Tại sao nên lập gia đình

  • Catherine Blythe
  • Tác giả cuốn The Art of Marriage - Nghệ thuật hôn nhân

Đã có một thời, kết hôn là cách duy nhất để biến một người dân thường trở thành một thành viên của xã hội thượng lưu. Còn ngày nay, kết hôn là sự tự nguyện. Cha mẹ không còn có quyền "đặt đâu con ngồi đấy". Ông chủ không đòi điều kiện "đã kết hôn" trong đơn xin việc của nhân viên nữa.

Từ ‘bà cô không chồng’ dần dần mất đi sự cay đắng, phân biệt giới tính và kì thị. Không ai còn gọi một đứa trẻ không cha là một kẻ xấu xa. Vậy thì vì lý do gì mà người ta vẫn kết hôn?

Đây là một câu hỏi hiển nhiên. Tuy nhiên với tôi nó chệnh trọng tâm. Hôn nhân không còn là bắt buộc. Vai trò của người vợ, người chồng đã mất dần đi sự cứng nhắc của nó. Cơ hội để chúng ta điều chỉnh cam kết hôn nhân sao cho phù hợp với nguyện vọng mỗi người lớn hơn bất cứ khi nào trước đây.

‘Đám cưới’ mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn giản là ‘cam kết’. Nó không còn là việc đặt hai chữ ‘chúng ta’ lên trước chữ ‘tôi’ để rồi phải đối diện với tương lai mà ‘chúng ta’ – bị ràng buộc vào nhau bởi tờ giấy kết hôn - trở thành những vận động viên tham gia cuộc chạy thi với ba chân.

Chúng ta sẽ chạy cuộc đua đó như thế nào? – câu trả lời phụ thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên có một thực tế không bao giờ thay đổi đó là hôn nhân là sự nâng cấp của một mối quan hệ mà ở đó mỗi cá nhân cần phải suy nghĩ, cân nhắc về cái chung hơn là chỉ cho riêng bản thân mình. Giá trị của điều này phải chăng là rất hiển nhiên?

Một thói quen xưa nhưng lại đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý, đó là việc gọi đối tượng là ‘vợ hoặc chồng’.

Nghiên cứu cho thấy việc này có tác dụng làm thay đổi cảm xúc cũng như nhận thức hình ảnh bản thân của những người đã kết hôn. Nó cũng tác động đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ.

Một cặp đã kết hôn cần phải suy nghĩ nhiều trước khi thay đổi suy nghĩ của mình, cân nhắc nhiều đến những thay đổi của việc sống chung.

Khi nói đến hôn nhân, người ta thường buộc cho nó là thủ phạm giết chết đi nhiều điều hấp dẫn của đời sống độc thân. Tuy nhiên tất cả có thể đặt chung lại dưới một cái tên đó là sự thay đổi về lối sống.

Lịch sử chỉ ra rằng hôn nhân có thể ràng buộc chúng ta trong bất cứ hình thức xã hội nào từ dạng cơ bản đến phong kiến.

Tập tục đó tồn tại hàng thiên niên kỷ không phải do được cập nhật, mà do thích nghi. Tập tục lâu đời này giữ tính mới mẻ bởi mỗi người trong một gia đình tự giải quyết những vấn đề của mình vì thế nó luôn mang đặc tính cá nhân.

Tuy nhiên thói quen đó đã bị suy yếu. Cầu hôn không còn là nghi thức cuối cùng sau khi việc tìm hiểu kết thúc. Có lẽ ngày nay người ta cần được nhắc lại cho những cặp tình nhân hiện đại rằng tại sao cầu hôn, bước nhảy vọt của niềm tin vào thế giới chưa từng được biết đến này, là một điều đáng làm.

Ngày nay, có rất nhiều chứng minh cho rằng những đôi đã kết hôn thường giầu hơn, có sức khỏe tốt hơn và con cái họ phát triển tốt hơn. Điều này không phải vì những người hạnh phúc và khỏe mạnh thì kết hôn. Sự thực thì trong hôn nhân chữ “chúng ta” có sức mạnh và quan trọng hơn rất nhiều so với chữ “ta”.

