Cuộc ba sinh của một con người nghĩa là gì năm 2024

GN - Trong cuộc đời, không ít lần chúng ta tự hỏi: Ý nghĩa của đời sống là gì? Mình sinh ra để làm gì? Việc mình có mặt trên đời này chỉ là sự ngẫu nhiên gặp gỡ của hai người khác giới có hứng thú với nhau trong chốc lát, hay là sự chọn lựa của những cam kết lâu dài của ai đó và mình là một phần trong những cam kết đó?

Những câu hỏi như vậy có thể gợi lên cảm hứng để tìm câu trả lời, đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, hoặc chúng cũng có thể dẫn đến trầm cảm vì không có câu trả lời thỏa đáng.

Cuộc ba sinh của một con người nghĩa là gì năm 2024

Trong vòng 100 năm này lại tạo ra những nghiệp khác nhau do vô minh duyên hành - Ảnh minh họa

Từ xa xưa, khoa học tử vi cũng đã cố gắng tìm câu trả lời cho mỗi người dựa trên ngày tháng năm và giờ khắc mà người đó ra đời. Các tôn giáo và chủ thuyết khác nhau cũng đã cố tìm câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi quan trọng này.

Vâng, đời sống không chỉ có ăn, ngủ, làm việc và các hoạt động thể chất. Con người là một chúng sinh biết suy nghĩ, và những suy nghĩ đó không chỉ để phục vụ mục đích sinh tồn mà thôi. Mỗi người, từ khi biết nhận thức, sẽ chọn cho mình một mục đích để sống, làm việc, hưởng thụ và cống hiến - tùy theo khả năng, thường bị ảnh hưởng bởi những điều kiện sống trong môi trường nào đó, và do sự tiếp xúc mà sinh ra cảm hứng để chọn lựa đi theo tiếng gọi của đam mê hay làm theo tập tục - truyền thống - lề thói và những định kiến xã hội nơi mình sinh ra, trưởng thành.

Triết học Phật giáo cho thấy con người (và những động vật khác) sinh ra do nghiệp (kamma), có chủng thức kết nối theo mô thức nhân và quả, duyên để hình thành một đời sống trong vòng tương tục, biến hiện và thay đổi không ngừng trong mối liên hệ và tương tác với môi trường sống hay thế giới nơi người đó sinh vào, chịu nhận những quy định và bị điều kiện hóa trong đó.

Trong vòng Thập nhị nhân duyên (paticca sammuppada), tiến trình này được bắt đầu từ vô minh khiến cho chúng sinh tạo tác; những tạo tác đó kết thành thức, thức này biểu hiện thành danh và sắc. Hai thể trạng này tiếp tục tương tác với thế giới qua các giác quan, mối tương tác đó được gọi là lục nhập, sự gặp gỡ này mà có ý thức thì gọi là xúc; sự tiếp xúc tạo ra cảm giác gọi là thọ. Kinh nghiệm trực tiếp và chủ quan này tạo ra phản ứng ưa-ghét gọi là ái, cái làm duyên cho sự nắm bắt, chấp thủ - làm thành chất liệu để trở thành (hữu). Từ đây lại sinh ra, già đi, bệnh tật, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như vậy cả một đống khổ (dukkhakkhandhassa) được hình thành, tập khởi.

Đời sống nhìn từ góc này rất thực tế, tránh được hai cực đoan là chấp có và chấp không của thường kiến và đoạn kiến. Trung đạo hay cái nhìn trung dung này không có vẻ gì là lãng mạn theo kiểu con người sinh ra từ tình yêu hay từ trí tuệ gì đó! (Theo kiểu Adam gặp Eva, ăn trái cấm từ cây trí tuệ trên thiên đường). Do bị dẫn dắt bởi vô minh (không sáng suốt) và bị trói buộc bởi ái dục (khát khao được thỏa mãn & yêu thương) nên chúng sinh đã trở thành (bhava) như thế này hay như thế kia.

“Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức (hay tư tưởng - cetana) được an lập, khởi điểm được an lập trong giới thấp kém (hay trong cảnh giới vi diệu hơn - rūpa, hay trong cảnh vô sắc - arūpa, tùy theo mong cầu và các hành nghiệp dẫn đến đó). Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, trở thành (bhava) có mặt”. (Kinh Tăng chi bộ, An.viii, 77)

Đã trở thành rồi thì ắt có sinh. Đã sinh ra rồi thì theo tiến trình tự nhiên trải qua các giai đoạn khác nhau của đời sống. Trong vòng một trăm năm, đời người có thể tạm chia ra 10 giai đoạn:

- Từ 1 đến 10 tuổi: ấu thơ. - Từ 11 đến 20 tuổi: thiếu niên, vô tư chơi đùa và học tập. - Từ 21 đến 30 tuổi: thanh niên, đẹp và sung sức nhất trong đời. - Từ 31 đến 40 tuổi: khỏe mạnh, lo sự nghiệp - gia đình. - Từ 41 đến 50 tuổi: hiểu biết chín muồi và sống có trí tuệ. - Từ 51 đến 60 tuổi: giai đoạn đi xuống của thể lực cũng như khả năng nhận thức. - Từ 61 đến 70 tuổi: còng xuống. - Từ 71 đến 80 tuổi: còng rập xuống, già nua. - Từ 81 đến 90 tuổi: quên lãng, trở lại như đứa trẻ.

- Từ 91 đến 100 tuổi: nằm là chính, quá già nua để làm bất cứ việc gì.

Vậy đó, trong vòng 100 năm này lại tạo ra những nghiệp khác nhau do vô minh duyên hành. Các tương tác có điều kiện đó được thức ghi nhận, mã hóa (encoding) để làm hành trang cho kiếp sống mới. Vòng sinh tử luân hồi (samsara) vô thủy vô chung, rối beng như cuộn chỉ vò, không biết đâu là đầu, đâu là cuối, và phải gỡ ra sao. Hành trình gỡ rối này chính là tu tập (bhāvanā) - phát triển tâm, khai sáng nhận thức, và điều chỉnh hành vi để ngày càng tiến hóa hơn, bớt tạo nghiệp, bớt nô lệ cho sân si và tham đắm.

Nhưng đấy mới là điều chúng ta thường hay nói với chính mình: Tất cả đều sợ sự vô nghĩa. Một khi cảm thấy cuộc đời của mình trở nên thiếu ý nghĩa, đa số chúng ta sẽ rơi vào trầm cảm. Vậy cuối cùng thì ý nghĩa của đời sống là gì?

Sống hạnh phúc chưa chắc đã có ý nghĩa

Hãy bắt đầu bằng việc thử phân biệt xem hạnh phúc khác ý nghĩa như thế nào. Trong đời sống, hai điều này thường xuyên chồng chéo nhau. Có thể một mức độ ý nghĩa nào đó là điều kiện cần cho hạnh phúc, và ngược lại, hạnh phúc cũng làm cho ta cảm thấy đời sống này đầy ý nghĩa. Và tách biệt được hai cảm giác này là điều không hề đơn giản.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí tâm lý tích cực của Hoa Kỳ vào tháng 8/-2013, nhóm tác giả đã cố gắng làm rõ sự khác biệt của hai loại cảm giác này.

Họ tiến hành khảo sát 400 công dân Mỹ trong độ tuổi từ 18-78, với một số lượng lớn câu hỏi để có thể “dán nhãn” xem yếu tố nào làm cho con người hạnh phúc và cái gì đi đôi với sự ý nghĩa. Sau khi nhận được kết quả, bằng một công cụ thống kê phức tạp, nhóm tác giả thu hẹp và phát hiện ra năm khác biệt lớn giữa hạnh phúc và cảm giác có ý nghĩa như sau:

Điều đầu tiên là hạnh phúc cần sự thỏa mãn, có được thứ bạn muốn và cần, còn ý nghĩa thì có thể không. Thỏa mãn ham muốn là cội nguồn đáng tin cậy dẫn đến hạnh phúc, trong khi một cuộc đời có ý nghĩa hoàn toàn có thể không có gì cả.

Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc hơn nếu cuộc đời họ nhiều sự dễ dàng hơn là khó khăn. Những người hạnh phúc trong cuộc khảo sát nói rằng họ có đủ tiền để mua những thứ họ muốn và thỏa mãn nhu cầu. Sức khỏe tốt cũng là yếu tố góp phần mang lại hạnh phúc, nhưng không phải là điều làm cho cuộc đời bạn thêm ý nghĩa. Người khỏe mạnh sẽ hạnh phúc hơn người ốm yếu, nhưng cuộc sống của một người bệnh cũng có thể đầy ý nghĩa.

