Đánh giá tư thế ngồi học đúng cho trẻ

Tư thế ngồi học không chuẩn, bàn ghế không phù hợp với học sinh tiểu học là nguyên nhân khiến trẻ em cấp 1 dễ mắc các bệnh về cong veo cột sống. Vậy làm thế nào để phòng tránh?

Trước đây, khi còn nhỏ và ngay cả đến khi trưởng thành, tôi thường không để tâm lắm tới việc phải ngồi học [lúc nhỏ] và ngồi làm việc [khi lớn] như thế nào cho đúng.

Chỉ cần thấy thích và tiện thì như thế nào cũng xong. Thuật ngữ Cong vẹo cột sống [CVCS] đối với tôi thực sự là cái gì đó rất hàn lâm, khoa học. Có thể nó có tồn tại nhưng với ai đó chứ không thể xảy ra với mình.

Mọi thứ thay đổi sau khi tôi tình cờ đọc được bài báo viết về các bệnh liên quan tới CVCS với các hình ảnh thực tế khiến tôi thực sự sốc

[Cảnh báo: hình ảnh có thể gây ám ảnh tâm lý, độc giả cân nhắc trước khi xem]

Trẻ ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng bị cong vẹo cột sống

Hình chụp bệnh nhân bị vẹo cột sống 70 độ trước và sau khi điều trị

Video mô phỏng quá trình điều trị cong vẹo cột sống

Vậy cong vẹo cột sống là gì và nguyên nhân xuất phát từ đâu

Cong vẹo cột sống là như thế nào

Trước hết chúng ta cần hiểu cột sống của chúng ta như thế nào. Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống, đệm giữa bằng những đĩa đệm. Cột sống hình chữ S khi nhìn nghiêng, nhìn từ phía sau thì thấy cột sống vẫn thẳng. Nhờ vậy, nó mềm dẻo, cử động dễ dàng, chịu được trọng tải của cơ thể và khi mang vác đồ vật.

Gân, cơ, dây chằng, có tác dụng neo giữ cột sống, giúp cột sống thực hiện được các động tác như cúi ngửa nghiêng xoay. Khi cột sống cũng như gân, cơ, dây chằng bị hư hỏng thì cột sống sẽ bị cong vẹo. Như vậy có thể nói ngắn gọn, nếu coi cột sống là 1 đường thẳng nằm ở giữa lưng nối từ phần gáy xuống hông thì 1 người gọi là mắc bệnh CVCS khi đường thẳng này bị cong, bị lệch [vẹo] sang 1 phía [hình dưới bên trái là CS bình thường, bên phải là CS mắc bệnh].

Cột sống bị lệch khỏi trục thẳng chính giữa cơ thể

Người bị CVCS có các biểu hiện:

Đầu tiên là thay đổi đường cong sinh lý của cột sống và hai vai mất cân đối, không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra. Ngoài ra có thể thấy ụ lồi trên lưng do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên.

Có thể bị gù, đặc biệt ở vùng lưng, thắt lưng, thường gù cong đều khiến đầu có xu hướng nhô ra trước. Nếu bị ưỡn, cột sống vùng thắt lưng cong ra phía trước, vai so lại. Trường hợp nặng, lồng ngực sẽ bị lép do xương sườn xẹp, chèn ép như tim, phổi. Phổi bị xẹp, giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, phù, khó thở. Ở giai đoạn muộn, các cơ quan trong ổ bụng cũng bị chèn ép và có cả các dấu hiệu chèn ép thần kinh.

Nguyên nhân dẫn tới các bệnh cong vẹo cột sống

CVCS xuất phát từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên có thể nói rằng nguyên nhân chủ yếu đến từ việc ngồi [học, chơi, làm việc…] sai tư thế trong thời gian dài.

Chúng ta, nhất là các em bé độ tuổi tiểu học là đối tượng rất dễ mắc bệnh CVCS do đặc thù xương cột sống còn mềm, yếu dễ bị tác động và do nhận thức về cơ thể còn non nớt, hành động theo bản năng, không có ý thức và hiểu biết để có tư thế ngồi đúng chuẩn. Bên cạnh đó, cha mẹ, nhà trường lại thiếu sự quan tâm giáo dục cho trẻ, hoặc có nhưng điều kiện kinh tế không đủ để đầu tư bàn ghế học cho con đúng chuẩn.

