Đất thương mại dịch vụ có được xây khách sạn không

Đất thương mại dịch vụ là đất dịch vụ thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nó bao gồm đất để xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại hoặc các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Khái niệm "đất thương mại, dịch vụ là gì" đã được quy định đầy đủ và rõ ràng trong Luật đất đai 2013. 

Đất thương mại dịch vụ là gì? Ảnh minh họa

Tại chính sách thu hồi đất trong Luật đất đai 2013 cũng nêu rõ, những trường hợp đất nông nghiệp không bồi thường được tương ứng với diện tích đất đã được thu hồi, thì Nhà nước sẽ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tạo việc làm mới cho cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp sản xuất.

Đối với những trường hợp được bồi thường thì Nhà nước có thể bàn giao đất tại vị trí khác trên diện tích tương ứng nhằm phục vụ làm mặt bằng kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp đối với người bị thu hồi đất.

Trường hợp cá nhân, các hộ gia đình bị thu hồi trên ⅓  tức trên 30% diện tích đất nông nghiệp mà không được Nhà nước đền bù diện tích đất nông nghiệp tương tương, không được bồi thường loại đất tương đương thì sẽ được cấp đất. Mảnh đất được cấp này sẽ được gọi là đất thương mại dịch vụ, hay gọi tắt là đất dịch vụ. Ngoài ra, còn môt số loại đất dịch vụ khác thuộc đất đấu thầu các khu vực công cộng như bến xe hoặc chợ...

Tóm lại: Đất thương mại, dịch vụ là gì? Đất thương mại, dịch vụ là đất phi nông nghiệp được Nhà nước đền bù khi đất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% tổng diện tích. Nói cách khác, đất thương mại dịch vụ là đất tại các khu công cộng như chợ, bến xe... thuộc quỹ đất cộng đồng.

Đặc điểm của đất thương mại dịch vụ?

Để xác định đất có thuộc đất thương mại dịch vụ hay không, mọi người nên căn cứ theo những đặc điểm sau: 

  • Thứ nhất, diện tích đất dịch vụ thương mại dao động trong khoảng 40-50m2 với vị trí đẹp, thường được chính quyền xây dựng cơ sở hạ tầng sẵn rồi mới bàn giao. 
  • Thứ hai, đất dịch vụ thương mại thường nằm kề cạnh hoặc gần với các khu đô thị. Qua đó, giúp người dân được bồi thường đất nông nghiệp mau chóng chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định cuộc sống.
  • Thứ ba, đất dịch vụ thương mại thường nằm tại vị trí đẹp nhưng giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường, có thể bằng 1/2 hoặc 2/3 giá thực tế.
  • Thứ tư, khi được chuyển đổi bồi thường, các cá nhân hay hộ gia đình không cần nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà có thể vào sử dụng ngay.
  • Cuối cùng, đất thương mại dịch vụ sử dụng trong thời gian dài và được cấp giấy chứng nhận SD đất, được phép xây nhà cao tầng để ở hoặc kinh doanh quy định tại Khoản 4, Điều 125 Luật Đất đai 2013.

>>> XEM THÊM: 

Đất sản xuất kinh doanh là gì? Những quy định mới nhất

Đất ở đô thị là gì? Đất ODT là gì? Quy định mới về đất ở đô thị

Các loại đất thương mại dịch vụ

Đất thương mại dịch vụ là gì? Các loại đất dịch vụ

Như những thông tin trên đây, có thể phân loại đất thương mại dịch vụ thành 2 loại, bao gồm:

  • Đất thuộc quỹ đất cộng đồng, đấu thầu ở những khu vực công cộng như: chợ, bến xe,...
  • Đất được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp

Bên cạnh đất thương mại, dịch vụ là gì, cần nắm được khái niệm đất dịch vụ 5% - 7% - 10%. Đây là các tỉ lệ bồi thường hoặc giao đất theo diện tích đất nông nghiệp bị bị hồi. Trong Luật đất đai, không có khái niệm về đất dịch vụ 5%, đất dịch vụ 10%,.. mà chỉ phân loại thành đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Tuy nhiên, có thể hiện đất thương mại dịch vụ 10% nghĩa là cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất sẽ được đền bù bằng 10% diện tích đất bị thu hồi theo quy định ở từng địa phương.

Còn với đất dịch vụ 5%, 7%,... thì theo quy định tại Điều 132, Luật đất đai 2013, mỗi địa phương sẽ được lập quỹ đất nông nghiệp phục vụ cho công ích là bằng hoặc trên 5% tùy theo quỹ đất của phường, xã, thị trấn.

Quy định về đất thương mại dịch vụ mới nhất

Đất thương mại, dịch vụ là gì? Các quy định mới về đất dịch vụ hiện nay là gì? Hiện nay rất nhiều vấn đề xung quanh đất dịch vụ được quan tâm. Nhiều người băn khoăn liệu đất TMDV có được xây nhà, có được cấp sổ đỏ, thủ tục cấp sổ đỏ của đất thương mại dịch vụ có gì khác,...?

Hãy cùng Homedy tham khảo chi tiết các quy định pháp lý, quyền và nghĩa vụ khi sở hữu quyền sử dụng và chuyển nhượng đất thương mại dịch vụ dưới đây.

Đất thương mại dịch vụ Kim Dung Di Trạch

Tại Điều 125 Luật Đất đai 2013 quy định, đất dịch vụ thương mại không khác nhiều so với đất ở. Theo đó, loại đất này được xác định là đất kinh doanh kết hợp với đất ở nên vẫn có thể xây nhà. Nếu chủ hộ muốn xây nhà cao tầng, cần đảm bảo có đủ giấy phép theo quy định cấp phép xây dựng từ các cơ quan chức năng.

2. Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ?

Theo tìm hiểu từ Homedy, đất dịch vụ có thể được xây nhà và ở hợp pháp nhưng không được cấp sổ đỏ. Chính vì thế, người sử dụng đất thương mại dịch vụ không thể chuyển nhượng, mua bán vì không đảm bảo giấy tờ pháp lý theo quy định.

Bên cạnh đó, do mục đích đất vốn để hỗ trợ chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ, đảm bảo cuộc sống nên đất chỉ có thể được cấp sổ đỏ nếu đảm bảo các giấy tờ theo quy định và phù hợp với quy hoạch tại từng khu vực. 

Trong trường hợp người được bồi thường muốn chuyển mục đích, quyền sử dụng đất thương mại, dịch vụ sang đất ở hoặc có nhu cầu chuyển đổi chủ thì cần làm thủ tục theo đúng trình tự pháp luật được quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013.

3. Thời hạn sử dụng đất dịch vụ, thương mại

Thời hạn sử dụng đất dịch vụ, thương mại là không quá 50 năm theo quy định lại Điều 126, Luật Đất Đai 2013. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn theo quy định tại khoản này.

Trên đây là những thông tin chi tiết về đất thương mại, dịch vụ là gì, các quy định pháp lý xung quanh loại đất này. Truy cập ngay Bất động sản Homedy nếu bạn đang tìm thuê, mua bán đất dịch vụ. Hàng nghìn tin rao bán nhà đất trên khắp cả nước đang được cập nhật hàng giờ.

>> XEM THÊM: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và những quy định cần biết

H.M [Tổng hợp]

Theo Homedy Blog Thị trường

Tại những thành phố lớn như TP.HCM, không ít trường hợp người dân có nhà ở, đất ở diện tích lớn , khu vực đông dân nên cho thuê để xây khách sạn , cao ốc văn phòng hoặc tự kinh doanh. Gần đây, Sở Xây dựng yêu cầu những trường hợp trên phải chuyển mục đích sử dụng đất thì mới cấp phép xây dựng. Người dân hoang mang, cơ quan quản lý đất đai lúng túng trước đề nghị 

Phải chuyển thành đất kinh doanh mới cấp phép xây dựng

Năm 2017, Công ty Giải trí Miền Nam thuê khu đất tại 284-286 Vườn Lài, quận Tân Phú. Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài. Công ty này xin phép xây dựng công trình khách sạn thương mại dịch vụ tại địa điểm trên. Sau khi thẩm định hồ sơ, Sở Xây dựng ra thông báo đề nghị chủ đầu tư “liên hệ cơ quan có thẩm quyền để đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp chức năng công trình và cập nhật biến động về việc cho thuê quyền sử dụng đất tại giấy chứng nhận theo đúng quy định pháp luật về đất đai trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép xây dựng theo quy định”. Tháng 1/2018, Công ty Giải trí Miền Nam mua hẳn khu đất ở này. Thực hiện hướng dẫn của Sở Xây dựng, công ty này gửi văn bản đến Văn phòng Đăng ký đất đai [VPĐKĐĐ] TP về việc “chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp chức năng công trình”.

Tương tự, bà Trần Thị Như là chủ khu đất ở đô thị số 115-117 Tôn Thất Đạm, quận 1. Bà Như muốn xây dựng nhà ở kết hợp khách sạn và cũng được Sở Xây dựng hướng dẫn “phải chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với chức năng công trình”.

Theo Sở Xây dựng, cao ốc văn phòng, khách sạn không được xây dựng trên đất ở, muốn cấp phép xây dựng thì đất ở phải chuyển mục đích.

Tréo ngoe ở chỗ, các cơ quan quản lý đất đai đều từ chối yêu cầu trên. Văn bản trả lời của VPĐKĐĐ TP cho Công ty Giải trí Miền Nam khẳng định: “Đất ở chuyển sang đất làm khách sạn thì không thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Tương tự, Phòng TN&MT quận 1 trả lời bà Như: “Trường hợp bà hỏi không thuộc quy định phải chuyển mục đích sử dụng. Khi bà hoàn tất công trình trên thì liên hệ Chi nhánh VPĐKĐĐ quận 1 lập thủ tục hoàn công theo đúng quy định”.

Đồng quan điểm, ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Nhà Bình Dân, cho rằng đất ở vốn được xếp loại có giá trị cao nhất trong các loại đất nên không phải chuyển mục đích nữa. “Cơ quan cấp phép xây dựng căn cứ quy định về quy hoạch để xem xét có cấp phép khách sạn, cao ốc văn phòng hay không” - ông bày tỏ.

Hết làm cao ốc, khách sạn: Lại xin làm đất ở?

Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, một cán bộ Sở Xây dựng cho hay Điều 93 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh là đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ”. Mặt bằng này phải phù hợp “quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng…”.

Căn cứ theo đó, đất ở không phải là đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh [để xây khách sạn, cao ốc văn phòng...]. “Muốn thực hiện thì chủ đầu tư phải chuyển đất ở thành đất sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ” - ông giải thích. Theo ông, đất có giá trị thấp chuyển thành đất có giá trị cao hơn [như đất nông nghiệp thành đất ở] thì phải xin chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp ngược lại thì không cần chuyển mục đích mà chỉ cần làm thủ tục đăng ký. “Sở yêu cầu theo quy định nhưng một số chi nhánh VPĐKĐĐ không hiểu nên không giải quyết cho người dân” - ông nhận xét.

Giải thích lại, ông Dư Huy Quang, Giám đốc VPĐKĐĐ TP, cho hay có nhiều vướng mắc về nội dung trên. Theo đó, Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về những trường hợp phải xin chuyển mục đích sử dụng đất thì “không có trường hợp đất ở chuyển thành đất sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ”… Bên cạnh đó, quyền lợi của người dân sẽ ra sao nếu chuyển đất ở thành đất sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ. “Khi bên thuê đất làm cao ốc văn phòng, khách sạn trả lại đất sau khi hết hạn hợp đồng, hoặc chủ đầu tư muốn xây nhà ở thì chức năng khu đất lúc này ra sao? Có phải xin chuyển trở lại thành đất ở, có đóng tiền sử dụng đất lần nữa?” - ông bày tỏ. Trước những vướng mắc trên, ông Quang cho biết VPĐKĐĐ đã nhiều lần gửi văn bản báo cáo Bộ TN&MT để có hướng dẫn cho trường hợp này nhưng đến nay vẫn chưa được phản hồi.

Chưa có sự thống nhất trong quan điểm giải quyết, cũng chưa có hướng dẫn của Bộ TN&MT nên đến nay, những trường hợp người dân có nhà ở, đất ở xin làm cao ốc văn phòng, khách sạn… vẫn đang gặp khó khăn.

>>> XEM THÊM:

T.Linh

Theo Homedy Blog Tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề