Đạm tiên là ai

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác trong kho tàng văn học của Việt Nam, là niềm tự hào của mọi người Việt yêu văn học. Tác phẩm đã được dịch ra 31 thứ tiếng trên thế giới [theo nhà nghiên cứu Lê Thành Khôi] và thư mục nghiên cứu Truyện Kiều ở trong nước tính cho đến năm 2001 đã lên đến con số 661 công trình và bài nghiên cứu [theo Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử]. 

Những giá trị nhân văn, nhân bản của Truyện Kiều đã được khẳng định, hầu hết các nhân vật trong tác phẩm được đem ra phân tích, lí giải, nhằm góp phần làm nổi bật giá trị của kiệt tác văn học này. Thế nhưng, trong Truyện Kiều có một nhân vật mà gần hai thế kỷ nay giới phê bình nghiên cứu ở Việt Nam không chú ý đúng mức và dường như lãng quên. Đó là nhân vật “người khách viễn phương”, xuất hiện ngay trong phần đầu của tác phẩm từ câu 67 đến câu 78, gồm 12 câu:

Có người khách ở viễn phương, Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi. Thuyền tình vừa ghé tới nơi, Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ! Buồng không lặng ngắt như tờ, Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh. Khóc than khôn xiết sự tình, Khéo vô duyên bấy là mình với ta! Đã không duyên trước chăng mà, Thì chi chút ước gọi là duyên sau. Sắm sanh nếp tử xe châu,

Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa.

Trong nhiều tác phẩm kinh điển thế giới, có những nhân vật chỉ xuất hiện một lần và được khắc hoạ trong một trường đoạn rất ngắn, thế nhưng, những ý nghĩa, giá trị nó được gửi gắm và ấn tượng mà nó để lại lại không hề nhỏ. Theo tôi, “người khách viễn phương” là một nhân vật như thế.

Chúng ta đã từng nói nhiều về các giá trị đẹp đẽ của Truyện Kiều, đặc biệt là giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo và những cảm hứng nhân văn đã được khẳng định, làm rõ qua số phận của một loạt nhân vật theo trình tự xuất hiện là: Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, Giác Duyên… 

Thế nhưng, đọc lại phần đầu của tác phẩm và nhất là 12 câu về người khách viễn phương, tôi hiểu ra rằng đây mới thực sự là nhân vật đầu tiên được Nguyễn Du ký thác tình cảm nhân đạo và những cảm hứng nhân văn. Người khách viễn phương ấy không hề biết họ biết tên, chỉ vì trọng một trang tài tử giai nhân mà tìm đến Đạm Tiên, rồi khi nghe tin nàng đã qua đời thì đau xót mà rơi lệ: Khóc than khôn xiết sự tình/ Khéo vô duyên bấy là mình với ta. 

Và chưa dừng lại ở đó, người khách viễn phương còn bỏ tiền ra mua quan tài [bằng gỗ tử], thuê xe tang [có rèm hạt châu] để chôn cất Đạm Tiên một cách chu đáo. Hãy để ý hai chi tiết, tưởng chừng phụ mà lại không hề phụ, đó là quan tài nhưng phải là quan tài bằng gỗ tử, xe tang nhưng phải là xe tang có rèm châu, như vậy mới xứng với người tài tử giai nhân, mới đẹp lòng người đã khuất và yên lòng cả người đang sống.

Giả sử, người khách viễn phương ấy gặp được Đạm Tiên lúc nàng còn sống, thì nhân vật này cùng lắm cũng chỉ là một khách làng chơi hào hoa phong nhã, kiểu như Tống Ngọc, Tràng Khanh.

Giả sử, người khách viễn phương ấy chỉ dừng lại ở chỗ khóc lóc tiếc thương Đạm Tiên rồi quay về, có thể cũng đã khiến ta đủ trọng về một người có tình, có tấm lòng thương hoa tiếc ngọc, nói theo cách nói của Trương Trào là “không có tài tử giai nhân thì thôi, có thì phải mến yêu thương tiếc”.

Thế nhưng, Nguyễn Du đã để cho nhân vật vô danh này làm đến cùng phận sự của một người không chỉ có chữ Tình mà còn có cả chữ Tâm. Phải chăng nếu người khách viễn phương ấy đã có một lần được tận mắt thấy dung nhan xinh đẹp của Đạm Tiên, được cùng nàng chén rượu cuộc cờ, được ôm nàng vào lòng hay được nghe nàng đàn ca đôi khúc; ý nghĩa của việc chăm sóc cho hậu sự Đạm Tiên sẽ chỉ còn mang giá trị là sự đáp đền tri ngộ của người mình đã từng gặp một lần [hay đôi lần] trong đời. 

Cái sự thực là người khách viễn phương chưa gặp Đạm Tiên lần nào đã đẩy những giá trị biểu tượng của nhân vật này cao thêm nhiều bậc. Tấm lòng xót thương nâng niu người tài sắc của khách viễn phương thậm chí còn đi trước cả nhân vật chính Thúy Kiều, Kiều chỉ là người thứ hai khóc thương Đạm Tiên mà thôi.

Cũng chính từ nhân vật khách viễn phương, Nguyễn Du đã phần nào thể hiện quan điểm của mình về thuyết Thiên định và thuyết Nhân duyên. Người khách viễn phương khi “khóc than khôn xiết sự tình”, chắc hẳn cũng tự nhủ rằng do số kiếp mà mình và Đạm Tiên không gặp được nhau, do nhân duyên chưa bao giờ đến và không bao giờ đến mà hai ta sớm âm dương cách biệt. Chàng thừa nhận ngay đó là sự vô duyên: Khéo vô duyên bấy là mình với ta. 

Nhưng một lần nữa, ta thấy tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du xuất hiện. Nếu như mệnh trời đã cướp mất “duyên trước” thì giờ phút này, ta sẽ tự cấu tạo nên một “duyên sau”. Dù cuộc đời trên cõi tạm của nàng đã kết thúc thì ta vẫn làm tất cả những gì có thể, và đó chính là kỷ niệm duy nhất và đẹp nhất với nàng trong lòng ta. Muốn tạo ra duyên sau để vượt qua duyên trước, đó chính là mầm mống của tư tưởng nhân định thắng thiên sẽ còn tiếp tục được thể hiện qua lời Kim Trọng trong đoạn sau của tác phẩm: Sinh rằng giải cấu là duyên/ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. 

Nếu lấy nhân vật khách viễn phương làm điểm xuất phát và đưa một cái nhìn xuyên suốt tác phẩm, ta có thể thấy Truyện Kiều của Nguyễn Du như một câu chuyện cổ tích của văn chương bác học thời kỳ trung đại ở Việt Nam. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng một nhân vật khuyết danh như chàng trai nghèo, người con út, một cô gái nết na… thì ở đây, thế đối xứng tương ứng của Truyện Kiều là người khách viễn phương. Truyện cổ tích luôn luôn tạo một kết thúc có hậu, tà bất thắng chính, người tốt sẽ có cuộc sống bình yên hạnh phúc; thì thế đối xứng tương ứng trong Truyện Kiều chính là cảm hứng nhân đạo đi trọn vẹn hành trình của nó, bắt đầu từ tấm lòng người khách viễn phương, chuyển sang tấm lòng của Kiều cũng với Đạm Tiên, và cuối cùng là Kiều vượt qua 15 năm đoạn trường để trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng và sự gửi gắm ngầm ẩn bao điều của Nguyễn Du qua nhân vật vô danh này, có thể coi đây là một lãng tử tay chơi có tấm lòng Bồ Tát mà những nhân vật nam giới khác như Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải không thể nào so sánh được.