Tư thế ngồi sai dẫn tới cong vẹo cột sống

Trẻ ngồi học sai tư thế

Tư thế ngồi học không đúng rất phổ biến ở học sinh tiểu học

Ngoài tư thế ngồi học không đúng ra thì 1 nguyên nhân nữa cũng góp phần khiến trẻ mắc CVCS một cách âm thầm lặng lẽ đó là chiếc cặp sách của trẻ. Cặp quá nặng, quá to, cặp thiết kế không đạt chuẩn sẽ khiến cột sống của trẻ chịu áp lực gây xô lệch, biến dạng…nhất là khi trẻ hàng ngày, hàng tháng phải đeo cặp trên lưng và trọng lượng sách vở, đồ dùng theo cặp ngày càng tăng theo cấp độ lớp học của trẻ.

CÁCH PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH VỀ CONG VẸO CỘT SỐNG

Cách đầu tiên và nhất định phải làm ngay từ khi mỗi cá nhân còn là 1 đứa trẻ mẫu giáo là rèn luyện việc giữ cho cột sống thẳng tự nhiên thông qua các tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày: ngồi, nằm, đứng… trong đó quan trọng nhất là tư thế ngồi vì bé sẽ trải qua 12 năm đèn sách sau này.

Rèn cho trẻ ngồi thẳng lưng và vuông góc với phần mặt ghế, không được tì sát ngực vào thành bàn. Đầu hơi cúi xuống cách mặt sách vở khoảng cách tầm 25 cm đến 30 cm. Giữ cân bằng hai vai và đặt hai chân song song, đồng thời vuông góc với chân. Không nên ngồi gác chân hoặc cho chân co duỗi, khi ngồi học trong thời gian lâu nên cho trẻ đi lại để giúp cơ thể lưu thông máu. Phần tay trái, nên để xuôi theo hướng ngồi và giữ lấy một phần vở để tránh xô lệch. Khi đã có điểm tựa từ tay trái, tay phải cầm bút và viết.

Tư thế ngồi học đúng chuẩn để phòng tránh các bệnh về cong vẹo cột sống

Cách thứ 2 là đầu tư cho trẻ các công cụ học tập đúng chuẩn để hỗ trợ bé rèn luyện tư thế ngồi học đúng. Các công cụ ở đây có nhiều nhưng quan trọng nhất và cần thiết nhất phải kể đến 2 món: bàn ghế và cặp sách.

Bàn ghế đúng chuẩn là loại bàn ghế dành cho trẻ em, phù hợp với độ tuổi, chiều cao hình thể của trẻ. Bàn ghế cho bé mẫu giáo khác với bàn ghế cho trẻ lớp 3, lớp 4 và khi lên cấp 2, cấp 3 cũng cần sự thay đổi cho phù hợp. Chiều cao bàn và ghế quyết định tư thế ngồi của trẻ. Nếu ghế quá cao đầu trẻ phải cúi xuống nhiều. Ngược lại nếu ghế quá thấp hoặc bàn quá cao khiến 2 tay và 2 vai bị nhô cao đồng thời mắt quá sát với vở, dễ sinh các bệnh về mắt đi kèm. Mặt bàn nên nghiêng 1 góc khoảng 10 độ so với sàn nhà là tư thế tốt nhất để ngồi viết bởi khi đó đầu trẻ không phải cúi quá sâu.

Tuyệt đối không để trẻ sử dụng bàn ghế của người lớn, tránh xa các ghế xoay, ghế trượt có bánh xe. Vốn là những thứ không những ảnh hưởng tới hình thể của trẻ nếu sử dụng lâu dài mà còn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn khi trẻ phải trèo lên xuống ghế hàng ngày. Để tiết kiệm tài chính, không phải thay đổi bàn ghế cho trẻ mỗi năm mà vẫn đáp ứng được yêu cầu thì phụ huynh có thể tính tới phương án đầu tư cho trẻ những bộ bàn ghế có thể điều chỉnh độ cao, có thể tùy chỉnh độ nghiêng của mặt bàn. Khi đó qua thời gian, bé thay đổi hình thể, bàn ghế có thể thay đổi theo. Những bộ bàn ghế đa năng này có thể còn kèm theo cả đèn LED chống cận, kệ sách, gài bút…rất tiện lợi. Với mức giá khoảng trên dưới 3 triệu đồng, những bộ bàn ghế học sinh cấp 1 thông minh này tuy mức đầu tư ban đầu lớn hơn so với những bộ bàn ghế thông thường [chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng] nhưng xét về giá trị sử dụng lâu dài và hiệu quả mang lại thì nó là sự đầu tư hoàn toàn xứng đáng.

