Đánh giá học viện tài chính cựu sinh viên nổi bật

Học viện Tài chính khảo sát, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên hệ Đại học chính quy sau tốt nghiệp trên các mặt: Tỷ lệ sinh viên có việc làm, thời gian có việc làm sau khi tốt nghiệp Việc làm có đúng với chuyên ngành đào tạo và nhận định lý do sinh viên có việc làm…Tổng hợp ý kiến của sinh viên đóng góp với Học viện về chương trình đào tạo, định hướng các kiến thức bổ trợ trong quá trình đào tạo và công tác quản lý đào tạo, quản lý sinh viên trong Học viện.

1. Tổng số phiếu phát ra: 4.200 phiếu

- Gửi thư qua bưu điện theo địa chỉ SV: 3.600 phiếu

 Trong đó SV khoá 41: 750 địa chỉ SV khoá 42: 1.025 địa chỉ

             SV khoá 43: 1.225 địa chỉ các khoá trước: 600 địa chỉ

- Gửi trực tiếp đến các đơn vị: 600 phiếu

2. Tổng số phiếu nhận về: 1.561 phiếu  [đạt 37,16%]

- Theo đường bưu điện 963 phiếu [chiếm 61,69%]

[đạt 26,75% so với tổng số phiếu gửi theo đường bưu điện]

- Trực tiếp từ các đơn vị 515 phiếu [chiếm 32,99%]

[đạt 85,83% so với tổng số phiếu gửi trực tiếp đến các đơn vị]

- Tham gia trả lời qua website HVTC: 83 phiếu [chiếm 5,32%]

· Theo năm tốt nghiệp đại học hệ chính quy Học viện Tài chính:

+ Tốt nghiệp năm 2009 [SV CQ43]: 353 người

+ Tốt nghiệp năm 2008 [SV CQ42]: 329 người

+ Tốt nghiệp năm 2007 [SV CQ41]: 266 người

+ Tốt nghiệp từ năm 2006 về trước: 613 người

3. Số SV có tham gia các khoá học sau tốt nghiệp: 1.051 SV [chiếm 67,32%].

Cụ thể:

- Học tin học: 605 SV [chiếm 57,56%]

- Học ngoại ngữ: 701 SV [chiếm 66,69%]

- Học cao học chuyên ngành đào tạo: 305 SV [chiếm 29,01%]

- Học chuyên ngành khác: 294 SV [chiếm 27,97%]

[trong đó học cao học chuyên ngành khác có 68 SV]

4. Số SV đã có việc làm 1.498 SV [đạt 95,96%]

Số SV chưa có việc làm 63 SV [chiếm 4,04%], trong đó có 44 SV là sinh viên hệ chính quy khoá 43, mới tốt nghiệp tháng 08/2009, thực tế đã xin việc nhưng chưa thành công có 29 sinh viên [chiếm 1,85%]

 4.1 Với 1.498 sinh viên đã có việc làm : [chiếm 95,96% Nội dung khảo sát cụ thể như sau:    

   4.1.1 Việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo: 1.127 SV [chiếm 75,23%]

Việc làm không đúng với chuyên ngành đào tạo: 311 SV [chiếm 20,76%]

Việc làm gần đúng với chuyên ngành đào tạo: 60 SV [chiếm 4,01%]

   4.1.2 Thời gian có việc làm sau khi tốt nghiệp:

+ Có việc làm ngay: 871 SV [chiếm 58,14%]

+ Từ 3 tháng đến 6 tháng: 495 SV [chiếm 33,04%]

+ Từ 7 tháng đến 12 tháng: 73 SV [chiếm 4,87%]

+ Sau 1 năm: 59 SV [chiếm 3,95%]

   4.1.3 Lý do có việc làm [theo nhận định của SV, có thể chọn nhiều lý do]:

+ Trình độ chuyên môn: 1.388 SV [chiếm 92,65%]

+ Trình độ vi tính: 851 SV [chiếm 56,80%]

+ Trình độ ngoại ngữ: 773 SV [chiếm 51,60%]

+ Sức khoẻ: 647 SV [chiếm 43,19%]

+ Ngoại hình: 377 SV [chiếm 25,16%]

+ Kinh nghiệm: 218 SV [chiếm 14,55%]

+ Quen biết: 237 SV [chiếm 15,82%]

+ Lý do khác:83 SV [chiếm 5,54%]

   4.1.4 Đánh giá của SV về kiến thức, kỹ năng học được tại HVTC: 

+ Học được toàn bộ: 85 SV [chiếm 5,67%]

+ Học được phần lớn: 817 SV [chiếm 54,53%]

+ Học được một phần: 534 SV [chiếm 35,64%]

+ Không học được: 7 SV [chiếm 0,46%]

Không có ý kiến về vấn đề này: 55 sinh viên

     4.1.5 Mức thu nhập của SV đã tốt nghiệp hiện nay:

+ Dưới 2 triệu đồng/tháng: 91 SV [chiếm 6,07%]

+ Từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng: 297 SV [chiếm 19,82%]

+ Từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng: 413 SV [chiếm 27,57%]

+ Trên 4 triệu đồng/tháng: 627 SV [chiếm 41,85%]

Không có ý kiến về vấn đề này: 70 sinh viên

 4.2 Với 63 sinh viên chưa có việc làm:

Trong đó:

+ Đã xin việc nhưng chưa thành công: 29 SV [chiếm 46,03%]

+ Chưa có ý định tìm việc hoặc muốn đi học tiếp: 34 SV [chiếm 53,96%]

Lý do đã xin việc nhưng chưa thành công [với 29 SV]

+ Chuyên môn, ngoại ngữ, tin học chưa phù hợp: 23 SV [chiếm 79,31%]

+ Lý do khác: 6 SV [chiếm 21,5%]

5. Nhận định kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp:

- Hầu hết sinh viên Học viện sau khi tốt nghiệp đều có việc làm [mục 4: tỷ lệ 95,96%] và có việc làm sớm [mục 4.1.2: tỷ lệ 91,18% SV có việc làm ngay và sau thời gian tốt nghiệp 3 đến 6 tháng] hầu hết SV có việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo [mục 4.1.1: tỷ lệ 75,23%], trình độ chuyên môn của SV là lý do chính giúp SV có việc làm [mục 4.1.3: tỷ lệ 92,65%].

- Bên cạnh sự hỗ trợ có hiệu quả của Học viện về thông tin việc làm, sinh viên Học viện rất năng động và chủ động trong tìm kiếm việc làm [mục 4.1.2: 91,18% SV có việc làm trong thời gian sau tốt nghiệp 6 tháng], nhiều sinh viên tiếp tục học thêm nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết phù hợp với nghề nghiệp [số liệu mục 3].

- Ngành và quy mô các chuyên ngành đào tạo của Học viện hiện nay phù hợp với nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực kinh tế tài chính chương trình đào tạo theo chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu sử dụng nguồn lao động có tri thức và trình độ phù hợp với nghề nghiệp [số liệu mục 4.1.3].

- Sinh viên đã tốt nghiệp nhận định học được phần lớn kiến thức và kỹ năng tại Học viện[mục 4.1.4: 60,2% SV nhận định học được toàn bộ và học được phần lớn các kiến thức, kỹ năng tại HVTC], song qua các ý kiến góp ý cho thấy kiến thức thực tế về chuyên ngành đào tạo của sinh viên Học viện còn hạn chế, thời gian đầu tiếp cận với thực tế công việc được giao còn nhiều lúng túng đa số SV sau khi tốt nghiệp đều học thêm về ngoại ngữ [mục 3: 66,69%] và tin học [mục 3: 57,56%]

6. Tổng hợp kiến nghị của SV theo nội dung:

6.1 Quy mô đào tạo ngành và chuyên ngành của Học viện hiện nay là phù hợp với nhu cầu của xã hội, song cần xem xét tăng thời gian học các môn chuyên ngành khác, tạo điều kiện cho SV được học đầy đủ hơn các môn học về các chuyên ngành tài chính, kế toán. Điều này giúp SV Học viện có khả năng thích ứng cao với các vị trí công tác về tài chính, kế toán trong đơn vị.

6.2 Học viện cần có nhiều biện pháp để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phục vụ công tác chuyên môn như: tăng cường giao lưu và hỗ trợ sinh viên tiếp cận thực tế tại doanh nghiệp, tổ chức nhiều buổi báo cáo chuyên đề, xây dựng phòng thực hành cho các môn nghiệp vụ đối với các môn chuyên ngành cần có thêm nhiều bài tập nhóm hoặc bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm…  giáo viên cần thường xuyên cập nhật và bổ sung kiến thức thực tế cho giáo trình đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng nâng cao tính chủ động của sinh viên.

Đa số sinh viên nhận định SV Học viện thiếu các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm…do vậy một bộ phận sinh viên Học viện thiếu tự tin khi tham gia tuyển dụng. Học viện cần nghiên cứu biện pháp phù hợp hỗ trợ SV rèn luyện các kỹ năng mềm trong thời gian học tập tại trường song song với việc đào tạo chuyên môn.

6.3 Học viện cần đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị cho thư viện, xây dựng thư viện điện tử, nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện.

6.4 Học viện nghiên cứu và thay đổi chương trình đào tạo môn tin học đại cương, tin học ứng dụng phù hợp với yêu cầu thực tế đẩy mạnh giảng dạy các kiến thức tin học văn phòng và kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm tài chính, kế toán. Môn học này có thể đưa vào kỳ cuối phù hợp với phân bổ thời gian học các môn chuyên ngành và gần với thời gian SV chuẩn bị ra trường.

6.5 Về chương trình đào tạo ngoại ngữ:

- Nên cơ cấu lại theo năm học theo hướng giảm bớt thời gian học trong năm đầu, tăng thời gian trong năm thứ 3, thứ 4. Việc sắp xếp này có thuận lợi là SV đã có thời gian tiếp cận trước với các thuật ngữ chuyên ngành TCKT ở các môn học bằng tiếng Việt tăng thời gian học ngoại ngữ gần với thời điểm SV tốt nghiệp để nâng cao tính ứng dụng của ngoại ngữ chuyên ngành. Đồng thời phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cần tăng cường, chú trọng kỹ năng giao tiếp và tính chủ động của SV.

- Có ý kiến cho rằng Học viện cần có phân loại, đánh giá trình độ ngoại ngữ của SV ngay từ khi nhập học để phân lớp và có phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ của sinh viên.

- Có ý kiến đề nghị tăng thời lượng học môn ngoại ngữ, song Tổ khảo sát nhận định ý kiến này không khả thi.

Chủ Đề