâm phục khẩu phục của nghĩa quân Lam Sơn. Cùng với đó là những câu chữ thái bình, ước nguyện được thống nhất xã tắc, yên bình tự chủ của dân tộc nay đã lấy lại được. Qua đó thể hiện khát vọng xây dựng đất nước được thái bình thịnh trị, phồn thịnh hưng yên “ Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới” Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, khi xốt thương trước nỗi đau lầm tha của nhân dân, khi lo lắng trước khó khăn của cuộc khởi nghĩa, khi hùng ca ngợi chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc.

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã dựng lại cả một trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong những năm của thế kỉ XV. Qua đó ta còn thấy tinh thần yếu nước, đã truyền cảm hứng cho bao người con dân đất Việt mãi về sau. Thật xứng đáng là áng “ thiên cổ hùng văn”

Video liên quan

Chủ Đề