Có một điều rất trần tục nhưng buộc lòng phải thừa nhận là ba nhân vật có danh kia đều không ít thì nhiều đều đã được thụ hưởng vẻ đẹp thể xác và tâm hồn của Thúy Kiều, trong đó, Thúc Sinh và Từ Hải sau khi đã “thụ hưởng” thì mới giúp nàng những việc lớn như bỏ tiền chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh hay “báo ân báo oán”. Khách viễn phương trái lại, không cần một mảy may thụ hưởng nào, sự đồng điệu tri âm với Đạm Tiên đã bất chấp thời gian,  không gian và bất chấp cả lẽ sinh tử của tạo hóa.

Nhưng vẫn còn một bí mật nữa đằng sau nhân vật khách viễn phương. Theo tôi, khách viễn phương còn có thể chính là một gửi gắm, một hóa thân của chính Nguyễn Du vậy. Đó chính là cái hữu danh ẩn sau cái vô danh, cái ngẫu nhiên phủ lên niềm chủ ý. Cụ Nguyễn Tiên Điền, như ta đã biết, từng là một công tử hào hoa sống trong nhung lụa, lại cũng trải qua một thời kỳ 10 năm gió bụi dưới chân Hồng Lĩnh, rồi lại làm quan, nhưng vượt trên tất cả là tấm lòng thương yêu con người vô hạn, lắng nghe từng tiếng nói buồn vui của những người dân nơi trồng dâu nuôi tằm làng xa xóm vắng, cho đến những âm thanh của chốn đô thị phồn hoa. 

Người khách viễn phương ấy phải chăng cũng chính là người đã chứng kiến bao cuộc đời buồn thương bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mà Đạm Tiên hay Thúy Kiều là những đại diện tiêu biểu, những nhân vật điển hình. Khách viễn phương đã đem tấm lòng đau xót muôn phương ấy, kể lại thành kiệt tác Truyện Kiều cho chúng ta nghe cũng là cho muôn đời sau, câu chuyện về những người con gái sắc tài mà truân chuyên, hồng nhan mà mệnh bạc. Ông như muốn nói với chúng ta rằng: lòng yêu thương con người, không có cái giá nào mua được nó cả, tự nó tỏa sáng, chối từ vụ lợi, nó đã, đang và sẽ vượt qua tất cả mọi đường biên cùng giới hạn. Khi ấy, tình yêu lớn chạm vào trái tim nhân loại bởi “một chữ tình để duy trì thế giới, một chữ tài để tô điểm càn khôn”…

Đỗ Anh Vũ

1..Trăm năm trong cõi người ta,Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.Trải qua một cuộc bể dâu,Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.5.. Lạ gì bỉ sắc tư phong,Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.Cảo thơm lần giở trước đèn,Phong tình có lục còn truyền sử xanh.Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,10.. Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.Có nhà viên ngoại họ Vương,Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.Một trai con thứ rốt lòng,Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.15.. Đầu lòng hai ả tố nga,Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.Mai cốt cách, tuyết tinh thần,Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.Vân xem trang trọng khác vời,20.. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Kiều càng sắc sảo, mặn mà,So bề tài, sắc, lại là phần hơn.25.. Làn thu thủy, nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tư trời,30.. Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.Cung thương làu bậc ngũ âm,Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.35.. Phong lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kêÊm đềm trướng rủ màn che,Tường đông ong bướm đi về mặc ai.Ngày xuân con én đưa thoi,40.. Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.Thanh minh trong tiết tháng ba,Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh.45.. Gần xa nô nức yến anh,Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.Dập dìu tài tử, giai nhân,Ngựa xe như nước áo quần như nêm.Ngổn ngang gò đống kéo lên,50.. Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.Tà tà bóng ngả về tây,Chị em thơ thẩn dan tay ra về.Bước dần theo ngọn tiểu khê,Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.55.. Nao nao dòng nước uốn quanh,Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.Sè sè nấm đất bên đàng, Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.Rằng: Sao trong tiết thanh minh,60.. Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?Vương Quan mới dẫn gần xa:Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.Nổi danh tài sắc một thì,Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.65.. Kiếp hồng nhan có mong manh,Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.Có người khách ở viễn phương,Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.Thuyền tình vừa ghé tới nơi,70.. Thì đà trâm gẫy bình rơi bao giờ.Buồng không lạnh ngắt như tờ,Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.Khóc than khôn xiết sự tình,Khéo vô duyên ấy là mình với ta.75.. Đã không duyên trước chăng mà,Thì chi chút ước gọi là duyên sau.Sắm xanh nếp tử xe châu,Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa.Trải bao thỏ lặn ác tà,80.. ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm!Lòng đâu sẵn mối thương tâm,Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.Đau đớn thay phận đàn bà!Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.85.. Phũ phàng chi bấy hoá công,Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.Sống làm vợ khắp người ta,Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.Nào người phượng chạ loan chung,90.. Nào người tích lục tham hồng là ai ?đã không kẻ đoái người hoài,Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.Gọi là gặp gỡ giữa đường,Họa là người dưới suối vàng biết cho.95.. Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra.Một vùng cỏ áy bóng tà,Gió hiu hiu thổi một vài bông lau.Rút trâm sẵn giắt mái đầu,100.. Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.Lại càng mê mẩn tâm thầnLại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.Lại càng ủ dột nét hoa,Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.105.. Vân rằng: Chị cũng nực cười,Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?Nỗi niềm tưởng đến mà đau,110.. Thấy người nằm đó biết sau thế nào ?Quan rằng: Chị nói hay sao,Một lời là một vận vào khó nghe.ở đây âm khí nặng nề,Bóng chiều đã ngả dậm về còn xa.115.. Kiều rằng: Những đấng tài hoa,Thác là thể phách, còn là tinh anh,Dễ hay tình lại gặp tình,Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ.Một lời nói chửa kịp thưa,120..Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.ào ào đổ lộc rung cây,ở trong dường có hương bay ít nhiều.Đè chừng ngọn gió lần theo,Dấu giày từng bước in rêu rành rành.125.. Mắt nhìn ai nấy đều kinh,Nàng rằng: Này thực tinh thành chẳng xa.Hữu tình ta lại gặp ta,Chớ nề u hiển mới là chị em.Đã lòng hiển hiện cho xem,. Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.130..Lòng thơ lai láng bồi hồi,Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.Dùng dằng nửa ở nửa về,Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.135.. Trông chừng thấy một văn nhân,Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.đề huề lưng túi gió trăng,Sau chân theo một vài thằng con con.Tuyết in sắc ngựa câu giòn,140.. Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.Nẻo xa mới tỏ mặt người,Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.Hài văn lần bước dặm xanh,Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.145.. Chàng Vương quen mặt ra chào,Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.Nguyên người quanh quất đâu xa,Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.Nền phú hậu, bậc tài danh,150..Văn chương nết đất, thông minh tính trời.Phong tư tài mạo tót vời,Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.Chung quanh vẫn đất nước nhà,Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân.155..Vẫn nghe thơm nức hương lân,Một nền đồng Tước khoá xuân hai Kiều.Nước non cách mấy buồng thêu,Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng.May thay giải cấu tương phùng,160..Gặp tuần đố lá thoả lòng tìm hoa.Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.Người quốc sắc, kẻ thiên tài,Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.165.. Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.Bóng tà như giục cơn buồn,Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.Dưới cầu nước chảy trong veo,170..Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.Kiều từ trở gót trướng hoa,Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.Mảnh trăng chênh chếch dòm song,Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.175..Hải đường lả ngọn đông lân,Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà.Một mình lặng ngắm bóng nga,Rộn đường gần với nỗi xa bời bời:Người mà đến thế thì thôi,180..Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!Người đâu gặp gỡ làm chi,Trăm năm biết có duyên gì hay không?Ngổn ngang trăm mối bên lòng,Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.185..Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,Tựa nương bên triện một mình thiu thiu.Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,Có chiều thanh vận, có chiều thanh tân.Sương in mặt, tuyết pha thân,190.. Sen vàng lãng đãng như gần như xa.Chào mừng đón hỏi dò la:Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây ?Thưa rằng: Thanh khí xưa nay,Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên.195..Hàn gia ở mé tây thiên,Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu.Mấy lòng hạ cố đến nhau,Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.Vâng trình hội chủ xem tường,200.. Mà sao trong sổ đoạn trường có tên.Âu đành quả kiếp nhân duyên,Cùng người một hội, một thuyền đâu xa!Này mười bài mới mới ra,Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.205.. Kiều vâng lĩnh ý đề bài,Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm.Xem thơ nức nở khen thầm:Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thườngVí đem vào tập đoạn Trường210.. Thì treo giải nhất chi nhường cho ai.Thềm hoa khách đã trở hài,Nàng còn cầm lại một hai tự tình.Gió đâu xịch bức mành mành,Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.215..Trông theo nào thấy đâu nàoHương thừa dường hãy ra vào đâu đây.Một mình lưỡng lự canh chầy,Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.Hoa trôi bèo dạt đã đành,220.. Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi !Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi,Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn.Giọng Kiều rền rĩ trướng loan,Nhà Huyên chợt tỉnh hỏi: Cơn cớ gì ?225..Cớ sao trằn trọc canh khuya,Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa ?Thưa rằng: Chút phận ngây thơ,Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền.Buổi ngày chơi mả đạm Tiên,230.. Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao.đoạn trường là số thế nào,Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia.Cứ trong mộng triệu mà suy,Phận con thôi có ra gì mai sau !235.. Dạy rằng: Mộng triệu cớ đâu,Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao.Vâng lời khuyên giải thấp cao,Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương.Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,240.. Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.Hiên tà gác bóng chênh chênh,Nỗi riêng, riêng trạnh tấc riêng một mình.Cho hay là thói hữu tình,Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong.