Nếu một người thường xuyên cảm thấy ổn - một cảm giác xuất hiện khi nhu cầu và mong muốn được thỏa mãn - anh ta càng thấy hạnh phúc. Nhưng điều này không liên quan gì đến cảm giác có ý nghĩa, thứ có thể nảy mầm từ những điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

Cuộc ba sinh của một con người nghĩa là gì năm 2024
Cuộc sống, về cơ bản, là một cuộc hành hương không ngừng về phía cái chết. Vậy thì rốt cục ý nghĩa của nó là gì? (Nguồn ảnh: Philosophytalk.org)

Khác biệt thứ hai là về cảm thức thời gian. Hạnh phúc là khoảnh khắc hiện tại; ý nghĩa có màu sắc tương lai, hay chính xác hơn là sự liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi một người dành quá nhiều thời gian nghĩ về quá khứ và hiện tại, cuộc sống của họ dường như càng có ý nghĩa, nhưng ít hạnh phúc hơn.

Thời gian dành cho việc tưởng tượng ra tương lai, hoặc hồi tưởng quá khứ, trong nghiên cứu kể trên, được liên kết mạnh mẽ với cảm giác có ý nghĩa ngày một cao hơn, nhưng tỉ lệ nghịch với cảm giác hạnh phúc. Ngược lại, một người càng dành thời gian nghĩ về việc ở đây, ngay bây giờ, hiện hữu hoàn toàn trong hiện tại, họ càng hạnh phúc hơn.

Nỗi đau khổ cũng thường tập trung vào hiện tại, nhưng tần suất thấp hơn hạnh phúc rất nhiều. Nếu bạn muốn tối đa hóa hạnh phúc của mình, có vẻ lời khuyên tốt nhất là tập trung vào hiện tại (Thiền là một giải pháp phổ biến), đặc biệt nếu nhu cầu của bạn đang được thỏa mãn. Ý nghĩa, ngược lại, xuất phát từ những suy tưởng lắp ráp quá khứ, hiện tại và tương lai thành một câu chuyện mạch lạc.

Điều này có thể phần nào giải thích được vì sao chúng ta quan tâm đến ý nghĩa nhiều như thế: đấy có thể được xem như một phiên bản dài hơi của hạnh phúc. Hạnh phúc đơn thuần chỉ tập trung vào hiện tại, trong khi đó ý nghĩa khiến ta nghĩ về một hạnh phúc bền lâu hơn, và thậm chí kiến tạo những hạnh phúc khác trong tương lai.

Khác biệt thứ ba là cảm thức xã hội. Liên kết với người khác là điều quan trọng với cả hạnh phúc lẫn cảm giác có ý nghĩa. Cô đơn dẫn đến hậu quả là cả hai cảm giác này đều ở mức thấp, nhưng khác biệt là nếu ý nghĩa đến từ việc đóng góp cho người khác, thì hạnh phúc đến từ những gì cộng đồng đóng góp cho bạn. Điều này đi ngược lại với quan niệm thông thường rằng việc giúp đỡ người khác khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

Đúng, ở đây có một sự chồng chéo nho nhỏ: giúp đỡ người khác đóng góp tích cực cho cảm giác ý nghĩa độc lập với hạnh phúc, nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nó có thể đem đến hạnh phúc độc lập mà không cần cảm giác có ý nghĩa (từ việc giúp đỡ người khác).

Cuộc khảo sát kể trên đã dẫn đến một kết luận là những người cho đi cảm thấy sự có ý nghĩa nhiều hơn là hạnh phúc, và ngược lại, ai đó nhận được nhiều từ cộng đồng có thể cảm thấy hạnh phúc hơn, nhưng sự có ý nghĩa đã bị mất đi.

Độ sâu sắc của các mối quan hệ cũng là một thước đo tốt để phân biệt hạnh phúc và cảm giác có ý nghĩa: khi dành thời gian cho bạn bè, chúng ta thường cảm thấy hạnh phúc hơn, vì thời gian bên bạn bè thường là dành cho các thú vui đơn giản, không gượng ép, dễ dàng để nuôi những cảm xúc thỏa mãn, nhưng cảm giác ý nghĩa giảm xuống.

Ngược lại, khi dành thời gian cho người thân, bạn cảm thấy có ý nghĩa hơn, nhưng hạnh phúc có thể ít đi. Bạn bè không hợp có thể nghỉ chơi, nhưng người thân thì đa số theo ta cả đời, cả trong những khoảnh khắc khó chịu, như tranh cãi, bệnh tật…

Việc gắn bó với người thân có thể khiến cảm giác hạnh phúc giảm xuống về tổng thể, nhưng ý nghĩa của điều này khiến ta cảm thấy mình đáng giá hơn.

