Dây thần kinh thị giác nằm ở đâu

Thực ra, viêm dây thần kinh thị giác còn được gọi là viêm thị thần kinh.  Viêm thị thần kinh là hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính xảy ra trên dây thần kinh thị giác [có thể chỉ ở một phần hoặc toàn bộ, tại một điểm nào đó hay toàn bộ chiều dài của dây thần kinh].

Bệnh thường xảy ra ở 1 bên mắt, nhưng cũng có khi biểu hiện ở cả 2 bên. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng tuỳ thuộc vào sự tồn tại độc lập của bệnh hay kết hợp cùng những bệnh khác. Dựa theo những triệu chứng thấy được khi soi đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang, bệnh viêm thị thần kinh có thể được chia ra các hình thái như sau:

-Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu: gai thị, võng mạc hầu như chưa có sự thay đổi.

-Viêm gai thị: gai thị phù nề, có thể có xuất huyết nông quanh gai thị. Chụp mạch huỳnh quang cho thấy có giãn mao mạch, các vi phình mạch, tăng huỳnh quang vào thì muộn và tồn tại cố định ở gai thị.

Các khám nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ có giá trị gợi ý chuẩn đoán, theo dõi và tiên lượng bệnh.

Nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh

Viêm dây thần kinh thị giác hay gặp từ đối tượng thanh niên đến trung niên [từ 20 – 45 tuổi], tuổi trung bình khởi phát là khoảng 30 tuổi. Người ngoài 45 tuổi hay trẻ em cũng có thể mắc bệnh này nhưng với tỷ lệ ít hơn. Ngoài ra, người ta còn thấy tỷ lệ phụ nữ mắc viêm dây thần kinh thị giác nhiều gấp đôi nam giới.

Viêm dây thần kinh thị giác cũng xảy ra nhiều hơn người da trắng. Một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm dây thần kinh thị giác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm dây thần kinh thị giác. Nhìn chung, các chuyên gia nhãn khoa thường xếp theo 3 nhóm nguyên nhân theo vị trí là: tại chỗ, lân cận và toàn thân.

-Tại chỗ: mọi viêm nhiễm trong nhãn cầu đều có thể gây ra viêm gai thị [có thể xuất phát từ các bệnh lý ở mắt như: viêm màng bồ đào, viêm hắc mạc, viêm võng mạc do virus cự bào trong bệnh AIDS, viêm nội nhãn].

-Lân cận: Các ổ nhiễm trùng lân cận thị thần kinh như viêm tai, viêm mũi-xoang, viêm họng, viêm amidan, sâu răng… có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm thị thần kinh.

-Toàn thân: Các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân cấp và mạn tính cũng có khả năng dẫn đến viêm thị thần kinh. Cụ thể như:

+Các loại virus đậu mùa, cúm, thấp khớp, bạch hầu, sốt phát ban, quai bị

+Nhiễm nấm: Nấm Candidat albicans thường gây viên hắc võng mạc kết hợp với viêm gai thị, hay gặp ở người nghiện heroine, suy giảm miễn dịch. Một số loại nấm khác cũng gây viêm thị thần kinh là cryptoccose, aspergillose, histoplasmose…

+Các nhiễm khuẩn của hệ thần kinh: viêm não, viêm màng não là nguyên nhân của 1 số trường hợp bị bệnh.

+Các vi khuẩn như lao, giang mai, rickettsiose cũng là những tác nhân gây bệnh hay gặp trong bệnh lý này.

+Những hội chứng màng bồ đào-màng não như bệnh Vogt-Koyanagi-Harada, nhẫn viêm đồng cảm, bệnh Behcet cũng hay kèm theo viêm gai thị.

+Các bệnh dị ứng: sau tiêm huyết thanh chống bạch hầu, uốn ván, dị ứng thực phẩm, phù Quincke…

– Nguyên nhân khác: ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc, thiếu vitamin nhóm B, thiếu máu thị thần kinh, chấn thương…

Triệu chứng viêm dây thần kinh thị giác

Hầu hết những người viêm dây thần kinh thị giác cảm thấy đau tăng khi vận động nhãn cầu; có thể đau trong vòng một tuần và sau đó biến mất trong vài ngày. Người bệnh thấy thị lực giảm sút nhanh hay rất nhanh [trong hình thái cấp tính], hoặc từ vài ba ngày tới vài tuần [đối với hình thái mạn tính], có thể mù hẳn.

Có thể gặp thị lực giảm khi vận động nhiều trong môi trường nhiệt độ cao sau đó sẽ trở về bình thường [hiện tượng uhthoff]. Người bệnh bị rối loạn trong việc nhận biết màu sắc, thậm chí có trường hợp không còn phân biệt được màu sắc. Vùng nhìn [thị trường] biến đổi sau khi giảm thị lực, thị trường không ổn định, thay đổi tuỳ theo thời điểm.

Phản xạ ánh sáng giảm. Đồng tử không đồng đều giữa 2 mắt. Mắt bị bệnh có đồng tử co kém và chậm hơn khi có kích thích ánh sáng, RAPD[+]. Điện chẩm kích thích là xét nghiệm có giá trị lớn trong việc chẩn đoán bệnh này. Nó cho biết thời gian dẫn truyền xung thần kinh từ mắt lên tới não cùng điện thế.

Ở bệnh nhân viêm thị thần kinh, khi làm xét nghiệm sẽ có biểu hiện biên độ sóng giảm [điện thế giảm] cùng thời gian dẫn truyền tín hiệu bị kéo dài hơn bình thường.

Mắt nhìn thấy khi bị viêm dây thần kinh thị giác

Điều trị viêm thị thần kinh

Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thị thần kinh nên người bệnh cần được khám bệnh toàn diện và điều trị theo các chuyên khoa  khác nhau như: tai-mũi-họng, thần kinh, truyền nhiễm, dị ứng… Ngay khi có nghi ngờ viêm thị thần kinh, cần ngừng ngay việc sử dụng các chất gây nhiễm độc thị thần kinh.

Tại mắt, cần giải quyết rối loạn tuần hoàn, dinh dưỡng tại dây thần kinh, chống viêm, chống nhiễm trùng… Nói chung, việc điều trị viêm thị thần kinh chủ yếu là loại trừ nguyên nhân mới khỏi bệnh hoàn toàn. Ngay sau khi có chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhập viện, điều trị bằng corticoide. Thuốc corticoit có thể được chỉ định với liều rất cao, dùng cả đường uống lẫn đường tiêm, truyền tĩnh mạch.

Với kháng sinh, tùy theo tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ cho kháng sinh phù hợp. Trong 1 số trường hợp đặc biệt có thể người bệnh phải dùng tới thuốc ức chế miễn dịch [bệnh Behcet]. Các loại thuốc giãn mạch dùng theo đường uống và tiêm cạnh nhãn cầu cùng các vitamin nhóm B như B1, B6, B12 cũng có thể được sử dụng.

Viêm thị thần kinh là bệnh mắt nặng, có khả năng tái phát, biến chứng và di chứng nặng nề. Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực rất có ý nghĩa trong phục hồi chức năng thị giác, tránh tái phát và biến chứng.

