Công việc của bố là nghiên cứu và giảng bài cho các ảnh chỉ sinh viên

Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.

Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.

Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 2: Kể về một vị bác sĩ

Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.

Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.

Em rất quý mến và tự hào về cô.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 3: Kể về một kĩ sư công nghệ phần mềm

Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone.

Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư.

Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc.

Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em.

Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 4: Kể về một kĩ sư thiết kế xây dựng

Anh Nhân, con trai của bác em là kĩ sư thiết kế xây dựng. Anh làm việc tại công ty xây dựng của thành phố.

Năm nay anh Nhân ba mươi tuổi. Anh cao ráo, vai và ngực vạm vỡ như lực sĩ. Tóc anh lúc nào cũng hớt cao, gọn và đẹp. Anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa năm hai mươi ba tuổi và đã có bảy năm kinh nghiệm làm thiết kế xây dựng. Hiện nay, anh là kĩ sư trưởng của công ty xây dựng thành phố. Hằng ngày, anh nhận vẽ đồ án thiết kế cho các công trình xây dựng trong thành phố. Có những công trình phải thực hiện trong cả hai năm trở lên, lúc ấy, anh Nhân phải ra tận hiện trường làm việc để giám sát công trình. Anh là một kĩ sư giỏi và tận tuỵ với nghề.

Em rất yêu quý anh Nhân, anh của em thật tài giỏi và là tấm gương sáng để em noi theo.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 5: Kể về Bố em làm kế toán

Bố em làm kế toán tại một công ty du lịch.

Hàng ngày bố phải ngồi rất nhiều giờ bên máy vi tính để nhập dữ liệu, chi phí của từng đoàn khách du lịch. Bố phải thường xuyên kiểm tra sổ sách, chứng từ thu, chi xem đã hợp lệ chưa. Công việc của bố bận lắm. Cứ đến cuối tháng bố lại bận rộn với công việc báo cáo thuế.

Bố vẫn nói với em rằng công việc của bố rất tỉ mỉ và rất cần sự cẩn thận. Bố bảo công việc nào cũng vậy, lao động trí óc cũng như lao động chân tay đều quan trọng và cần thiết cho xã hội.Em rất thích công việc kế toán của bố.

Em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để sau này được đóng góp một chút sức lực nhỏ bé của mình cho xã hội.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 6: Kể về một vị bác sĩ

Bác Tân ở cạnh nhà em là bác sĩ Tây y. Năm nay, bác Tân đã năm mươi tuổi và bác đã có hơn hai mươi năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Hằng ngày, bác không chỉ làm việc ở bệnh viện mà còn khám và chữa bệnh ngay tại phòng khám ở nhà từ mười tám đến hai mươi mốt giờ. Bác còn khám bệnh cả ngày thứ bảy và chủ nhật nữa. Bác Tân làm việc kĩ lưỡng và chăm sóc bệnh nhân dịu dàng, tận tình nên bệnh nhân xa gần đều tín nhiệm và yêu quý bác. Bệnh nhân của bác là các cháu thiếu niên, nhi đồng, có em bé còn ẵm ngửa, chưa biết nói. Bác Tân rất yêu thương trẻ con, bác thường nói: “Trẻ em có bệnh rất tội nghiệp, có khi em bé đau chỉ biết khóc. Thế nên bố mẹ và bác sĩ phải dỗ dành và chăm sóc trẻ em chu đáo.”. Mọi người trong xóm đều yêu quý bác Tân.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 7: Kể về một cô giáo

Dì An của em là một giáo viên tiểu học. Dì dạy học ở trường Tiểu học của em. Nhưng khi ở trên trường, em gọi dì là cô giáo chứ không gọi như ở nhà.

Ngày đi học em cũng gặp dì An vì dì là giáo viên chủ nhiệm lớp 5A. Thường ngày dì mặc bộ quần áo công sở rất gọn gàng và xách chiếc cặp đen bóng. Nhưng khi trường có lễ mít tinh thì dì mới mặc áo dài thướt tha. Hằng ngày dì lên lớp giảng bài cho các anh chị học sinh. Tối về dì lại chấm bài, soạn giáo án. Có lần em sang nhà dì chơi, thấy dì đang chấm bài kiểm tra của các anh chị với vẻ mặt rất vui tươi. Em hỏi thì dì bảo dì vui là vì bài kiểm tra lần này học sinh đạt nhiều điểm khá, giỏi. Mặc dù trong lớp cũng có những học sinh quậy phá nhưng dì rất ít khi nói nặng lời. Dì thường khuyên bảo và động viên để học sinh của mình cố gắng hơn nữa. Năm vừa rồi dì còn được nhận bằng khen là giáo viên dạy giỏi của huyện.

Em rất yêu quý và kính phục dì An. Em mong muốn sau này mình cũng sẽ trở thành một cô giáo giỏi giang và được học sinh, mọi người yêu quý như dì.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 8: Tả nhân viên biên tập sác

Trong nhà em có bố mẹ đều là người lao động trí óc, nhưng em thích công việc của mẹ hơn cả.

Mẹ em là biên tập viên của một công ty sách. Công việc hàng ngày của mẹ rất bận rộn. Thường thường, 7h sáng mẹ chở em đi học rồi đến cơ quan làm việc. Công việc của mẹ là biên tập, chỉnh sửa những bản thảo cho hoàn chỉnh để sau này xuất bản thành cuốn sách. Để làm được công việc ấy thì đòi hỏi mẹ phải có sự kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để đọc, nghiên cứu, tìm tòi phát hiện ra lỗi sai để chỉnh sửa. Mặc dù công việc của mẹ rất thầm lặng nhưng em thấy nó vô cùng có ích. Bởi vì có những người như mẹ thì những cuốn sách mới trở nên dễ đọc hơn, người đọc mới hiểu hết những kiến thức trong đó.

Mặc dù công việc của mẹ rất bận nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian chăm sóc gia đình và hướng dẫn em học bài. Mẹ là một tấm gương sáng để em học tập và noi theo. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành người trí thức như mẹ em.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 9: Kể về một kĩ sư hoá thực phẩm

Mẹ em là một kĩ sư hoá thực phẩm. Mẹ em làm ở Trung tâm nghiên cứu Ong Trung Ương.

Hằng ngày, mẹ em nghiên cứu các sản phẩm của con ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa. Từ các sản phẩm này, mẹ em đã chế các sản phẩm mới cho ngành ong để phục vụ cho người tiêu dùng như kẹo ngậm mật ong, cốm phấn hoa, mật ong nghệ, mật ong gừng dùng để chữa bệnh. Ngoài ra, mẹ em còn nghien cứu các sản phẩm chất lượng cao từ mật ong. Các sản phẩm này đẻ bồi dưỡng và chữa bệnh cho con người.

Em rất tự hào và yêu thương mẹ của em.

Kể về một người lao động trí óc mẫu 10: Kể về nhà phát minh Ê-đi-xơn

Trên thế giới có rất nhiều người nổi tiếng trong đó có Ê-đi-xơn. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn phát minh vĩ đại, góp phần làm cho cuộc sống của con người hiện đại và văn minh hơn. Ông luôn gần gũi và tìm hiểu cuộc sống của người dân. Từ đó ông có những sáng tạo và phát minh kì diệu để đáp ứng nhu cầu của con người. Ví như: Ông đã chế ra đèn điện, mang lại nguồn ánh sáng cho mọi người. Và ông đã chế ra xe điện, giúp con người thuận tiện trong việc đi lại. Ê-đi-xơn đã mất nhưng tên tuổi của ông vẫn

Kể về một người lao động trí óc mẫu 11: Kể về một bác sĩ trong quân đội
Bác em tên là Ngọc. Bác làm nghề bác sĩ trong quân đội.

Hằng ngày, bác đi làm từ lúc năm giờ sáng đến mười hai giờ đêm mới về. Bác khám và chữa bệnh cho mọi người. Có khi, bác còn phải trực, bác còn tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân. Bác đã chữa khỏi cho bao nhiêu chiến sĩ. Nhờ được tận tình chăm sóc mọi người đã qua cơn nguy hiểm , giờ đây mọi người rất quý bác.

Tả con chuồn chuồn – Bài văn mẫu lớp

Skip to content

Theo điểm a khoản 1 điều 25 quy định tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân là một trong những trường hợp được sử dụng mà không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao.

Thuật ngữ “sao chép” được giải thích là “việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”.

Bản sao tác phẩm được giải thích tại Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan là “bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm”. Trên thực tế quyền sao chép bao trùm rất nhiều hoạt động, bao gồm việc sao chép nội dung hay hình ảnh bằng máy quét hay máy photocopy hay bất kỳ phương tiện nào khác, việc ghi âm, ghi hình các bài giảng…

Như vậy, photocopy là một hình thức sao chép tác phẩm. Trong một giới hạn nhất định nó được khai thác một cách “tự do” để phục vụ nghiên cứu khoa học hay giảng dạy. Nhưng nếu sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì bị coi là có hành vi xâm phạm quyền tác giả và tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể áp dụng các biện pháp chế tài dân sự, hình sự hay hành chính.Vậy điều kiện sao chép là gì? Trường hợp đó là những trường hợp nào? Hay nói một cách cụ thể sinh viên có quyền photocopy tài liệu trong những trường hợp nào? Số lượng và khối lượng được photocopy tới đâu? Để xem xét vấn đề này cần phải hiểu đầy đủ nội dung quy định của Điều 25 Luật SHTT và Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP.

Thứ nhất: pháp luật Việt Nam chỉ cho phép sao chép tác phẩm nói chung [photocopy nói riêng] không quá một bản trong trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân, không nhằm mục đích thương mại. Nghiên cứu khoa học được pháp luật Việt Nam định nghĩa là “hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng”.Như vậy, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT không áp dụng cho sinh viên, học viên trong trường hợp photocopy tài liệu nhằm mục đích học tập. Vậy giảng viên có quyền photocopy tác phẩm không ?.Theo quan điểm cá nhân tôi là có, nếu việc photocopy đó không quá một bản và nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Pháp luật của một số nước còn mở rộng quyền sao chép tác phẩm của giảng viên nhằm mục đích giảng dạy [kể cả photocopy nhiều bản phát cho các học viên trong lớp học] vì hành vi [photocopy] của giáo viên trong trường hợp này không nhằm mục đích thương mại.

Thứ hai, khoản 2 Điều 25 Luật SHTT quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả…”. Như vậy, tình trạng học viên [sinh viên] tự do photocopy giáo trình và các tài liệu khác với lập luận cho rằng chỉ photocopy một bản nhằm mục đích cá nhân [học tập] thì có vi phạm khoản 2 Điều 25 không? Thực tế tình trạng photocopy này không những đã làm ảnh hưởng, mà thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Bởi lẽ đơn giản là giá thành photocopy tác phẩm sẽ rẻ hơn giá mua tác phẩm, cho nên chắc chắn nhiều người sẽ lựa chọn hình thức photocopy tác phẩm hơn là mua tác phẩm, và điều này thì chắc chắn ai cũng biết và nhìn thấy được là sẽ gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong việc khai thác quyền tài sản của mình.

Chính vì vậy, việc photocopy tài liệu, giáo trình mà không được phép của tác giả không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 25 Luật SHTT và Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP và đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 28 Luật SHTT. Trong trường hợp việc photocopy tài liệu được thực hiện một cách có tổ chức và hệ thống thì không những bị coi là vi phạm quyền sao chép mà còn xâm phạm cả quyền phân phối tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả”.Còn đối với thư viện thì theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, thư viện chỉ có quyền sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên cứu và thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

Để có so sánh cụ thể và toàn diện, dưới đây là một số tìm hiểu của tác giả về quy định pháp luật liên quan đến photocoppy của một số nước, mà đại diện là Hoa Kỳ và Nga.

Cũng như ở Việt Nam, Luật bản quyền năm 1976 của Hoa Kỳ cũng có những quy định nhằm hài hòa hóa lợi ích của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những lợi ích công cộng của xã hội, theo đó các quyền của tác giả có thể bị hạn chế bởi việc sử dụng của bên thứ ba. Việc sao chép tác phẩm bởi các thư viện, cơ quan lưu trữ vì mục đích nghiên cứu, giảng dạy không nhằm kinh doanh, theo quy định của Luật bản quyền năm 1976, là không vi phạm quyền tác giả. Tại Điều 107 quy định về hạn chế đối với các độc quyền “sử dụng hợp lý” như sau: Không trái với các quy định tại Điều 106 và 106a, được phép sử dụng một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các hình thức sử dụng thông qua hình thức sao chép, dưới dạng bản sao hoặc bản ghi hoặc bởi bất kỳ một phương thức nào được quy định trong Điều này cho mục đích bình luận, phê bình, đưa tin hoặc nghiên cứu, giảng dạy [bao hàm cả việc sử dụng nhiều bản photocopy cho lớp học], là không vi phạm quyền tác giả. Để xác định xem liệu việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp cụ thể có phải là sử dụng được phép hay không cần xem xét đến các yếu tố như: mục đích, số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm và quan trọng nhất là vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với tiềm năng thị trường, hoặc đối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ. Ngoài ra tại Điều 108 về hạn chế các quyền độc quyền “tái bản nhằm mục đích lưu trữ và dùng trong thư viện” cũng quy định: Không trái với quy định của Điều 106, sẽ không bị coi là hành vi vi phạm quyền tác giả đối với việc tái bản nhiều hơn một bản sao hoặc bản ghi của tác phẩm cho mục đích lưu trữ và dùng trong thư viện và việc “1] tái bản hoặc phân phối đó được thực hiện không nhằm mục đích thu lợi nhuận, dù trực tiếp hay gián tiếp; 2] sưu tập của thư viện và lưu trữ để: a] phục vụ công chúng…”. Như vậy khi xét trong tương quan so sánh, nội dung của các điều luật này không có khác biệt lớn so với quy định của pháp luật Việt Nam tại khoản 2 Điều 25 Luật SHTT năm 2005 và Điều 9 của Công ước Berne.

Theo pháp luật của Liên bang Nga, quyền sử dụng “tự do” tác phẩm [sử dụng tác phẩm không cần có sự đồng ý của tác giả và không cần trả thù lao cho tác giả mà không bị xem là vi phạm] được qui định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 26, trong đó sao chép tác phẩm được qui định tại Điều 20 của Luật quyền tác giả. Sao chép tác phẩm không cần có sự đồng ý và trả thù lao cho tác giả nhưng bắt buộc phải có sự trích dẫn tên tác giả, nguồn gốc sao chép và sao chép trong giới hạn một bản duy nhất, không nhằm mục đích thương mại, được quyền thực hiện với các điều kiện sau:

1. Tác phẩm được công bố một cách hợp pháp bởi thư viện, bộ phận lưu trữ nhằm mục đích khôi phục, thay thế những bản bị thất lạc, hư hỏng;

2. Các bài viết riêng biệt và một phần không lớn của tác phẩm được công bố hợp pháp trong các tuyển tập, trên báo chí, những đoạn ngắn từ những tác phẩm viết [có hoặc không có sự minh họa] được công bố một cách hợp pháp bởi thư viện, cơ quan lưu trữ theo yêu cầu của cá nhân và phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu;

3. Các bài viết riêng biệt và một phần không lớn của tác phẩm được công bố hợp pháp trong các tuyển tập, trên báo chí, những đoạn ngắn từ những tác phẩm viết [có hoặc không có sự minh họa] được công bố một cách hợp pháp bởi các cơ sở giáo dục nhằm mục đích phục vụ cho việc học tập tại giảng đường.
Như vậy, thứ nhất, sao chép theo qui định của Luật quyền tác giả của Liên bang Nga chỉ được thực hiện đối với những tác phẩm đã được công bố hợp pháp.
Thứ hai, việc sao chép bắt buộc vẫn phải có sự trích dẫn tên tác giả, nguồn gốc sao chép, có nghĩa không có sự vi phạm quyền nhân thân của tác giả. Ngoại lệ của nguyên tắc này có thể là trường hợp sao chép một số trang thay cho những trang bị mất hoặc hư hỏng.
Thứ ba, chỉ có thể sao chép một bản duy nhất. Qui định này gần như tạo một ra sự che chắn cho hoạt động sao chép tác phẩm không hợp pháp vì pháp luật không chỉ rõ hoặc có sự hạn chế rõ ràng số lượng tối đa bản sao được phép sao chép trong một khoảng thời gian nhất định.
Thứ tư, việc sao chép không gắn liền với mục đích thương mại. Điều này không nên nhầm lẫn với việc trả phí cho sao chép, khi mức phí tương ứng với mức chi phí cho việc sao chép. Vấn đề sẽ khác đi nếu như mức phí không phải chỉ để bù đắp lại chi phí mà còn để phân chia dưới hình thức lợi nhuận. Qui định này cũng tạo rất nhiều kẽ hở cho việc quản lý các cơ sở photocopy và bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu.
Thứ năm, hoạt động sao chép chỉ được thực hiện trong các trường hợp được ghi nhận trực tiếp tại điều này. Trước hết quyền sao chép được trao cho thư viện, cơ sở lưu trữ nhằm mục đích khôi phục, bổ sung những bản bị hư hỏng, thất lạc.
Tiếp theo, quyền sao chép cũng thuộc về thư viện, cơ sở lưu trữ nhưng chỉ là việc sao chép các bài viết riêng biệt và một phần không lớn của tác phẩm được công bố hợp pháp trong các tuyển tập, trên báo chí, những đoạn ngắn từ những tác phẩm viết [có hoặc không có sự minh họa] được công bố một cách hợp pháp và chỉ theo yêu cầu của cá nhân nhằm phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, các cơ sở đào tạo để tiến hành việc học và dạy tại giảng đường có thể sao chép các bài viết riêng biệt và một phần không lớn của tác phẩm được công bố hợp pháp trong các tuyển tập, trên báo chí, những đoạn ngắn từ những tác phẩm viết [có hoặc không có sự minh họa].
Ngoài những trường hợp nói trên, mọi việc sao chép các tác phẩm được công bố hợp pháp bởi thư viện, cơ sở lưu trữ, cơ sở đào tạo đều phải có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu.

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a] Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b] Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU GỒM NHỮNG GÌ ?

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN [10 MẪU 8X8 CM]

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty [CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH] 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng [hoặc đặc thù] của sản phẩm mang nhãn hiệu [nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý];

3. Bản đồ xác định lãnh thổ [nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm].

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU CÓ CẦN TRA CỨU KHÔNG?

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

//iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở ĐÂU ?

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

THỜI HẠN XÉT NGHIỆM ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LÀ BAO LÂU ?

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU ?

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

NHÃN HIỆU CÓ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC KHÔNG ?

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Video liên quan

Chủ Đề