Page 2

Page 3

Trong quân có lúc vui vầy,2290. Thong dong mới kể sự ngày hàn vi:Khi Vô Tích, khi Lâm Tri,Nơi thì lừa đảo, nời thì xót thương. Tấm thân rày đã nhẹ nhàng,Chút còn ân oán đôi đàng chưa xong.2295. Từ Công nghe nói thủy chung,Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng,Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao .Ba quân chỉ ngọn cờ đào,2300. Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri,Mấy người phụ bạc xưa kia,Chiếu danh tầm nã bắt về hỏi tra .Lại sai lệnh tiễn truyền qua,Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên .2305. Mụ quản gia, vãi Giác Duyên,Cũng sai lệnh tiễn đem tin rước mời .Thệ sư kể hết mọi lời,Lòng lòng cũng giận, người người chấp uy !Đạo trời báo phục chỉn ghê,2310. Khéo thay ! Một mẻ tóm về đầy nơi,Quân trung gươm lớn áo dài,Vệ trong thị lập, cơ ngoài song phi .Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi,Bác đồng chật đất, tinh kỳ rợp sân.2315. Trướng hùm mở giữa trung quân,Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi .Tiên nghiêm trống chửa dứt hồiĐiểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.Từ rằng: ân, oán hai bên,2320. Mặc nàng xử quyết báo đền cho minhNàng rằng: Nhờ cậy uy linh,Hãy xin báo đáp ân tình cho phu .Báo ân rồi sẽ trả thù.Từ rằng: Việc ấy phó cho mặc nàng.2325. Cho gươm mời đến Thúc lang,Mặt như chàm đổ, mình giường giẽ run.Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non,Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,2330. Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là !Vợ chàng quỷ quái tinh ma,Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau !2335. Kiến bò miệng chén chưa lâu,Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa .Thúc Sinh trông mặt bấy giờ,Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm.Lòng riêng mừng sợ khôn cầm,2340. Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai .Mụ già, sư trưởng thứ hai,Thoắt đưa đến trước vội mời lên trên:Dắt tay mở mặt cho nhìn:Hoa Nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi .2345. Nhớ khi lỡ bước xẩy vời,Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương.Nghìn vàng gọi chút lễ thường,Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân?Hai người, trông mặt tần ngần,2350. Nửa phần khiếp sợ, nửa phần mừng vui .Nàng rằng: Xin hãy dốn ngôi,Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù !Kíp truyền chư tướng hiến phù,Lại đem các tích phạm tù hậu tra .2355. Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra,Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư .Thoạt trông nàng đã chào thưa:Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ?Đàn bà dễ có mấy tay,2360. Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan?Dễ dàng là thói hồng nhan,Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều !Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca .2365. Rằng: Tôi chút dạ đàn bà,Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,Nghĩ cho khi gác viết kinh,Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo .Lòng riêng riêng những kính yêu;2370. Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai .Trót lòng gây việc chông gai,Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?Khen cho: Thật đã nên rằng,Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời,2375. Tha ra thì cũng may đời,Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.Đã lòng tri quá thì nên,Truyền quân lệnh xuống trường tiền tha ngay .Tạ lòng lạy trước sân may,2380. Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào,Nàng rằng: Lồng lộng trời cao,Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta ?Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.2385. Tú Bà cùng Mã Giám Sinh,Các tên tội ấy đáng tình còn sao ?Lệnh quân truyền xuống nội đao,Thề sao thì lại cứ sao gia hình,Máu rơi thịt nát tan tành,2390. Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời .Cho hay muôn sự tại trời,Phụ người, chẳng bõ khi người phụ ta !Mấy người bạc ác tinh ma,Mình làm mình chịu kêu mà ai thương.2395. Ba quân đông mặt pháp trường,Thanh thiên, bạch nhật rõ ràng cho coi .Việc nàng báo phục vừa rồi,Giác Duyên vội vã gởi lời từ qui .Nàng rằng: Thiên tải nhất thì,2400. Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn.Rồi đây bèo hợp mây tan,Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu !Sư rằng: Cũng chẳng bao lâu,Trong năm năm lại gặp nhau đó mà.2405. Nhớ ngày hành cước phương xa,Gặp sư Tam Hợp vốn là tiên tri .Bảo cho hội ngộ chi kỳ,Năm nay là một nữa thì năm năm .Mới hay tiền định chẳng lầm,2410. Đã tin điều trước ắt nhằm việc sau .Còn nhiều ân ái với nhau,Cơ duyên nào đã hết đâu vội gì?Nàng rằng: Tiền định tiên tri,Lời sư đã dạy ắt thì chẳng sai .2415. Họa bao giờ có gặp người,Vì tôi cậy hỏi một lời chung thân .Giác Duyên vâng dặn ân cần,Tạ từ thoắt đã dời chân cõi ngoài .

Page 4

Page 5

Tôi là những gì đã, đang, sẽ làm được!

Cuộc sống mỗi người là hữu hạn. Ước mơ, hoài bão là vô hạn. 

Tôi là ai trong cuộc đời này.

Tôi là người sinh ra là để góp sức cho cuộc sống này, cho gia đình tôi, bạn bè tôi, chiến hữu tôi, đất nước tôi và thế giới này.

Tôi luôn mong học được nhiều hơn, có nhiều hơn, gặp gỡ nhiều người hơn, làm được nhiều thứ hơn.

Mỗi ngày một bài hát, mỗi ngày một điều mới, mỗi ngày một niềm vui, mỗi ngày một trải nghiệm...

Trong các trang viết sau đây tôi sẽ tiếp tục nói về hoài bão, về ước mơ, về mong muốn, về quan điểm của tôi với mọi thứ, về những gì tôi đã làm được và chưa làm được...

Dương Hồng Minh

Video liên quan

Chủ Đề