Dân số Thanh Hóa hiện tại là bao nhiêu?

Thanh Hóa là tỉnh có dân số lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Thanh gắn liền với quá trình cộng cư của người Việt với người Mường và các dân tộc khác. Đồng thời có một bộ phận không nhỏ dân cư Thanh Hóa đang sinh sống tại các đô thị lớn trong nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh... cũng như tại một số nước trên thế giới.

HomeAbout usFAQPressSite mapTerms of servicePrivacy policy

Thanh Hoá là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ, rộng hơn 11.000 km2, đứng thứ năm cả nước. Phía Bắc, Thanh Hóa giáp ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp Nghệ An, phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào.

Theo Niên giám Thống kê 2020 của Tổng cục Thống kê, Thanh Hoá có 3,66 triệu người, đông thứ ba trong cả nước, sau hai thành phố trực thuộc trung ương là TP HCM và Hà Nội; xếp thứ nhất trong tất cả tỉnh. Mật độ dân số trung bình của Thanh Hoá 330 người/km2.

TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ảnh: Lê Hoàng

Theo Cổng thông tin Thanh Hoá, dân cư tỉnh này phân bố không đồng đều theo các đơn vị hành chính, giữa đồng bằng và miền đồi núi. Dân cư chủ yếu tập trung đông ở thành phố, thị xã, thị trấn ven biển, ven sông và thưa thớt ở các vùng núi.

Cụ thể, mật độ dân số ở TP Thanh Hoá 2.400 người/km2; các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương trên 1.100 người/km2. Trong khi đó, tại các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, mật độ dân số trên dưới 40 người/km2.

Thanh Hoá có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh, tiếp đó là người Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Thổ...

Cũng theo Niên giám Thống kê 2020, tỉnh có dân số thứ nhì là Nghệ An 3,36 triệu người; thứ ba là Đồng Nai 3,17 triệu người.

Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,5 triệu người, tăng 923,5 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Trong đó, dân số thành thị 36,6 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,9 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,4 triệu người, chiếm 50,2%.

Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 20213 đạt 50,6 triệu người. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 là 49,1 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi cả nước năm 2021 ước tính là 3,20%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,33%; khu vực nông thôn là 2,50%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2021 là 3,10%, trong đó tỷ lệ thiếu việc của lao động nam là 3,23%; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nữ là 2,94%.

Năm 2021, địa phương đông dân nhất Việt Nam hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh với 9,17 triệu người, chiếm 9,3% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội đứng thứ hai với 8,33 triệu người, chiếm 8,46% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số lớn nhất và cách biệt so với các tỉnh, thành còn lại của cả nước.

Địa phương có dân số đứng thứ 3 cả nước là Thanh Hóa. Cụ thể, dân số của Thanh Hóa là 3,72 triệu người, chiếm tỷ trọng 3,77% dân số cả nước.

Top 10 tỉnh, thành đông dân nhất Việt Nam. Nguồn: TCTK.

Ở vị trí thứ tư là Nghệ An với 3,41 triệu người, chiếm 3,46% dân số cả nước. Đồng Nai đứng ở vị trí thứ 5 với dân số trung bình đạt khoảng 3,17 triệu người, chiếm 3,22% tổng dân số Việt Nam.

Các địa phương còn lại lọt top 10 tỉnh, thành đông dân nhất Việt Nam là: Bình Dương [2,6 triệu người], Hải Phòng [2,07 triệu người], Hải Dương [1,94 triệu người], An Giang [1,92 triệu người], Đắk Lắk [1,91 triệu người].

Theo Niên giám thống kê, năm 2021, chỉ số phát triển con người đạt 0,726, cao hơn so với năm 2020 [0,706]. Thu nhập bình quân đầu người một tháng ước tính đạt 4,2 triệu đồng, giảm 1,1% so với năm 2020, trong đó khu vực thành thị đạt 5,4 triệu đồng, giảm 3,6%; khu vực nông thôn đạt 3,5 triệu đồng, tăng 0,1%.

Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2021 theo giá hiện hành so với năm trước của một số vùng trên cả nước đều giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng giảm 1,1%; vùng Đông Nam Bộ giảm 3,8%; vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 4,2%. Ở chiều ngược lại, thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2021 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc tăng 3,4%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 2,6%; vùng Tây Nguyên tăng 1,4%.

Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng, các nhóm thu nhập có sự chênh lệch. Vùng Đông Nam Bộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất [đạt 5,79 triệu đồng], gấp 2,04 lần thu nhập bình quân đầu người thấp nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc [2,84 triệu đồng].

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất đạt 9,2 triệu đồng, gấp 8,8 lần nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất [1,15 triệu đồng]. Chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo trong dân cư còn được thể hiện qua Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hệ số GINI.

Hệ số GINI [theo thu nhập] của Việt Nam năm 2021 là 0,374, thấp hơn GINI giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,430 nhưng vẫn ở mức bất bình đẳng trung bình. Mức độ bất bình đẳng ở nông thôn là 0,374 cao hơn mức 0,335 ở khu vực thành thị. Hai vùng có tỷ lệ nghèo cao là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số GINI cao tương ứng là 0,428 và 0,418, vùng có hệ số GINI thấp nhất là Đông Nam Bộ [0,322].

Theo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022 [TCTK], dân số trung bình năm 2022 của Việt Nam ước tính 99,46 triệu người, tăng 955,5 nghìn người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021.

Năm 2022, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm thấp nhất trong giai đoạn 2018-2022 và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây, Tổng cục Thống kê cho biết.

Một cảng biển Việt Nam nhảy 10 bậc trong top 50 cảng lưu thông hàng hóa lớn nhất thế giới chỉ trong 1 năm

Dân số của tỉnh Thanh Hóa hiện nay là bao nhiêu?

Thanh Hóa
Diện tích
11.114,71 km²
Dân số [2022]
Tổng cộng
3.722.100 người
Thành thị
1.029.900 người [26,73%]
Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Thanh_Hóanull

Dân số Thanh Hóa đứng thứ mấy?

Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Với hơn 3,64 triệu người, Thanh Hóa đứng thứ 3 toàn quốc về quy mô dân số, sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Thanh Hóa còn được mệnh danh là gì?

Thanh Hoá được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt” nổi bật với lịch sử lâu đời. Thế nhưng có thể với nhiều bạn, nhắc đến các địa điểm du lịch Thanh Hoá thì chỉ có vài cái tên giới hạn được nhớ đến như Pù Luông hay biển Hải Tiến.

Thanh Hóa có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

Thanh Hóa là tỉnh nhiều thành phần dân tộc, trong đó người Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất, cùng với đó là 6 dân tộc thiểu số: Dân tộc Mường [401.967 người], dân tộc Thái [258.506 người], dân tộc Mông [19.166 người], dân tộc Thổ [12.675 người], dân tộc Dao [6.551 người], dân tộc Khơ Mú [1.024 người] sinh sống tập trung ...

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề