Để có một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lý ta nên làm gì

Nếu trước đây bạn không mấy quan tâm đến quy tắc ăn uống thì từ nay hãy thay đổi vì ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe.

Để duy trì ăn uống khỏe mạnh, cơ thể con người cần ít nhất 7 loại chất dinh dưỡng: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước cùng tổng số 40 loại chất xơ và chất dinh dưỡng khác.

Do đó, chế độ ăn uống của con người phải bao gồm nhiều loại thực phẩm để có được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Sự kết hợp hợp lý các món ăn không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học mà còn giúp cơ thể cân bằng các chất và tạo điều kiện trao đổi chất tốt nhất.

Chúng ta nên ăn nhiều trái cây và rau. Mỗi ngày nên ăn 5 loại khác nhau để hấp thụ các chất dinh dưỡng phong phú. Bởi vì chúng là chất xơ pectin, nhuận tràng nên dễ dàng thúc đẩy chức năng trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, trái cây và rau có thể làm tăng sự bài tiết và chuyển hóa của cơ thể.

Những người ăn nhiều rau và trái cây có khả năng giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Một bí quyết nhỏ là bạn nên đặt rau quả ở nơi bạn dễ thấy nhất, như thế bạn có thể dễ dàng ăn chúng và cũng như có một lời nhắc nhở chính mình.

Trọng lượng cơ thể phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: giới tính, thể trạng, độ tuổi và gen. Những người thừa cân có xu hướng gặp phải ảnh hưởng xấu cho sức như: bệnh tim hoặc ung thư.

Thường xuyên tập thể dục là cách tốt để tăng cường sức đề kháng, kết hợp với hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều calo sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Chế độ ăn uống hợp lý cũng bao gồm không bỏ bữa sáng. Vì bữa sáng giúp chúng ta hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Chế độ ăn uống cân bằng tức là cân bằng giữa nguồn thực phẩm hấp thụ và nhu cầu của cơ thể, nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí gây ra một số bệnh.

Đừng hấp thụ nhiều hơn nhu cầu của cơ thể, bởi khi đó, cơ thể không tiêu hóa hết và sẽ tích tụ lại, dẫn đến thừa cân.

Uống nước có thể ngăn chặn sự thèm ăn và tăng cường chức năng chuyển hóa chất béo. Thiếu nước khiến cho thận không thể hoạt động đúng. Khi chức năng thận có vấn đề, sẽ gây ra gánh nặng cho gan, tích tụ nhiều chất thải.

Quá nhiều chất thải tích lũy sẽ khiến các cơ quan hoạt động không được bình thường, gây tích tụ càng nhiều chất béo. Vì vậy, cung cấp đủ nước là tiền đề không thể thiếu giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tập thể dục có thể giúp chúng ta đốt cháy nhiều calo. Về lâu dài, vận động thể chất có thể nâng cao khả năng sử dụng chất béo của cơ thể, nhờ đó cung cấp nguồn năng lượng nhiều hơn, chất béo cũng được sử dụng hết chứ không tồn đọng lại gây thừa cân.

Thực phẩm nào cũng có hai mặt ‘tốt’ và ‘xấu’, chỉ có chế độ ăn là tốt hay xấu. Thực phẩm đa dạng, chất dinh dưỡng trong mỗi loại cũng không giống nhau. Vì vậy, một chế độ ăn uống cân bằng cần phải có sự góp mặt của nhiều loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu con người về dinh dưỡng cũng như năng lượng.

Để đạt được một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì một sự kết hợp cân bằng là quan trọng nhất cho sức khỏe của chúng ta. Từ bây giờ hãy thay đổi thói quen của bạn. Nếu trước đây bạn không mấy quan tâm đến quy tắc ăn uống thì từ nay hãy thay đổi. Nên ăn trái cây và rau quả mỗi ngày, siêng năng tập thể dục… là những cách tốt nhất giúp thể chất và tinh thần của bạn tốt hơn.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh hàng ngày sẽ giúp cơ thể tránh xa khỏi bệnh tật

Thế nào là thực phẩm lành mạnh?

TS. BS. Huỳnh Nam Phương - Viện Dinh dưỡng Quốc gia [Bộ Y tế] cho biết, chế độ ăn lành mạnh [Healthy diet] là một chế độ ăn có các loại thực phẩm lành mạnh [Healthy food], giúp duy trì hoặc cải thiện sức khỏe tổng quát. Thực phẩm lành mạnh là những thực phẩm có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tự do và muối. Nguồn gốc thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chia làm 2 loại chính, thực phẩm tự nhiên và thực phẩm qua chế biến [thủ công hoặc công nghiệp]. Không có thực phẩm nào được coi là hoàn toàn lành mạnh, cũng không có thực phẩm nào là hoàn toàn xấu, không lành mạnh.

Chuyên gia Dinh dưỡng cũng cho rằng, với các thực phẩm tự nhiên, cần kết hợp chúng một cách đa dạng, đảm bảo đầy đủ về số lượng và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm mùa nào thức nấy. Còn với các thực phẩm được qua chế biến, trong quá trình chế biến người sản xuất phải hạn chế sử dụng hoặc làm gia tăng các thành phần tạo nên thực phẩm “không lành mạnh” thông qua việc kiểm soát các thành phần “xấu” như muối, đường đơn, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.

Theo định nghĩa mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, một chế độ ăn lành mạnh cần phải có nhiều quả chín, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ, đậu đỗ, hạn chế các thành phần như đường tự do, các thức ăn vặt và đồ uống có đường, thịt chế biến sẵn và muối. Một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng thiết yếu như các chất dinh dưỡng đa lượng, vi chất dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của mỗi một cá thể tùy thuộc tình trạng dinh dưỡng, sinh lý và vận động.

Làm sao để lên kế hoạch cho một chế độ ăn lành mạnh?

Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng loại đối tượng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, duy trì được một chế độ ăn lành mạnh trong suốt cuộc đời sẽ giúp phòng tránh được suy dinh dưỡng ở tất cả các thể, bao gồm cả thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm [đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout…]. Một chế độ ăn lành mạnh cụ thể như sau:

Rau quả: Ăn ít nhất 400g rau quả hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và tăng mức tiêu thụ chất xơ. Để tăng được lượng tiêu thụ rau quả, chúng ta nên:

- Bữa ăn nào cũng có rau

- Ăn quả tươi và rau củ quả sống thay cho thức ăn vặt.

- Ăn rau quả theo mùa [mùa nào thức nấy]

- Ăn đa dạng nhiều loại rau quả

Chất béo: Giảm lượng chất béo xuống dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần để kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, bằng cách:

- Nên hấp hoặc luộc thức ăn thay vì chiên xào

- Thay mỡ, bơ bằng các loại dầu thực vật chưa bão hòa như dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu hướng dương

- Sử dụng các loại sữa hoặc chế phẩm sữa tách bơ, thịt nạc, hoặc loại bỏ các phần mỡ thừa khỏi thịt, giảm việc tiêu thụ các thức ăn nướng hoặc chiên, các thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất béo chuyển hóa công nghiệp,

Muối, natri và kali: Chúng ta thường tiêu thụ quá nhiều natri thông qua muối [tương ứng với mức trung bình 9-12g muối 1 ngày] và lại ít kali [dưới 3,5g]. Ăn nhiều natri và ít kali góp phần gây tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Giảm mức tiêu thụ muối xuống dưới 5g một ngày bằng cách:

- Hạn chế sử dụng muối và các gia vị có chứa nhiều muối [như nước mắm, nước tương] khi nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm

- Không để muối và các loại nước chấm mặn trên bàn ăn

- Giảm tiêu thụ các thức ăn vặt chứa nhiều muối

- Chọn các thực phẩm có hàm lượng muối thấp

Đường: Đường đơn nên ở ngưỡng dưới 10% trong tổng số năng lượng khẩu phần [tốt nhất là dưới 5%] để kiểm soát được cân nặng, giảm các nguy cơ về tim mạch và đái tháo đường.

- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nước uống có hàm lượng đường cao như đồ ăn vặt, kẹo, nước ngọt [có gas hoặc không có gas], nước quả đóng chai, trà uống liền, cà phê uống liền, sữa có đường.

- Ăn các loại quả và rau sống thay vì đồ ăn vặt có chứa đường.

Bên cạnh đó, một giải pháp thay thế bữa ăn phụ [ăn vặt] hoặc bổ sung vào bữa ăn chính [bữa sáng, bữa trưa] giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe được các chuyên gia khuyến nghị là sử dụng kèm các thức uống dinh dưỡng, thức uống công thức với tỷ lệ chất béo lành mạnh, vitamin và muối khoáng hợp lý cùng cả chất bột và chất đạm giúp bù đắp phần còn thiếu khuyết trong bữa sáng và bữa trưa hiện nay.

Các thức uống dinh dưỡng này góp phần giảm lượng phải ăn vào cơ thể trong bữa sáng và bữa trưa, giúp giảm áp lực cho các cơ quan trong cơ thể do ăn quá no và hạn chế nguy cơ làm chậm quá trình trao đổi chất do ăn quá no gây ra. Tỷ lệ hợp lý các dưỡng chất cũng góp phần làm giảm nguy cơ dư thừa hay thiếu hụt một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Công thức phổ biến cho các thức uống dinh dưỡng thay thế bữa ăn phụ hoặc bổ sung vào bữa ăn chính hiện nay bao gồm: chất bột [bột yến mạch, tinh bột…], chất đạm [protein các loại], chất béo lành mạnh, vitamin và muối khoáng. Các nhà sản xuất cũng đã bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác giúp tăng đề kháng cho cơ thể đơn cử như chất trợ sinh miễn dịch [DeltaImmune, Immune Gamma…]. Tất cả tạo lên một thức uống hoàn chỉnh giúp tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.

 Nguyên Hương H+

Thực phẩm bổ sung bột dinh dưỡng VHEALTH - Lựa chọn cho bữa ăn lành

Công dụng: Thay thế bữa ăn phụ hoặc bổ sung vào bữa ăn chính giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Ngày dùng 2-4 gói, mỗi lần 1-2 gói; Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.Hướng dẫn cách pha: Pha 1 gói Vhealth với 150ml nước, có thể pha với nước lọc, sữa tươi không đường, nước hoa quả sau đó khuấy đều và thưởng thứcĐối tượng: Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn. Đặc biệt thích hợp với người gầy yếu, người mới ốm dậy, người cần tăng cường sức đề kháng.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

XNQC: 00446/2017/ATTP-XNQC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam Vina-link Group [Lô C16/D21 khu đô thị mới Cầu Giấy, Phố Dịch Vọng Hậu, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội].

Sản phẩm

Video liên quan

Chủ Đề