Đánh giá về tổ chức công tác kế toán năm 2024

Các quy định trong công tác kế toán doanh nghiệp có những điều gì cần biết? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp những điều đó cho các bạn

Công tác kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều gì cần biết về kế toán doanh nghiêp cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu tìm hiểu rõ về vấn đề này

1. Tổ chức công tác kế toán là gì?

  • Tổ chức công tác kế toán là tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình kế toán từ khâu thu thập thông tin ban đầu, đến khâu xử lý rồi phân tích và cung cấp thông tin kế toán trên cơ sở vận dụng các phương pháp kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị nhằm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
  • Là việc tổ chức một khối lượng công việc và một bộ máy nhân sự trên cở sở vận dụng chế độ kế toán phù hợp với từng đơn vị

Đánh giá về tổ chức công tác kế toán năm 2024

2. Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hợp lý, khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho lãnh đạo đơn vị và các đối tượng quan tâm để có các quyết định đúng đắn, kịp thời.

- Đảm bảo ghi chép, theo dõi, phản ánh và giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn vốn kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn trong đơn vị.

- Tạo điều kiện cho kế toán đơn vị thực hiện tốt yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ trong hệ thống các công cụ quản lý và tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán trong đơn vị.

3. Nguyên tắc và tổ chức công tác kế toán

  • Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, các chính sách, chế độ, thể lệ và các quy định của pháp luật hiện hành.
  • Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất, thống nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa đơn vị chính với các đơn vị thành viên và các đơn vị nội bộ, giữa tổ chức công tác kế toán ở công ty mẹ và các công ty.
  • Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động của đơn vị.
  • Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, mức độ trang bị các phương tiện thiết bị phục vụ công tác kế toán tại doanh nghiệp.
  • Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán, đáp ứng yêu cầu thông tin cho các cấp lãnh đạo và các đối tượng quan tâm.
  • Tổ chức công tác kế toán cảu đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
  • Để thực hiện được vai trò của mình trong công tác quản lý và điều hành, tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
  • Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, điều kiện hoạt động của đơn vị trên cơ sở tổ chức phân cấp và phân công rõ ràng nhiệm vụ thực hiện các phần hành kế toán cho từng cán bộ kế toán cụ thể của đơn vị.
  • Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, thông lệ kế toán và các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện có nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán của đơn vị.
  • Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị về các công việc liên quan đến công tác kế toán và thu nhận, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính liên quan của đơn vị cho các cấp lãnh đạo, quản lý.
  • Tổ chức ứng dụng những thành tựu khoa học quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán.
  • Tổ chức hướng dẫn các cán bộ, nhân viên trong đơn vị hiểu và chấp hành chế độ quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng và tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ tổ chức.

Công tác kế toán

1.Công tác kế toán

Công tác kế toán là quá trình ghi chép, phân tích và xử lý thông tin tài chính và kinh tế của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Mục tiêu chính của công tác kế toán là theo dõi, đo lường và báo cáo về tình hình tài chính và kinh doanh của một thực thể, nhằm cung cấp thông tin hữu ích để hỗ trợ quản lý, ra quyết định và đáp ứng các yêu cầu pháp lý.

Công tác kế toán bao gồm nhiều hoạt động như:

  1. Ghi chép tài chính: Bao gồm việc thu thập, ghi nhận và sắp xếp thông tin về các giao dịch tài chính và kinh doanh của tổ chức. Điều này bao gồm việc nhập dữ liệu vào các hệ thống kế toán, như sổ sách chứng từ, sổ cái, sổ nhật ký,...
  2. Phân tích tài chính: Là quá trình phân tích số liệu tài chính để đánh giá sức khỏe tài chính của tổ chức, như lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, cơ cấu nợ và vốn, các chỉ số tài chính, và các yếu tố khác có liên quan.
  3. Báo cáo tài chính: Kế toán cung cấp thông tin tài chính dưới dạng báo cáo, như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình tài sản và nợ phải trả, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, để cung cấp thông tin cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý và công chúng.
  4. Thuế và tuân thủ pháp lý: Kế toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán, khai báo và nộp các khoản thuế và các yêu cầu pháp lý khác liên quan đến tài chính và kinh doanh.
  5. Quản lý tài sản: Công tác kế toán còn liên quan đến việc quản lý tài sản của tổ chức, bao gồm việc theo dõi và kiểm soát tài sản cố định, quản lý hàng tồn kho và các tài sản khác.