Khác biệt thứ tư là sự đối đầu với khó khăn, căng thẳng, hoặc những điều tương tự. Nhìn chung các vấn đề này thường đi với mức độ hạnh phúc thấp và ý nghĩa cao hơn. Có nhiều điều tốt đẹp xảy ra có ích cho cả ý nghĩa lẫn hạnh phúc, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhưng những điều tồi tệ sẽ phân biệt rõ hai cảm thức này: cuộc sống có ý nghĩa cao thường gặp phải nhiều điều tiêu cực, và tất nhiên, chúng làm giảm hạnh phúc.

Thật vậy, căng thẳng và các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống là hai thứ phá hủy hạnh phúc, nhưng chúng là những yếu tố cơ bản tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa. Bạn có thể thấy rõ nhất điều này ở một người nghỉ hưu: an nhàn và hạnh phúc hơn, nhưng cảm giác có ý nghĩa giảm xuống.

Khác biệt cuối cùng liên quan đến cái tôi và bản sắc cá nhân. Nghiên cứu ở đầu bài viết này chỉ ra rằng các hoạt động thể hiện cái tôi là một nguồn tạo ra ý nghĩa quan trọng, nhưng không liên quan nhiều đến hạnh phúc.

Trong 37 loại hoạt động mang tính cá nhân, phản ánh bản thân (làm việc, tập thể dục hoặc thiền), có 25 loại liên quan tích cực đến một cuộc sống có ý nghĩa, trong khi chỉ có 2 loại (kết nối xã hội, tiệc tùng không bia rượu) là kết nối đến hạnh phúc. Nếu hạnh phúc là việc có những gì bạn mong muốn, thì có vẻ như ý nghĩa là làm những điều thể hiện bản thân.

Ngay cả việc chỉ quan tâm đến các vấn đề về bản sắc cá nhân cũng có liên quan đến ý nghĩa nhiều hơn, dù nó thường bất lợi cho hạnh phúc. Loại trừ cái tôi, đạt đến vô ngã, là con đường mà quan điểm của Phật giáo đã chỉ ra là có thể diệt khổ đau.

Nhưng rốt cục thì cuộc sống có ý nghĩa là gì và làm thế nào để ta đạt được nó?

4 câu hỏi dẫn đường

Hãy bắt đầu bằng định nghĩa cuộc sống. Đó là một quá trình vận động liên tục của những thành tố quan trọng như là sinh sản, tăng trưởng, khó chịu, tổ chức, thích nghi, và kết thúc bằng cái chết. Nó diễn ra bằng một chuỗi các hiện tượng vật lý và hóa học. Tính chất cơ bản của cuộc sống là luôn biến đổi, và thuần túy vật chất.

Ý nghĩa, ngược lại, thường là ổn định, và mang tính siêu hình. Con người là loài duy nhất có khả năng dùng ngôn ngữ để diễn đạt những điều trừu tượng, gán cho nó những ý nghĩa. Dân chủ là một khái niệm cho thấy cách chúng ta sử dụng ý nghĩa.

Khái niệm ấy không tồn tại trong thế giới vật chất, nhưng mọi người đều có thể hiểu nó là gì, và tạo ra những cách thức để thực hành nó, như là bầu cử.

Con người sử dụng ý nghĩa, được thống nhất với nhau bằng ngôn ngữ, để giao tiếp, truyền đạt những ý tưởng phức tạp, và biến ý nghĩa thành công cụ chống lại sự thay đổi liên tục của cuộc sống. Hôn nhân là một ý tưởng như thế: Các loài động vật đều giao phối, nhưng chỉ có con người kết hôn.

Việc gán cho sự kết đôi tự nhiên này một ý nghĩa làm gia tăng sự cam kết giữa hai con người, tạo ra sự ổn định trong cộng đồng, để cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn.

Roy F Baumeister, Giáo sư tâm lý của Đại học bang Florida, đã đưa ra một danh sách 4 nhu cầu hòng thỏa mãn cảm giác có ý nghĩa. Theo ông, một người có thể cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa hơn, nếu trả lời đủ những câu hỏi dưới đây:

Thứ nhất, mục đích sống của chúng ta là gì? Con người có thể hướng đến một mục tiêu cụ thể (như là một chiếc Cúp, huy chương) hay một trạng thái rộng lớn hơn (hạnh phúc, cứu rỗi tinh thần, tự do tài chính, trí tuệ), nhưng mọi mục tiêu đều đến từ ba nguồn cơ bản.

Một là tự nhiên: nó đảm bảo rằng bạn sẽ duy trì sự sống đủ lâu để bắt đầu ngẫm nghĩ xem ý nghĩa cuộc sống là gì, bằng cách trao cho chúng ta bản năng sinh sản, tiếp nối giống nòi. Hai là văn hóa, thứ sẽ cho chúng ta biết những gì là quan trọng, có giá trị: nếu bạn là con cái, bạn cần có bổn phận vâng lời cha mẹ; hoặc nếu bạn là một người lính, bạn cần phải dũng cảm và phụng sự.

Ba là lựa chọn cá nhân, thứ sẽ mở ra con đường khẳng định bản sắc của bạn: bạn sẽ chọn một cách sống của riêng mình, làm sáng tỏ bản phác thảo mà tự nhiên và văn hóa đã cung cấp.

Bạn thậm chí có thể chống lại nó. Một số lựa chọn không sinh sản, hoặc từ chối tiếp tục sống, dù văn hóa và tự nhiên luôn bảo con người là phải như thế.

Thứ hai, hệ giá trị sống của chúng ta là gì? Mức độ cơ bản của nhu cầu này là phân biệt đúng sai, và tốt xấu. Con người, với tư cách là những sinh vật xã hội, có thể hiểu tốt và xấu theo những cách thức cao cấp hơn, chẳng hạn như ý thức về đạo đức, thể hiện được cuộc sống của mình một cách tích cực, chứng minh rằng bản thân là ai và có thể làm được gì. Những ham muốn nội tâm mạnh mẽ tạo ra những lý tưởng sống cao quý.

Thứ ba, nỗ lực của chúng ta có hiệu quả không? Mọi người đều muốn rằng mục đích và giá trị sống của họ không thể chỉ là lời nói suông, mà phải có hiệu quả trong cuộc sống và công việc của họ, giúp họ lái các sự kiện trong cuộc đời về hướng tích cực, tránh xa những điều tiêu cực.

Cuối cùng, là giá trị bản thân. Mọi người cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi có một số cơ sở để nghĩ rằng họ là người tốt, hoặc là tốt hơn một chút so với đa số người khác. Đấy là con đường tạo ra tự trọng. Ở mức độ tối thiểu, con người có niềm tin rằng họ tốt hơn những gì mình đang thể hiện, hoặc lựa chọn.

Mọi người thường tự hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, cứ như thể nó có duy nhất một câu trả lời. Thực tế không như thế: Hành tinh này có hơn 7 tỷ người và mỗi người sẽ tìm ra những lời giải khác nhau cho 4 câu hỏi kể trên.

Trong ánh chớp lóe lên của những cuộc đời ngắn ngủi, dường như bông hoa ý nghĩa luôn phớt lờ đi thực tại tàn nhẫn ấy, để bung nở trên mỗi cây đời và trở thành vẻ đẹp muôn đời của một giống loài nhỏ bé đấy, mà cũng vĩ đại đấy: Con người.

Con người sinh ra có ý nghĩa gì?

Một người sinh ra có lẽ còn là để làm đầy thêm, ý nghĩa thêm cuộc sống của nhiều người khác. Nhưng hơn hết, được sinh ra - đó là món quà ý nghĩa nhất đối với bản thân mỗi người. Vì khi bạn chào đời, cả thế giới mở ra.

Con người có nghĩa là gì?

Người là động vật có tính xã hội cao, có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp theo quan hệ hợp tác hoặc cạnh tranh; chẳng hạn như gia đình, thân tộc, nhà nước hoặc dân tộc.

Như thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?

Sống có ý nghĩa là khi chúng ta sống tích cực, suy nghĩ về lợi ích chung, luôn hướng tới sự tích cực. Người sống có ý nghĩa luôn tạo đẹp cuộc sống của mình và mang lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng. Họ là những người được người khác tôn trọng và đánh giá cao.

Cuộc đời con người có bao nhiêu ngày?

Nhưng bạn cũng không thể cứ mãi ngu ngốc bỏ qua những điều mình muốn, với hy vọng nó sẽ chờ đợi mình sau này. Một người bình thường trung bình có 27.325 ngày để sống.