Củ su hào là phần nào của cây su hào

Củ su hào là phần thân của một giống cây trồng thân thấp và mập của giống cải bắp dại, chúng được chọn lựa bởi thân mập và có dạng hình cầu, chứa nhiều nước.

1.

Tôi gọt lớp vỏ cứng bên ngoài của củ su hào trước khi thái lát mỏng để làm gỏi.

I peeled the tough outer layer of the kohlrabi before slicing it thinly for the salad.

2.

Củ su hào có thể được chế biến bằng cách rang, nướng hoặc xào.

Kohlrabi can be cooked by roasting, grilling or stir-frying.

Nhiều người hay nhầm lẫn su su và su hào là một. Tuy nhiên đây là 2 loại củ khác nhau, cùng tìm hiểu nhé! Su su [chayote]: thuộc họ bầu bí, được trồng để vừa lấy quả và vừa lấy ngọn trong chế biến các món ăn, ví dụ: củ su su xào tỏi, ngọn su su làm lẩu. Su hào [kohlrabi]: có dạng hình cầu, chứa nhiều nước, mùi vị và kết cấu của su hào là tương tự như của thân cải bông xanh nhưng nhẹ hơn và ngọt hơn, có thể được dùng để ăn sống cũng như được đem luộc, nấu.

Su hào là loại cây thân thảo, phần thân sát mặt đất được phình to ra thành củ. Củ tích lũy các chất dinh dưỡng mà chúng ta dùng để chế biến thức ăn. Vậy làm thế nào để trồng su hào đơn giản, chăm sóc su hào củ to và nhanh thu hoạch?

1. Đặc điểm sinh dưỡng khi trồng su hào

– Su hào dễ trồng, mau ăn và chịu lạnh giỏi hơn bắp cải. Thân phình thành củ, vỏ củ xanh nhạt hoặc xanh tía, lá trơn, phẳng, màu lục đậm, cuống lá dài. Ra hoa, kết quả hạt vào năm thứ hai.

– Có thể trồng su hào trên nhiều loại đất tuy nhiên thích hợp là trồng trên đất phù sa trung tính, đất tơi xốp, thoát nước tốt.

– Địa điểm trồng su hào phải ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát. Sau khi trồng cây con, khoảng 4 – 5 ngày cây sẽ bén rễ xanh tốt trở lại, khoảng 30 ngày sau thân su hào bắt đầu phình ra, hình thành nên củ. Đây chính là lúc bà con cần tập trung dinh dưỡng cho su hào bằng các loại phân bón NPK kích thích hình thành củ.

2. Cách trồng su hào và chăm sóc su hào củ to, nhanh thu hoạch

– Bón lót:

+ Sau khi cày bừa kỹ đất trồng: trộn đều phân hữu cơ Anfa Batogarnic với phân bón Hữu Nghị NPK 13.13.13 rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất, đảo kỹ phân với đất rồi trồng.

+ Tiến hành lên luống có chiều rộng khoảng 1m, cao 12 – 15cm, rãnh rộng 25cm.

+ Khi trồng, đặt cây giống theo chiều tự nhiên, lấp đất nhỏ vào gốc ấn nhẹ quanh gốc để cây tiếp xúc tốt với đất. Trồng xong cần tưới nước đủ ẩm, che nắng cho cây từ 2 – 3 ngày.

+ Bà con lưu ý tuyệt đối không đặt rễ cây con tiếp xúc trực tiếp với phân bón lót và nên trồng su hào vào buổi chiều khi trời râm mát.

– Bón thúc thời kỳ trồng – hồi xanh

+ Sau 7 – 10 ngày trồng, tưới thúc bằng phân bón Hữu Nghị NPK 13.13.13 kết hợp thực hiện các công việc sau:

– Tưới nước ngay sau khi trồng và duy trì đều đặn đến khi cây hồi xanh.

– Dặm cây chết: Sau 3 ngày trồng cần thấy cây nào bị chết cần bổ sung cây su hào khác.

– Xới sâu và rộng để làm tơi xốp đất và phòng trừ cỏ dại.

– Bón thúc thời kỳ trải lá – Hình thành củ

+ Sau 20 – 25 ngày sau trồng, tưới thúc cho su hào bằng phân bón Hữu Nghị NPK 13.13.13.

+ Thời kỳ này cây cần rất nhiều nước và dinh dưỡng để bắt đầu cho quá trình tạo củ và nuôi củ.

– Song song với việc bón phân, bà con cần kết hợp chăm sóc su hào bằng các biện pháp:

+ Tưới rãnh: 7 – 10 ngày tưới 1 lần. Tưới phun mưa: 2 lần/ngày vào mùa khô, 1 lần/ngày vào mùa mưa.

+ Vun cao gốc để tạo diện tích dinh dưỡng, chống cỏ dại cạnh tranh

+ Phủ nilon chống côn trùng gây hại củ. Kiểm tra và liên tục theo dõi tình hình sâu bệnh.

+ Thường xuyên kiểm tra mặt dưới lá của cây su hào và cắt tỉa bớt lá rậm để giúp phần củ phía dưới đón được nhiều ánh nắng, có đủ dinh dưỡng để phát triển.

– Bón phân thời nuôi củ – Thu hoạch

+ Kỹ thuật bón phân giai đoạn nuôi củ quyết định đến trọng lượng và chất lượng su hào khi thu hoạch. Vì vậy cần tăng cường bón NPK 13.13.13 để thúc lần cuối. Giúp củ nây đều, mỏng vỏ. Su hào càng lớn thì lượng phân bón thúc càng tăng.

+ Bà con duy trì bón phân đến trước khi thu hoạch 2 tuần thì ngưng. Bởi lúc này cây cần tập trung dưỡng chất để nuôi quả. Khi củ to, có đường kính khoảng 8 – 10 cm là có thể thu hoạch được.

Nếu kết hợp chăm sóc tốt và bón phân đúng kỹ thuật như trên, bà con có thể thu hoạch được 16 – 30 tấn su hào/ha mỗi vụ. Cây su hào không kén đất, không kén phân và khá ít sâu bệnh so với các loại rau màu khác, vì vậy hy vọng bà con sẽ ứng dụng tốt những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây để có một nguồn thu nhập tốt từ cây su hào.

Chủ Đề