Cong văn phối hợp làm việc vơi đoàn công tác năm 2024

Chiều 12/1, đoàn công tác của UBND tỉnh Phú Yên do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk. Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành hữu quan.

Cong văn phối hợp làm việc vơi đoàn công tác năm 2024
Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai tỉnh đã tiến hành trao đổi về việc đề xuất cấp có thẩm quyền liên quan quy hoạch, chủ trương và định hướng triển khai đầu tư Tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột và Tuyến đường bộ cao tốc Phú Yên – Đắk Lắk. Đây là hai phương thức vận tải và là trục đường chiến lược kết nối Đông – Tây, kết nối “Rừng” với “Biển”, kết nối đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung… mở ra phương thức vận chuyển khối lượng lớn, có giá cước vận chuyển thấp, năng suất cao, tăng khả năng liên kết vùng, kết nối giao thông đa phương thức, thuận lợi. Từ đó nâng cao năng lực thông hành, giảm chi phí logictis, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của hai tỉnh nói riêng và khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung nói chung.

Cong văn phối hợp làm việc vơi đoàn công tác năm 2024
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ (giữa) phát biểu tại buổi làm việc

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 và Quyết định số 1468/QĐ-TTg, ngày 24/8/2015, Tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột có điểm đầu nối với đường sắt thống nhất Bắc – Nam tại Km1209+350 (Ga Phú Hiệp mới) thuộc thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; điểm cuối nối với đường sắt khu vực Tây Nguyên tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tuyến có tổng chiều dài khoảng 169 km, giai đoạn đầu tư từ năm 2020-2030 và sau năm 2030.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, Tuyến đường bộ cao tốc Phú Yên – Đắk Lắk có điểm đầu tại Cảng Bãi Gốc, tỉnh Phú Yên, điểm cuối tại khu vực cửa khẩu Đắk Ruê, tỉnh Đắk Lắk. Tuyến có tổng chiều dài khoảng 220 km, quy mô đầu tư 2-4 làn xe, kết nối với các trục giao thông trọng yếu của quốc gia và đi qua Khu kinh tế Nam Phú Yên, dọc theo hệ thống cảng cạn trên hành lang vận tải Quốc lộ 29, kết nối cửa khẩu, cảng biển, sân bay, đường sắt.

Cong văn phối hợp làm việc vơi đoàn công tác năm 2024
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh (giữa) phát biểu tại buổi làm việc

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của hai tỉnh và tầm quan trọng trong việc kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, đồng thời để đảm bảo triển khai thực hiện theo đúng chủ trương, tinh thần của Bộ Chính trị, Chính phủ, qua trao đổi ý kiến tại buổi làm việc, lãnh đạo hai tỉnh đã thống nhất đồng kính trình Bộ Giao thông vận tải quan tâm, xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép cập nhật, bổ sung quy hoạch Tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột vào Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và sớm triển khai thực hiện đầu tư Tuyến đường bộ cao tốc Phú Yên – Đắk Lắk (trước năm 2030); tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp tuyến Quốc lộ 29.

Bên cạnh đó, lãnh đạo hai tỉnh cũng chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan chủ động, tích cực phối hợp, sớm hoàn thiện các văn bản để trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải trong thời gian tới.

Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Ban Dân tộc tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Làm việc với Đoàn công tác, về phía huyện Than Uyên có đồng chí Lò Văn Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; Trưởng các phòng, ban chuyên môn của huyện Than Uyên.

Đại diện lãnh đạo huyện Than Uyên báo cáo tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo huyện Than Uyên đã báo cáo về triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024 lĩnh vực văn hóa - xã hội. Theo đó, trong quý I, ngành Giáo dục huyện đã tăng cường các biện pháp huy động học sinh, duy trì tỉ lệ chuyên cần trước và sau Tết Nguyên đán. Tỉ lệ chuyên cần chung toàn huyện đạt 96,7%. Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; chính sách bảo hiểm xã hội. Tổ chức thành công các hoạt động văn nghệ, thể thao, du lịch Chào năm mới 2024 gắn với kỷ niệm 20 năm chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao được tổ chức tại các xã, thị trấn tạo không gian văn hóa, không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân các dân tộc trong huyện nhân dịp năm mới, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, thu hút được đông đảo du khách tham gia. Lũy kế đến 20/02/2024, toàn huyện đã đón 7.958 lượt khách du lịch lưu trú, trong đó có 131 khách quốc tế.

Đồng chí Lò Văn Hương - Bí thư Huyện ủy Than Uyên phát biểu kiến nghị một số nội dung tại buổi làm việc.

Huyện cũng chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh với 6 dự án đảm bảo theo đúng quy định.

Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, huyện Than Uyên đã triển khai hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và Chính phủ được triển khai đồng bộ đến 100% các cơ quan, đơn vị từ cấp huyện, xã; 100% trường học đã tích cực sử dụng các phần mềm trong quản lý và dạy học; triển khai khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp, App VNeID tích hợp thông tin bảo hiểm y tế...

Để thực hiện các nhiệm vụ, huyện Than Uyên cũng kiến nghị một số nội dung: Đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho người học nghề; phân cấp cho các đơn vị liên quan để xây dựng đề án bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; điều chỉnh một số nội dung trong thực hiện các dự án của chương trình mục tiêu quốc gia...

Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn công tác đã phát biểu các ý kiến trong đó làm rõ thêm các kiến nghị của huyện, gợi mở các nội dung, vấn đề mà huyện cần quan tâm, ưu tiên triển khai thực hiện: Tạo sự đột phá, lan tỏa đối với các dự án đầu tư công; khai thác tối đa tiềm năng phát triển du lịch; đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi làm việc.

Đánh giá cao sự vào cuộc trong thực hiện nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu năm mới của huyện Than Uyên, phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị huyện cần tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã đề ra.

Để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024, yêu cầu UBND huyện và các sở, ngành có liên quan tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, phát huy tinh thần trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, tập trung lãnh đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ đã đề ra. Bám sát Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Thực hiện tốt kết luận của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại tỉnh Lai Châu tháng 11/2023.

Thường xuyên rà soát, đánh giá các chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội năm 2024 trên cơ sở phân tích các điều kiện và khả năng hoàn thành kế hoạch đối với từng chỉ tiêu, nhiệm vụ có giải pháp cụ thể; huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nắm chắc cơ sở, sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Tập trung công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; thực hiện đổi mới trong công tác dạy và học, chương trình đổi mới sách giáo khoa; khai thác tối đa tiềm năng du lịch, gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, coi phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường công tác truyền thông, quảng bá thu hút khách du lịch và nhà đầu tư. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện tập trung xây dựng hồ sơ thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét công nhận “Lễ Tết độc lập mùng 2/9” là Lễ hội quy mô cấp tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xác thực hồ sơ điện tử trong khám, chữa bệnh...

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đề nghị huyện chủ động cân đối bố trí đối ứng từ ngân sách địa phương, lồng ghép, huy động tối đa các nguồn lực tài chính hợp pháp khác để thực hiện đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung hỗ trợ…