Công ty trung quốc tại thái bình năm 2024

VietTimes – Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của Geleximco có quy mô khoảng 100ha, tổng vốn đầu tư dự kiến ở mức 800 triệu USD [khoảng 19.600 tỉ đồng].

CTCP Tập đoàn Geleximco [Geleximco] và Công ty TNHH Ô tô Omoda & Jaecoo [thuộc Tập đoàn Chery, Trung Quốc] vừa ký hợp đồng nguyên tắc về việc đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô tại Khu công nghiệp Hưng Phú thuộc Khu Kinh tế Thái Bình.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu USD [chưa bao gồm đầu tư khu công nghiệp phụ trợ], dự kiến được chia thành 3 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 [2024-2030] có vốn đầu tư dự kiến 220 triệu USD, sản xuất 50.000 ô tô/năm; giai đoạn 2 [2031-2033] vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD, sản xuất 100.000 ô tô/năm và giai đoạn 3 [2034-2035] vốn đầu tư khoảng 380 triệu USD, sản xuất 200.000 ô tô/năm.

Tổng nhu cầu đất cho xây dựng nhà máy khoảng 100ha đáp ứng quy mô sản xuất 200.000 ô tô/năm và 100ha phát triển khu công nghiệp phụ trợ phục vụ nhu cầu nội địa hóa để xuất khẩu.

Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 và đi vào sản xuất hàng loạt từ quý 4/2025.

Lễ ký kết Hợp đồng nguyên tắc giữa Tập đoàn Geleximco và Công ty TNHH Ô tô Omoda & Jaecoo [Ảnh: thaibinh.gov.vn]

Thành lập năm 1993, Geleximco hiện là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động chính trong 5 lĩnh vực là sản xuất công nghiệp, tài chính – ngân hàng, bất động sản, thương mại – dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Geleximco đã và đang đầu tư nhiều dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện Thăng Long [900 triệu USD]; Nhà máy xi măng Thăng Long [270 triệu USD]; Nhà máy bột giấy An Hòa và Nhà máy Giấy An Hòa [450 triệu USD].

Tập đoàn của ông Vũ Văn Tiền cũng là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Honda Việt Nam [VAP] – chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô xe máy có tổng vốn đầu tư 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Như Quỳnh [Hưng Yên].

Trong khi đó, Chery là nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, thành lập năm 1997, trụ sở hiện nay đặt tại Vũ Hồ, tỉnh An Huy. Năm 2022, tổng sản lượng tiêu thụ của Chery đạt 1,25 triệu xe và từ đầu năm 2023 đến nay tập đoàn này đã tiêu thụ hơn 1,2 triệu xe.

Trước đó, CTCP Thái Bình Hưng Thịnh [Thái Hưng] và Công ty Roding Mobility [Roding] ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất các dòng xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ tại Việt Nam.

Sau khi nhận chuyển giao công nghệ từ Roding, Thái Bình Hưng Thịnh sẽ sản xuất thương mại các mẫu xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ, phân phối cho thị trường Việt Nam và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy cơ điện Thái Hưng đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt lần đầu ngày 8/1/2020 và điều chỉnh ngày 30/12/2022 với mục tiêu gia công, lắp ráp và sản xuất xe điện 2 bánh, 3 bánh và ô tô điện.

Tổng công suất toàn dự án là 15.000 xe/năm, trong đó, riêng ô tô điện có quy mô công suất thiết kế là 5.000 xe/năm. Theo kế hoạch, nhà máy này sẽ hoạt động vào quý IV/2023 và ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2024./.

VietTimes – Theo Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, tập đoàn này mong muốn hợp tác với Hà Nội trong các dự án phát triển hạ tầng tiềm năng, coi Hà Nội là cứ điểm quan trọng của tập đoàn ở khu vực Đông Nam Á.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn tiếp ông Nghiêm Giới Hòa, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương [Trung Quốc]

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa buổi tiếp ông Nghiêm Giới Hoà – Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương [Trung Quốc].

Tại buổi tiếp, ông Hòa cho biết, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương là doanh nghiệp tư nhân thứ 2 Trung Quốc nằm trong 500 tập đoàn lớn nhất thế giới và mong muốn hợp tác với Hà Nội trong các dự án phát triển hạ tầng tiềm năng.

Theo người đứng đầu Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, tập đoàn có dự định đặt trụ sở chính tại Hà Nội, coi đây là cứ điểm quan trọng của tập đoàn ở khu vực Đông Nam Á.

Ông Hòa kỳ vọng chính quyền thành phố sẽ tạo điều kiện, cũng như cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật để tập đoàn có thể tăng cường cơ hội hợp tác tại Hà Nội.

Ngoài ra, ông Nghiêm Giới Hòa đã trao đổi những kinh nghiệm quản lý phát triển đô thị, nhà và công trình tại Trung Quốc cũng như các dự án của tập đoàn ở một số quốc gia trong khu vực.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định, trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển ngày càng tốt đẹp, Hà Nội luôn mong muốn mở rộng hợp tác, chào đón các doanh nghiệp, đối tác Trung Quốc tới đầu tư, hoạt động.

Theo ông Tuấn, Hà Nội đang tập trung phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; hoàn thành xây dựng các tuyến quốc lộ, cao tốc, vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch.

Ông Tuấn cho biết, một số dự án lớn có sự đồng hành của các đối tác nước ngoài từ chuyển giao công nghệ, tư vấn tới đầu tư, có thể kể đến dự án Vành đai 4, tuyến đường sắt đô thị Hồ Tây - Hòa Lạc, Công viên Hà Đông, dự án cầu Tứ Liên qua sông Hồng…

“Đây đều là các dự án có vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết mạch giao thông cũng như đóng góp vào diện mạo Thủ đô hiện đại, văn minh”, ông Tuấn nói.

Ngoài ra, ông Tuấn gợi mở Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương có thể xem xét đầu tư vào những dự án mà tập đoàn có thế mạnh; thông qua hợp tác, hai bên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tạo tiền đề tốt hướng tới hợp tác lâu dài./.

Chủ Đề