Thị lực có thể bắt đầu cải thiện sau khi điều trị corticoide, bệnh nhân phục hồi sau từ 2-3 tuần đến 1-2 tháng, tuy nhiên phục hồi hoàn toàn là ít có khả năng 

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.BS Nguyễn Trần Quốc Hoàng

Tài liệu tham khảo:

//www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/mat/benh-thi-than-kinh/969/

//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/optic-neuritis/symptoms-causes/syc-20354953

//aapos.org/terms/conditions/84

//www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3116540/

//www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/eyes-optic-neuritis

//medlineplus.gov/ency/article/000741.htm

Đời sống ngày càng phát triển, phố xá trở nên đông đúc, chật chội. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ cho ra đời nhiều thiết bị điện tử. Các bệnh về mắt cũng từ đó mà xuất hiện nhiều dần lên. Bên cạnh cận thị, viêm dây thần kinh thị giác cũng là một vấn đề đáng lưu tâm trong bối cảnh hiện nay. Vậy viêm dây thần kinh thị giác là gì? Hãy cùng các chuyên gia YouMed tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm thần kinh thị giác là gì?

Thần kinh thị giác là thần kinh dẫn các tín hiệu ánh sáng thu nhân được từ mắt đến não. Viêm thần kinh thị giác là tiến trình viêm làm phá huỷ dây thần kinh này. Tình trạng viêm làm đau và mất thị lực tạm thời một bên mắt.

Viêm thần kinh thị giác còn có thể liên quan đến bệnh lí đa xơ cứng. Bệnh lí này gây ra viêm và phá huỷ các dây thần kinh ở não và cột sống. Trong đó, các triệu chứng của viêm thần kinh thị giác có thể là chỉ điểm đầu tiên của bệnh.

Phần lớn bệnh nhân mới mắc lần đầu, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, thị giác có thể sẽ được khôi phục hoàn toàn.

Cấu trúc của dây thần kinh thị giác

2. Triệu chứng viêm thần kinh thị giác

Viêm thần kinh thị giác thường ảnh hưởng một bên mắt. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau mắt. Đau mắt là triệu chứng gặp ở hầu hết người mắc bệnh. Bệnh nhân cảm thấy đau tăng khi cử động mắt. Đôi khi, bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ ở phía sau mắt.
  • Giảm thị lực một bên mắt. Hầu hết bệnh nhân có giảm thị lực thoáng qua. Mức độ giảm thường thay đổi, có người giảm ít, có người giảm nhiều hơn. Giảm thị lực đáng kể thường xuất hiện sau một vài giờ tới vài ngày. Thị lực có thể hồi phục sau vài tuần hoặc vài tháng nếu được điều trị đúng. Tuy nhiên, có thể gặp giảm thị lực vĩnh viễn ở một vài trường hợp.
  • Giảm thị trường: Thị trường là khoảng không gian mà mắt chúng ta bao quát được. Người mắc bệnh này có thể bị mất tầm nhìn phía bên ngoài hoặc bên trong mắt.
  • Mất cảm nhận màu sắc. Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng phân biệt màu sắc của mắt. Người bệnh sẽ nhìn thấy màu sắc ít sống động hơn bình thường.
  • Loá mắt. Đôi khi người bệnh thấy những đốm sáng chớp nháy khi cử động mắt.
Viêm thần kinh thị giác có nguy hiểm không ?

3. Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?

Bệnh lý ở mắt luôn phải được lưu tâm một cách đúng đắn. Để giữ được thị lực, điều quan trọng nhất là phải phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể. Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu:

  • Xuất hiện triệu chứng mới, như đau mắt hoặc giảm tầm nhìn
  • Các triệu chứng nặng dần lên, hoặc không cải thiện với điều trị ban đầu
  • Xuất hiện triệu bất thường, như tê hoặc yếu tay chân. Điều này có thể chỉ điểm một bệnh lí thần kinh.
Đau mắt có thể là một biểu hiện của bệnh viêm thần thị giác

4. Nguyên nhân viêm thần kinh thị giác

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được biết chính xác. Người ta cho rằng, đây là quá trình cơ thể tự sản xuất ra các tác nhân chống lại vỏ bao của dây thần kinh thị, gây ra tình trạng viêm và phá huỷ vỏ bao này.

Vỏ bao dây thần kinh giúp các tín hiệu truyền từ mắt đến não nhanh hơn. Vỏ bao bị phá huỷ khiến cho quá trình này bị rối loạn, dẫn đến giảm thị lực.

Có một số bệnh lí được cho là có liên quan đến viêm thần kinh thị giác:

  • Đa xơ cứng. Đây là bệnh lí trong đó hệ miễn dịch của chúng ta tấn công vỏ bao của các dây thần kinh ở não và cột sống. Thần kinh thị giác cũng nằm trong số bị tấn công và thường là biểu hiện đầu tiên.
  • Viêm tuỷ thần kinh thị. Đây là bệnh lí tương tự đa xơ cứng. Tuy nhiên, sự phá huỷ thường tập trung ở thần kinh thị và tuỷ sống. Bệnh này ít khi phá huỷ các dây thần kinh ở não.
Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
  • Nhiễm trùng. Các bệnh lí nhiễm khuẩn như sốt mèo cào, giang mai,.. hoặc các bệnh lí nhiễm siêu vi như sởi, herpes,…
  • Do thuốc. Một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét và một số loại kháng sinh.
  • Các nguyên nhân khác. Các bệnh lí như sarcoidosis [bệnh u hạt vòng] hoặc lupus có thể gây ra viêm thần kinh thị giác tái đi tái lại.
Bệnh đa xơ cứng ảnh hưởng tới viêm thần kinh thị giác

5. Ai có nguy cơ mắc bệnh?

  • Viêm thần kinh thị thường xuất hiện ở tuổi từ 20 đến 40
  • Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới
  • Những người mang các đột biến gen có thể dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường.

6. Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ hỏi về diễn tiến bệnh, khám mắt để có cái nhìn sơ lược về bệnh. Các xét nghiệm cũng sẽ được thực hiện để xác nhận chẩn đoán và giúp đánh giá bệnh tốt hơn. Bao gồm những xét nghiệm sau:

  • Soi đáy mắt. kiểm tra các cấu trúc ở sau mắt, trong đó có dây thần kinh thị giác.
  • Thử phản xạ ánh sáng của đồng tử. Bác sĩ sẽ di chuyển một nguồn sáng trước mắt của bạn để kiểm tra phản xạ của đồng tử. Ở mắt bị bệnh, độ co nhỏ của đồng tử sẽ không được như ở mắt bình thường.
  • Một số xét nghiệm khác:
    • Xét nghiệm máu
    • Chụp cộng hưởng từ
Soi đáy mắt xác định viêm thần kinh thị giác

7. Điều trị bệnh như thế nào?

Viêm thần kinh thị giác thường hồi phục tự nhiên. Trong một số trường hợp, thuốc kháng viêm [steroid] có thể được sử dụng để giảm viêm ở dây thần kinh thị giác.

Điều trị bằng thuốc kháng viêm thường được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc kháng viêm có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục thị lực. Tuy nhiên, thuốc kháng viêm không quyết định mức độ hồi phục thị lực. Điều này tuỳ thuộc vào mức độ viêm của dây thần kinh thị giác. Điều trị bằng thuốc kháng viêm có thể giảm nguy cơ mắc đa xơ cứng hoặc làm chậm tiến trình của bệnh.

Khi điều trị bằng thuốc kháng viêm thất bại và thị lực bị giảm kéo dài, điều trị thay thế huyết tương có thể giúp một số người hồi phục thị lực.

Viêm thần kinh thị giác là một bệnh thường gặp và có thể gây giảm thị lực lâu dài. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, thị lực có thể hồi phục hoàn toàn. Đây còn là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đa xơ cứng. Bài viết trên cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh viêm dây thần kinh. Qua đó bạn có thể tự phát hiện bệnh và đến khám bác sĩ sớm nhất có thể. Điều này có thể giúp phòng ngừa giảm thị lực vĩnh viễn, cũng như giúp phát hiện các bệnh lí nguy hiểm khác.

Bác sĩ : Sử Ngọc Kiều Chinh

Video liên quan

Chủ Đề