Đặt câu Ai là gì nói về bà

Bài Làm:

Ví dụ mẫu:

  • Bố em là kĩ sư xây dựng cầu đường
  • Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta.
  • Bạn Lan là người bạn thân nhất chơi với em từ hồi mẫu giáo.

Câu hỏi: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?

Trả lời:

- Mẹ em là giáo viên.

 - Ông tôi là một bác sĩ.

- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

- Anh trai tôi là huấn luyện viên thể hình.

- Văn miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta nằm ở Hà Nội.

- Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học lớn của nước ta.

- Cô ấy là  chị gái tôi.

Các em cùng tìm hiểu thêm về các kiểu câu khác nhé!

1. Các kiểu câu

 CÁC KIỂU CÂU

Kiểu câu

Ai- là gì?

Ai- làm gì?

Ai thế nào?

Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?

- Chỉ người, vật

- Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

-Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa.

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?[ trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.]

-Chỉ người, vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? [làm gì?/ thế nào? ]

- Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

- Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Trả lời cho câu hỏi làm gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

- Trả lời cho câu hỏi thế nào?

Ví dụ

Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Ai?: Bạn Nam

Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi.

- Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?: Đàn trâu

Làm gì?: đang gặm cỏ.

- Bông hoa hồng rất đẹp

- Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Ai?: Đàn voi

Thế nào?: đi đủng đỉnh trong rừng.

2. Bài tập về mẫu câu “Ai là gì?”

Bài tập 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở

a. [1] Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu là người Quảng Nam. [2] Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. [3] Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. [4] Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

b. [1] Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. [2] Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.

c. [1] Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. [2] Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Gợi ý làm bài:

a. [1] Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, [câu giới thiệu]

    [2] Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. [câu nêu nhận định]

b. [1] Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. [câu giới thiệu]

c. [2] Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, [câu nêu nhận định]

Bài tập 2: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về các bạn trong lớp [hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em].

Gợi ý làm bài:

Mẫu 1

     Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

Mẫu 2

     Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

Thùy Chi

Trả lời:

a] Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.

- Ai là anh của Lan?

- Ai là người anh biết nhường nhịn em gái?

b] Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.

- Ai ngồi quạt cho bà ngủ?

- Ai là người rất thương yêu bà?

c] Bà mẹ trong truyện Người mẹ.

- Ai là người rất thương con?

- Ai là người can đảm dám vượt qua mọi thử thách để cứu con?

d] Chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.

- Ai là người bạn tốt của bé Thơ và cây bằng lăng?

- Ai đã nghĩ ra cách giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa cuối cùng?

Trả lời hay

1 Trả lời 08:32 11/11

  • Bọ Cạp

    Câu trả lời đây đủ đây nhé: Câu 3 [trang 33 sgk Tiếng Việt 3]

    0 Trả lời 08:33 11/11

    • Đặt câu theo mẫu ai là gì như thế nào? Các ví dụ và mẫu câu ai là gì đơn giản và thú vị nhất ra sao? Cùng GiaiNgo tìm hiểu về dạng câu hỏi này ngay nhé!

      Không khó để trả lời các câu hỏi theo cấu trúc là gì, làm gì, như thế nào. Thế nhưng liệu bạn đã nắm rõ cách đặt câu theo mẫu ai là gì? Cùng GiaiNgo luyện tập nhé!

      Các kiểu câu hiện nay

      Câu nghi vấn [câu hỏi]

      Chức năng chính: Dùng để hỏi.

      Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao [Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…], để cầu khiến, ra lệnh [Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?], để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc [“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”].

      Câu cầu khiến

      Chức năng chính: Dùng để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì.

      Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến. Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào.

      Câu cảm thán

      Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.

      Ví dụ: Ối giời ơi! Câu Hai đi học xa về rồi đấy à!

      Câu trần thuật

      Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…

      Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn.

      Đặt câu theo mẫu ai là gì?

      Đặt theo mẫu câu ai là gì để giới thiệu về trường em

      Đặt câu theo mẫu ai là gì về trường học như sau:

      • Cô giáo chủ nhiệm là người mà em yêu quý.
      • Cô Vân là giáo viên dạy môn Thể dục.
      • Học sinh xuất sắc là bạn có số điểm cao nhất.

      Đặt theo mẫu câu ai là gì để nói về ông bà, cha mẹ, thầy cô

      Đặt câu theo mẫu ai là gì về đấng sinh thành như sau:

      • Cha mẹ là những người nuôi nấng ta nên người.
      • Thầy cô là những người truyền đạt kiến thức cho chúng ta.
      • Ông bà là những người cao tuổi.

      Đặt theo mẫu câu ai là gì để nói về một người bạn của em

      Đặt câu theo mẫu ai là gì về tình bạn như sau:

      • Lan là bạn chơi thân với em từ năm còn học Mẫu giáo.
      • Minh là người đã cùng em đi học mỗi ngày.
      • Teddy là người bạn luôn bên cạnh em mỗi khi em vui và buồn.

      Đặt theo mẫu câu ai là gì để nói về một người hàng xóm của em

      Đặt câu theo mẫu ai là gì về những người hàng xóm như sau:

      • Cô Ba là người hát quan họ hay nhất xóm em.
      • Chú Hai là thợ may quần áo đi học cho em.

      Đặt theo mẫu câu ai là gì để nói về người thân trong gia đình em

      Đặt câu theo mẫu ai là gì về những người thân yêu trong gia đình như sau:

      • Vì bố đi công tác xa nên mẹ là người gần gũi với em nhất.
      • Mẹ là người nấu ăn cho buổi tối hằng ngày.

      Đặt theo mẫu câu ai là gì về cây cối

      Đặt câu theo mẫu ai là gì về cây cối như sau:

      • Chú Ba là người có một thửa ruộng lớn để trồng lúa.
      • Bởi vì sở thích trồng hoa nên ba tôi là người mua chậu hoa cảnh về chưng Tết.

      Đặt theo mẫu câu ai là gì về con vật

      Đặt câu theo mẫu ai là gì về các con vật như sau:

      • Mẹ tôi là người đã đem hai con mèo con về để nuôi vì cún con nhà tôi bị ốm nên chị em tôi là người luôn chăm sóc nó.
      • Chị Hai rôi là người luôn giải cứu những chú chó ở lò mổ.

      Xem thêm:

      Có thể thấy, đặt câu theo mẫu ai là gì không khó, chỉ cần câu trả lời khớp với câu hỏi ai là gì mà thôi. Bên cạnh những mẫu câu GiaiNgo nêu ra, bạn hãy tự đặt câu theo mẫu ai là gì để luyện tập thêm nhé!

      Video liên quan

      Chủ Đề