Sau cùng, để có phần thưởng lớn nhất của xã hội, những chiến thuật dài hạn là điều cần thiết. Với người vợ hoặc chồng, người đã thề sẽ hỗ trợ cho người bạn đời của mình, người ta sẽ thấy dễ dàng hơn khi đưa ra những quyết định khó khăn trong thời gian ngắn, như thay đổi công việc, quyết định sinh con hay tiếp tục học cao, củng cố kiến thức với sự yên tâm là một ngày nào đó bạn cũng sẽ làm điều đó với người bạn đời của mình.

Các cặp vợ chồng cũng thấy dễ dàng hơn khi mở rộng thế giới của nhau, gặt hái lợi ích từ ý nghĩa của việc chia sẻ và những kỉ niệm.

Ngày nay những người kết hôn thường bị ảnh hưởng bởi sự tôn trọng mà xã hội dành những người chịu khó công khai quảng bá cho mối quan hệ của họ là.

Tuy nhiên nếu như những khó khăn cản trở được gỡ bỏ, nếu họ may mắn, thì cuối cùng họ sẽ đi hết cuộc đời mình với một người có thể nhắc cho họ cặp răng giả của họ để đâu khi đầu bạc răng long.

Dù vậy phép màu chỉ xuất hiện khi bạn tin chúng tồn tại, chỉ khi bạn không thấy hôn nhân là việc phải làm. Thay vào đó, bạn tận hưởng, thưởng thức nó.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn càng lạc quan về những mong đợi về hôn nhân, bạn đòi hỏi nhiều hơn từ đó thì sẽ bạn nhận được nhiều hơn từ đó.

Nếu bạn đi kiếm tìm hôn nhân tốt nhất, thì hãy luôn luôn chú ý quan tâm đến bạn đời, chia sẻ nhiều, than phiền hay chỉ trích ít và đặc biệt là không bỏ lỡ thời gian nghỉ ngơi bên nhau.

Theo nghiên cứu gần đây các ông chồng có xu hướng thích đi nghỉ một mình. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thái độ của người vợ có ảnh hưởng rất lớn quyết định thời gian hai vợ chồng ở bên nhau có thoải mái hay không.

Hãy thử một trò chơi tâm lý có tên là ‘đè nén tình cảm một cách tích cực’. Nếu người bạn đời của bạn cáu kỉnh với bạn, bạn đừng phản ứng lại hay giữ ấm ức ở trong lòng. Họ, chỉ đơn giản là, đã có một ngày không vui.

Với sự quan tâm, may mắn, sự chú ý phù hợp, thì quả bóng và sợi xích có thể gắn bó và bớt sức nặng cho nhau hơn bao giờ hết.

Dưới đây là bài chia sẻ của Joelle Caputa - một cây viết chuyên về tình yêu, hôn nhân của nhiều trang báo tại Mỹ:

Mỗi lần nhìn một cô gái trẻ với chiếc nhẫn đính hôn lấp lánh trên ngón tay, tôi lại muốn tiến tới, ngồi bên và khuyên nhủ.Không phải tôi chống lại những phụ nữ kết hôn từ thủa 20, tôi chỉ cho rằng hôn nhân sẽ tốt hơn khi bạn đợi đến khi mình bước vào những năm tuổi 30. Tôi đã làm vậy và chiến thắng nghịch cảnh.

Tôi 34 tuổi và đang trong cuộc hôn nhân thứ hai. Dưới đây là các mốc cuộc hôn nhân đầu của tôi:

- Gặp chồng cũ: 25 tuổi.

- Đính hôn: 26 tuổi.

- Kết hôn: 27 tuổi.

- Ly hôn: 28 tuổi.

Tôi tự hào về thực tế rằng tôi đã ly hôn trong những năm tuổi 20 của mình. Điều đó có nghĩa là tôi đã can đảm rời nhà, nhặt nhạnh những mảnh vỡ và bắt đầu lại cuộc đời khi tất cả bạn bè mình kết hôn và có con.

Ảnh minh họa: Materialworldsingapore.

Tôi không thể tiếp tục sống trong gia đình không hạnh phúc, ngủ hằng đêm bên người không còn muốn gắn bó với tôi, biết mình sẽ chẳng bao giờ có được điều đã mơ ước. Thay vào đó, tôi chọn theo đuổi những giấc mơ đó. Và hiện tại, tôi đang sống như đã mơ.

Tôi biết ơn cuộc hôn nhân thất bại của mình. Tôi thích nhắc tới nó như một sự học hỏi kinh nghiệm vì nó dẫn tôi đến nơi tôi muốn: Kết hôn lần nữa trong hạnh phúc, làm mẹ một cô con gái xinh đẹp.

Tôi coi chuyện ly hôn của mình như một trải nghiệm tích cực.Khi cuộc hôn nhân đó chấm dứt, tôi lên một danh sách những phẩm chất mình muốn ở một người bạn đời mới và khá may mắn, tôi tìm được một người đáp ứng các yêu cầu này. Chúng tôi kết hôn khi tôi 32 tuổi và tôi có thể tự tin nói rằng mối quan hệ này sẽ bền lâu.

Lập gia đình ở những năm tuổi 30 sẽ tốt hơn là tuổi 20. Hiện tại, khi đang hạnh phúc, tôi không thể tưởng tượng mình sẽ sống cả đời thế nào với người chồng cũ. Hôn nhân sẽ tốt đẹp khi bạn tìm được đúng người. Nhưng cũng có những lợi thế khác khi bạn đợi tới lúc mình chín chắn để lập gia đình:

1. Ở độ tuổi 30, bạn hầu như đã trải qua hết những điều nông nổi, vụng dại tuổi trẻ.

Bạn đã hẹn hò với người này, người kia và hiểu rõ cánh đàn ông để đủ biết những chàng trai tồi sẽ nằm ngoài danh sách lựa chọn của mình.

2. Bạn đã có đủ thời gian để hồi phục trái tim tan vỡ sau mối tình đầu.

Trong suốt nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng, nhiều phụ nữ kết hôn vì họ nghĩ cần tìm một ai khác để so sánh hay khỏa lấp tình yêu đầu tan vỡ.

3. Những năm 20, bạn nuông chiều theo cảm xúc của bản thân. Bạn tạo ra chính mình. Khi ở tuổi 30, bạn biết mình là ai và điều bạn cần ở "nửa kia" là gì. Bạn không còn bị phụ thuộc nhiều vào người khác nữa.

4. Sự chín chắn và kỹ năng giao tiếp sẽ lớn dần cùng tuổi tác.

Thay vì đấu đá vì những điều nhỏ nhặt hay giấu kín các vấn đề, bạn biết cách để giải quyết chúng.

5. Bạn biết mình muốn gì.

Ở tuổi 30, bạn không còn phí thời gian hẹn hò với một người khi biết mối quan hệ sẽ không đi tới đâu, vì vậy "một nửa" bạn cưới sẽ là người bạn có thể tạo dựng mối quan hệ thành công trong tương lai.

6. Bạn đã xây dựng được sự tự tin vào bản thân.

Bằng cách bộc lộ những điều tốt nhất ở bản thân, bạn sẽ làm cuộc hôn nhân của mình cũng êm đẹp hơn.

7. Ở độ tuổi 30, bạn đã học được cách kiểm soát tiền bạc.

Tài chính là một nguồn dễ gây bất đồng giữa các đôi và là một lý do khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ ly hôn. Ai mà muốn dành cả đêm để tính toán về từng bữa cơm, manh áo?

8. Bạn yên tâm hơn về nghề nghiệp của mình khi ở độ tuổi 30.

Điều này giúp bạn dành sự tập trung thời gian và năng lượng cho cuộc hôn nhân của mình.

9. Bạn đã có thời gian sống tự lập.

Cho dù trước khi lập gia đình bạn đã ở chung với bạn cùng phòng hay chỉ ở một mình, bạn đã học được nhiều kinh nghiệm sống và trở thành một người lớn có trách nhiệm. Bạn không cần phải học điều này trong khi phải điều chỉnh bản thân lúc bước vào hôn nhân.

10. Bạn tin vào tiếng nói của mình.

Ở độ tuổi 20, bạn đối mặt với áp lực từ bạn bè, gia đình và xã hội, phải tuân theo những quy tắc, chuẩn mực. Ở độ tuổi 30, bạn có can đảm đấu tranh cho bản thân. Và điều đó sẽ dẫn bạn đến nơi bạn nên đến và người sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường đời đầy phiêu lưu này.

Vương Linh [Theo Yourtango]

Video liên quan

Chủ Đề