Đánh giá các ngành học đại học ngoại thương

Năm 2022, bên cạnh các chương trình đào tạo đã tuyển sinh năm ngoái, Trường ĐH Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số.

Cụ thể, nhóm ngành Marketing số chính thức được Trường ĐH Ngoại thương bổ sung vào chương trình giảng dạy. Cụ thể, ở trụ sở chính Hà Nội tuyển sinh Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Marketing số; Cơ sở II - TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Truyền thông Marketing tích hợp, thuộc ngành Marketing.

Ngoài ra, nhóm ngành Kinh doanh quốc tế tại Trụ sở chính Hà Nội cũng tổ chức tuyển sinh Chương trình Chất lượng cao Kinh doanh số vào năm nay.

Cụ thể, năm 2022, Trường ĐH Ngoại Thương tổ chức tuyển sinh với các chương trình đào tạo chính quy dưới đây:

 

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương năm 2022 là 4.050 chỉ tiêu cho cả Trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.

Thanh Hùng

Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh 3 chuyên ngành mới

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố phương thức tuyển sinh năm 2022. Theo đó, trường giữ 6 phương thức ổn định như năm 2021 và bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số.

Một số chương trình đào tạo của Đại học Ngoại thương [FTU] lấy điểm chuẩn học bạ 30-30,5 [đã bao gồm điểm ưu tiên giải học sinh giỏi].

Ba ngày sau khi gửi kết quả tới email cá nhân của thí sinh, tối 20/7, trường Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm của ba phương thức.

Thứ nhất, xét học bạ bậc THPT với ba nhóm thí sinh, gồm tham gia kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; đạt giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; là học sinh trường chuyên. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình năm học kỳ [trừ kỳ II lớp 12] của ba môn trong tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên.

Phương thức hai là xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với học bạ hoặc SAT, ACT. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình năm học kỳ [trừ kỳ II lớp 12] của hai môn [Toán - Lý, Toán - Văn, Toán - Hóa] cùng điểm quy đổi của chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ SAT, ACT và điểm ưu tiên.

Xem bảng quy đổi

Tại hai phương thức trên, ngoài được hưởng điểm ưu tiên theo quy chế hiện hành, thí sinh còn được cộng điểm theo quy định riêng của trường Đại học Ngoại thương. Nếu đạt giải nhất quốc gia, thí sinh được cộng 4 điểm, các giải thấp hơn lần lượt giảm 1 điểm. Nếu đạt giải cấp tỉnh, thành phố, thí sinh được cộng 2 điểm với giải nhất, 1 điểm với giải nhì, các giải còn lại không được hưởng điểm ưu tiên. Trong trường hợp đạt nhiều thành tích, thí sinh được cộng mức cao nhất.

Phương thức tiếp theo được công bố điểm chuẩn [đề án tuyển sinh gọi là phương thức 5] là xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực.

Cách quy đổi điểm đánh giá năng lực về thang 30 được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = 27 + [điểm thi - 100 [hoặc 850] *3/50 [hoặc 350] + điểm ưu tiên.

Thí sinh sẽ sử dụng công thức trừ 100, chia 50 nếu thi đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia Hà Nội, còn trừ 850, chia 350 nếu tham dự kỳ thi của Đại học Quốc gia TP HCM.

*Xem điểm chuẩn ba phương thức 1,2 và 5 tất cả ngành

Các ngành tại trụ sở chính Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất, đều từ 24 trở lên, trong đó phổ biến mức 26-28. Đây cũng là cơ sở duy nhất có năm chương trình lấy điểm chuẩn từ 30 trở lên, gồm Truyền thông Marketing tích hợp, Marketing số, Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế [cùng 30], Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng quốc tế [30,5]. Cơ sở TP HCM cũng có hai ngành nhóm Marketing và Kinh doanh quốc tế lấy điểm chuẩn 30 và 30,5; đều áp dụng với thí sinh xét học bạ và có giải học sinh giỏi.

Ngưỡng trúng tuyển thấp nhất là 24 điểm, rải rác tại một số chương trình như Tiếng Nhật thương mại [trụ sở Hà Nội], Kinh doanh quốc tế, Kế toán - Kiểm toán [cơ sở Quảng Ninh]. Các ngành và phương thức khác chủ yếu lấy điểm chuẩn 25-29.

Toà nhà tại trụ sở chính Hà Nội được sơn đỏ chữ FTU [tên viết tắt tiếng Anh của Đại học Ngoại thương], một trong những biểu tượng của trường. Ảnh: FTU Times

Để được công nhận trúng tuyển chính thức, những thí sinh đạt mức điểm chuẩn này cần hoàn thành sáu bước theo hướng dẫn trong email, lần lượt gồm xác nhận nhập học trực tuyến; in và ký lên bản cứng xác nhận nhập học; gửi bản cứng này tới Đại học Ngoại thương trước 17h ngày 19/7; đăng ký nguyện vọng đã đáp ứng điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian 22/77-20/8; xác nhận nhập học tại hệ thống của Bộ; nhập học chính thức.

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, trường Đại học Ngoại thương, cho biết các bước 1-3 trong email là căn cứ để trường nắm được số lượng thí sinh không theo học để đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp. Hiện, nhiều thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nhưng đã hoặc sẽ đi du học. "Vì vậy, chúng tôi muốn có thông tin chính xác. Những thí sinh đã có kế hoạch khác nên từ chối để nhường cơ hội trúng tuyển trường Ngoại thương cho các thí sinh còn lại", bà Hiền cho hay.

Năm nay, Đại học Ngoại thương tuyển hơn 4.000 sinh viên cho trụ sở chính Hà Nội và hai cơ sở Quảng Ninh, TP HCM. Trường tiếp tục giữ ổn định sáu phương thức tuyển sinh.

Ngoài ba phương thức đã được đề cập ở trên, những phương thức còn lại gồm kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả thi tốt nghiệp THPT, dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

*Xem điểm chuẩn năm 2021 của trường Đại học Ngoại thương

Thanh Hằng

Chủ Đề