Đánh giá về tổ chức công tác kế toán năm 2024

2. Những quy định trong công tác kế toán

2.1 Đơn vị tiền tệ

Đồng tiền được sử dụng là Việt Nam đồng, ký hiệu quốc tế là "VND", ký hiệu quốc gia là "đ";

Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ thì doanh nghiệp phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam;

Doanh nghiệp chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để hạch toán kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam. Doanh nghiệp phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế.

2.2. Chữ viết, chữ số

Chữ viết sử dụng là tiếng Việt, trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả rập (từ 0 đến 9). Sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đạt dấu chấm (.); khi còn ghi chứ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,)

2.3. Kỳ kế toán

Kỳ kế toán được hiểu đơn giản là kỳ ghi sổ kế toán;

Kỳ kế toán bao gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:

+ Kỳ kế toán năm là 12 tháng: tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch;

+ Kỳ kế toán quý là 03 tháng: tính từ đầu ngày 01 tháng đầu tiên thuộc quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối thuộc quý;

+ Kỳ kế toán tháng là 01 tháng: được tính từ ngày ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

2.4. Năm tài chính

Năm tài chính được hiểu một cách đơn giản là khoảng thì gian hạch toán, báo cáo của doanh nghiệp, có độ dai tương đương 1 năm ( đủ 12 tháng hoặc từ 52 tuần đến 53 tuần)

2.5. Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ, tài liệu mang thông tin, phản ánh thông tin nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành, được dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

Các ví dụ điển hình về chứng từ kế toán như sau:

  • Liên quan đến tiền gửi ngân hàng: Giấy báo nợ; giấy báo có; Sec rút tiền; ủy nhiệm chi ...
  • Liên quan đế tiền mặt: phiếu thu; phiếu chi; giấy đề nghị tạm ứng; giấy đề nghị thanh toán; .....
  • Liên quan đến mua hoặc bán hàng hóa: hóa đơn đầu vào; hóa đơn đầu ra; phiếu nhập kho; phiếu xuất kho; biên bản bàn giao hàng hóa; ...
  • Liên quan đến tiền lương, tiền công: Quy chế lương thưởng; Quy chế tài chính; Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; .....

\>>>Có thể bạn quan tâm: Giải Mã 15 Sai Sót Thường Gặp Của Kế Toán và Cách Khắc Phục: Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Cần Biết

2.6. Sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán

Sắp xếp: Sau khi hóa đơn, chứng từ kế toán được thu thập và xử lý, thì chúng được đưa vào sắp xếp; việc sắp xếp có thể được thực hiện theo những cách sau: Sắp xếp theo loại chứng từ; Sắp xếp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc sắp xếp theo cách nào là còn tùy lựa chọn của doanh nghiệp, nhưng đều phải đảm bảo sắp xếp có hệ thống, theo trình tự thời gian và có thể so sánh được chúng với nhau.

Lưu trữ:

Đối với chứng từ kế toán không làm căn cứ để kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán thời gian lưu trữ tối thiểu trong vòng 05 năm. Ví dụ như: Giấy đi đường; Hợp đồng giao khoán công việc, ....

Đối với các chứng từ kế toán làm căn cứ kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán thời gian lữu trữ tối thiểu trong vòng 10 năm. Ví dụ như: Hóa đơn, Phiếu nhập kho, xuát kho, phiếu thu, PC .....

Đặt lịch để được tư vấn miễn phí từ Kế toán Trường Thành:

Đánh giá về tổ chức công tác kế toán năm 2024

Lời kết

Trên đây là nội dung về công tác kế toán mà các bạn cần biết. Nếu còn những điều gì còn thắc mắc về công tác kế toán hay có nhu cầu về dịch vụ kế toán hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất