Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa năm 2024

Trước khi có thể điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh các mẹ cần nhận biết những dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp và hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để phát hiện sớm và có cách khắc phục đúng. Đây là 5 dạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường gặp nhất:

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn, nôn mửa có thể do nhiều nguyên nhân và nhiễm virus là một trong số các nguyên nhân thường gặp. Ở hầu hết trường hợp, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong vòng 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Điều quan trọng là mẹ phải theo dõi tình trạng của bé để nhận biết sớm các dấu hiệu mất nước nếu có. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như sốt cao hoặc phát ban, mất nước hoặc không thể bù nước qua đường uống, bạn nên ngay lập tức đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Bệnh tiêu chảy

Đau bụng do rối loạn tiêu hoá thường gặp là bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi khuẩn hoặc virus “ngoại xâm” ra khỏi đường tiêu hóa. Hầu hết các đợt tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy ở trẻ còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, mất nước và thậm chí là phát ban trên da.

Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:

  • Nhiễm trùng thường qua đường thực phẩm, ăn uống. Phổ biến có thể kể đến như virus Rota, vi khuẩn Salmonella hoặc hiếm hơn là nhiễm ký sinh trùng Giardia. Bên cạnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể có một số triệu chứng khác như nôn mửa, đau bụng, nhức đầu và sốt.
  • Dùng thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn.
  • Các bệnh đường tiêu hoá ở trẻ khác như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm loét đại tràng, dị ứng thực phẩm và bệnh Celiac (không dung nạp gluten) cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị tiêu chảy ở mức độ nặng có thể dẫn đến tình trạng mất nước - một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất nếu không xử trí kịp thời.

Táo bón

Nếu thấy bé khó đi đại tiện, các bà mẹ thường nghĩ ngay đến tình trạng táo bón. Đây là triệu chứng đau bụng do rối loạn tiêu hoá rất hay gặp. Có 3 thời điểm mà trẻ thường dễ bị táo bón nhất:

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mẹ bắt đầu cho bé chuyển từ sữa sang ăn thức ăn thô.
  • Ở trẻ mới biết đi, khi trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh
  • Ở trẻ lớn hơn, khi bắt đầu đi học

Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau bụng rối loạn tiêu hoá dẫn đến táo bón, trong đó được ghi nhận nhiều nhất là:

  • Nhịn đi ngoài. Trong một số trường hợp chẳng hạn như mải chơi, không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh lạ, khó chịu khi ngồi bô, trẻ có thể “chịu đựng” và nhịn đi ngoài. Lâu dần, thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ; khiến bé bị táo bón, đau bụng rối loạn tiêu hoá.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, ít nước. Chất xơ và nước hoặc các loại chất lỏng khác như súp, canh, cháo… hỗ trợ ruột tăng co bóp, làm mềm phân, chống táo bón. Tuy vậy, nhiều trẻ thường không thích rau xanh, ngũ cốc, trái cây nên sẽ bỏ qua các món ăn giàu chất xơ này hay uống không đủ nước.
  • Dùng một số loại thuốc. Một số loại thuốc như thuốc giảm đau và thuốc kháng axit cũng có thể táo bón ở trẻ nhỏ.

Ngộ độc thực phẩm

Hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện như ở người lớn. Do đó, trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm nếu thức ăn, nước uống không bảo đảm vệ sinh hay nhiễm khuẩn.

Ngộ độc có thể gây ra đau bụng rối loạn tiêu hoá, đi ngoài phân sống, tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không kéo dài và trẻ có thể hồi phục trong vòng vài ngày. Mặc dù vậy, nếu trẻ còn quá nhỏ hoặc khi trẻ trở nặng, mẹ cần nhanh chóng cho trẻ nhập viện ngay.

Đầy hơi, chướng bụng

Trẻ cũng có thể bị đầy hơi chướng bụng như người lớn. Tuy nhiên, bé thường không biết cách diễn đạt nào khác ngoài cho bố mẹ biết mình bị đau bụng rối loạn tiêu hoá, bụng khó chịu hoặc quấy khóc sau khi ăn, biếng ăn. Khi này, bạn hãy kiểm tra xem bụng của con có bị căng cứng hay không. Mẹ nên chú ý đến những “thủ phạm” khiến bé bị đầy hơi như:

  • Bé bị táo bón
  • Bé ăn quá nhanh, bị ép ăn nhiều
  • Bé nuốt nhiều không khí vào bụng khi ăn, bú sữa
  • Bé dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Bệnh không dung nạp lactose - một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Một số loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột gây khó tiêu cho trẻ, trẻ được cho ăn cơm sớm trước khi mọc đủ răng hàm

Biện pháp khắc phục bệnh đường tiêu hóa ở trẻ ngay tại nhà

Khi đã nắm được nguyên nhân gây nên bệnh đường tiêu hóa ở trẻ, mẹ có thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì không? Mẹ hãy áp dụng ngay những cách trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ như sau nhé!

Đảm bảo các món ăn của bé không chỉ ngon bổ mà còn hợp vệ sinh. Nhiều mẹ bận rộn có thể không có thời gian chăm chút cho bữa ăn của trẻ hoặc trẻ có thói quen ăn vặt, ăn hàng quán nhiều, ít chú ý đến việc vệ sinh tay trước khi ăn. Chính điều này khiến trẻ dễ mắc các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, sốt, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Virus, vi khuẩn lây từ trẻ này sang trẻ khác cũng là một nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy. Mẹ hãy bảo vệ đường ruột của bé bằng cách nấu chín món ăn, đun sôi nước và để nguội, hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách, hạn chế tiếp xúc với người đang ốm bệnh. Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Khi nôn hoặc tiêu chảy, trẻ có thể bị mất nước nhanh chóng, thể hiện rõ rệt qua các triệu chứng như sốt cao, khô miệng, kiệt sức và đi tiểu ít. Ngoài nước lọc, mẹ hãy giúp trẻ bù lại lượng chất lỏng đã mất bằng các món ăn lỏng, dễ ăn như súp, nước dùng nấu nhạt, nước trái cây hoặc sử dụng dung dịch bù chất điện giải qua đường uống. Đây là một trong những cách trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ em cơ bản nhất đấy. Ngoài ra, mẹ nên tập cho bé thói quen thường xuyên ăn rau củ quả và uống nước lọc dù không khát để ngừa táo bón. Bổ sung men vi sinh giúp phòng ngừa và hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Bên cạnh các biện pháp trên, mẹ cũng đừng quên bổ sung lợi khuẩn cho bé để hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng như giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhé.

Trên đây là các cách trị các bệnh đau bụng do rối loạn tiêu hoá tại nhà mà mẹ có thể thực hiện ngay khi các triệu chứng của bệnh đường tiêu hoá xuất hiện; giúp các mẹ không bị bối rối và thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì. Tuy vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý để có thể kịp thời đưa con đến bác sĩ nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá ở mức độ nặng hơn hoặc không thuyên giảm. Ngoài ra, đừng quên giúp con xây dựng “hàng phòng thủ” lợi khuẩn nhé!