Một trong các mẫu bàn ghế chống gù chống cận trên thị trường

>>Xem thêm các mẫu bàn ghế chống gù chống cận cho học sinh tiểu học

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra công thức tính chiều cao bàn và ghế tương ứng với chiều cao của trẻ như sau:

Chiều cao ghế [cm] = chiều cao của trẻ [cm] x 0,27

Chiều cao bàn [cm] = chiều cao của trẻ [cm] x 0,46

Ví dụ: 1 trẻ có chiều cao 150cm thì ghế và bàn học của trẻ cần thiết lập ở chiều cao [mặt bàn so với mặt sàn] lần lượt sẽ là 40,5cm và 69cm.

Thiết lập chiều cao bàn và ghế phù hợp với chiều cao cơ thể của trẻ

Sau khi đầu tư cho trẻ bộ bàn ghế học sinh tiểu học đúng chuẩn thì phụ huynh có trách nhiệm thiết lập chiều cao của bàn và ghế sao cho phù hợp với hình thể của trẻ dựa trên cách tính toán như trên cũng như tình trạng thực tế của trẻ

Cặp sách là thứ đeo trên lưng trẻ hàng ngày tới trường với tần suất sử dụng rất cao.

Nếu cặp không được sản xuất bởi chất liệu tốt, chẳng mấy chốc nó sẽ hỏng. Bên cạnh đó, việc mang trên lưng chiếc cặp nặng, quá khổ ngoài việc khiến trẻ mệt mỏi, bức bí mà còn khiến cột sống phải chịu áp lực liên tục lâu ngày sinh ra các bệnh CVCS. Lúc này những chiếc cặp sách chống gù là giải pháp hữu ích. Cặp chống gù cho học sinh tiểu học phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như: trọng lượng nhẹ [trung bình trên dưới 1kg, cá biệt có loại chỉ nặng chưa tới 0,5kg]; đệm lưng dày, phân bố 3 điểm trọng yếu là hông và 2 bên vai; quai đeo vai to bản, có lót mút; có quai gài phụ ở trước ngực, hoặc bụng để giảm độ tì của cặp lên 2 vai và tránh xô lắc khi trẻ vận động. Một chiếc cặp chống gù trẻ cấp 1 có thương hiệu hiện nay có mức giá giao động từ 550 nghìn tới 1 triệu đồng.

1 mẫu cặp chống gù chống cận Delune

>> Xem ngay các mẫu cặp chống gù cho học sinh tiểu học là bé trai

>> Xem ngay các mẫu cặp chống gù cho học sinh tiểu học là bé gái

Ngoài việc nhắc nhở, rèn luyện trẻ tư thế ngồi đúng và cung cấp cho trẻ bàn ghế, cặp sách đúng tiêu chuẩn thì một giải pháp quan trọng không kém trong việc phòng tránh các bệnh CVCS rất đơn giản là nghỉ ngơi đúng lúc. Nghỉ ngơi ở đây được hiểu là khi trẻ ngồi 1 chỗ quá lâu thì dù có ngồi đúng tư thế đến như thế nào cũng là điều không tốt cho cơ thể và sức khỏe. Hãy cho bé thư giãn nghỉ ngơi sau mỗi quãng thời gian nào đó, ví dụ như sau mỗi 30, 40 phút. Những quãng nghỉ ngắn này một mặt giúp khí huyết lưu thông, cơ bắp được vận động thì còn giúp đầu óc trẻ được thư giãn, tỉnh táo hơn từ đó giúp việc tiếp thu kiến thức tốt hơn. Thay vì bắt trẻ học ngày học đêm, học chính khóa lại tới ngoại khóa, phụ huynh hãy cho trẻ thời gian vui chơi, vận động thể thao, khám phá cuộc sống và năng lực bản thân.

Tóm lại, các bệnh về CVCS rất dễ mắc phải trong cuộc sống hiện đại ngày nay dưới áp lực học hành, công việc hay bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các thiết bị điện tử thông minh. Đây là bệnh nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới sức khỏe, tương lai của trẻ. Tuy nhiên, với việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức cho trẻ, kết hợp giữa học và vận động thư giãn cùng sự đầu tư các công cụ hỗ trợ thì phụ huynh hoàn toàn có thể phòng tránh cho trẻ những bệnh về CVCS. Nếu không may trẻ có dấu hiệu mắc các bệnh về CVCS, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng nặng nề.

Chủ Đề