Tại sao có kinh mà vẫn mang thai

Hơn hết, kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra khi bạn không mang thai. Để tìm hiểu về các loại chảy máu khác trong suốt thai kỳ, bạn cần tìm gặp bác sĩ.

Lúc này sẽ có 2 giải thuyết đặt ra cho tình trạng tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt của bạn. Đó là bạn bị chảy máu trong thai kỳ hoặc bị triệu chứng mang thai giả.

Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt?

Khoảng 25-30% phụ nữ có ra máu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Một số nguyên nhân bao gồm: Hiện tượng ra máu báo khi thai làm tổ vào niêm mạc tử cung, chảy máu nguyên nhân từ cổ tử cung [ như viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung ], thai ngoài tử cung [chửa ngoài dạ con], dấu hiệu của dọa sảy thai hay sảy thai.

>> Tìm hiểu: Có thai ngoài tử cung có giữ được không?

1. Ra máu báo thai

Điều này xảy ra trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ khiến nhiều người lầm tưởng có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Tại thời điểm này, có khi bạn còn chưa làm xét nghiệm và không biết mình đã có thai.

Đây là loại máu xuất hiện khi trứng được thụ tinh cấy vào tử cung, thường là vào đúng chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Đôi khi một số phụ nữ nhầm máu báo thai với máu kinh nguyệt mặc dù nó thường nhạt màu hoặc ra lốm đốm.

2. Những nguyên nhân khác

Ngoài hiện tượng ra máu báo thì còn một số nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng ra máu trong 3 tháng đầu thai kì khiến cho các mẹ bầu nhầm tưởng mình bị hành kinh như : thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, sảy thai, chửa trứng.

Trong đó cần được loại trừ đầu tiên là chửa ngoài tử cung vì nguyên nhân này được coi là một tình trạng cấp cứu nếu không được chẩn đoán sớm dẫn tới vỡ khối chửa ngập máu ổ bụng.

Chính vì vậy nếu thấy xuất hiện ra máu trong 3 tháng đầu hay ra máu kèm theo chậm kinh, thử que lên 2 vạch các bạn cần vào viện khám ngay để xác định xem nguyên nhân ra máu này là gì nhé.

Thông thường, chu kì kinh nguyệt sẽ tạm ngưng trong suốt thời gian mang thai. Nhưng việc có kinh nguyệt trong khi mang thai vẫn bất khả thi với tỉ lệ thấp.

Không thể có kinh trong lúc mang thai

Chu kì kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh với tinh trùng. Khi trứng không được thụ tinh, nồng độ kích thích tố trong cơ quan sinh sản giảm. Lớp niêm mạc tử cung bong ra, gây chảy máu ngoài âm đạo. Do đó, kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kì.

Nếu trứng được thụ tinh, niêm mạc tử cung dày lên để tạo điều kiện thuận lợi cho trứng “làm tổ”. Do đó, chậm kinh là dấu hiệu mang thai sớm, dễ nhận biết nhất. Tuy không thể có kinh trong khi mang thai nhưng mẹ bầu vẫn có thể bị chảy máu vì một số nguyên do.

Nguyên nhân chảy máu khi mang thai

Nhiều mẹ bầu trong giai đoạn đầu gặp hiện tượng chảy máu khi mang thai. Điều này khiến mẹ bầu lo lắng không biết vì sao và sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu âm đạo gồm:

Trong tam cá nguyệt thứ nhất

Chảy máu âm đạo khá phổ biến trong kì tam cá nguyệt đầu tiên. Nhau thai bám thành công vào tử cung khiến mẹ ra máu lốm đốm chứ không nhiều như kinh nguyệt. Mọi người thường gọi máu này là máu báo thai.

Một số nguyên nhân khác gây chảy máu trong ba tháng đầu là mang thai ngoài tử cung, nhiễm trùng, xuất huyết hoặc tụ máu dưới màng đệm, sảy thai, bệnh nguyên bào nuôi,…

Sau tuần thứ 20

Nhiều mẹ bầu lo lắng khi sau 3 tháng đầu mà vẫn còn chảy máu âm đạo. Đến tuần thứ 20, mẹ bầu vẫn có thể chảy máu âm đạo vì những lý do sau:

  • Thủ thuật khám cổ tử cung: có thể làm chảy máu nhẹ âm đạo và không để lại ảnh hưởng gì.
  • Nhau tiền đạo: hiện tượng nhau thai bám gần hoặc trên lỗ cổ tử cung.
  • Chuyển dạ hoặc sinh non: cổ tử cung giãn và tử cung co lại để thai nhi có thể đi xuống. Quá trình này dễ gây chảy máu âm đạo.
  • Quan hệ tình dục: phụ nữ có thể quan hệ tình dục trong khi mang thai nếu thai nhi không có vấn đề gì. Trong khi gần gũi cùng chồng, mẹ bầu có thể chảy máu nhẹ.
  • Vỡ tử cung: là hiện tượng tử cung bị rách khi chuyển dạ, ít xảy ra.
  • Nhau bong non: nhau thai tách khỏi tử cung trước khi sinh em bé.

Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo có nên đi khám không?

Chảy máu âm đạo không phải là hiện tượng hiếm gặp khi mang thai. Mẹ bầu không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ sớm nhất có thể nếu bị chảy máu âm đạo.

Đặc biệt, mẹ bầu nên đi khám nếu có những hiện tượng sau:

  • Dịch âm đạo có màu đỏ tươi, chảy nhiều máu, cần dùng băng vệ sinh.
  • Máu chảy nhiều hoặc có cục máu đông như kinh nguyệt.
  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
  • Vùng bụng đau dữ dội, khó chịu, bị sốt kèm theo.
  • Vùng xương chậu đau nhức, khó chịu.

Hiện tượng chảy máu âm đạo làm nhiều mẹ bầu nghĩ rằng mình có kinh trong lúc mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng này không thể xảy ra. Do đó, mẹ bầu nên đi khám để xác định nguyên nhân chính xác, có hướng khắc phục kịp thời nếu bị chảy máu bất thường.

Các bài viết của Phòng khám Quốc tế Quang Thanh chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế điều trị và chẩn đoán y khoa. Do đó, mẹ bầu cần đến Phòng khám Quốc tế Quang Thanh để được tư vấn, chẩn đoán chính xác nhất.

Leave a reply

Nhiều chị em thấy đã có thai rồi mà vẫn có kinh nguyệt -  nguyên nhân do đâu. Ảnh: Internet

Các chuyên gia khẳng định, không có chuyện có kinh vẫn có thai hoặc đã mang thai rồi mà vẫn có kinh nguyệt bình thường.

Theo y học, khi trứng gặp tinh trùng và thụ thai thì sẽ bắt đầu sản xuất các hormone mang thai. Đồng thời chu kỳ kinh nguyệt sẽ biến mất tạm thời trong khoảng thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ.

Còn hiện tượng ra máu khi mang thai với những triệu chứng giống như hành kinh, nhưng lượng máu lại rất ít và thường chỉ kéo dài 1 - 2 ngày được gọi là máu báo thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hợp tử đang làm tổ và bám vào thành tử cung. Vì có biểu hiện giống như hành kinh, cho nên rất nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn nó với kinh nguyệt và nghĩ rằng mang thai vẫn có kinh nguyệt hay có kinh vẫn có thai. 

Thực tế có một số trường hợp thử que 2 vạch nhưng ngay sau đó vẫn thấy chảy máu như kinh nguyệt. Hiện tượng này được giải thích rằng, khi phát hiện có thai sớm, thời điểm thụ thai trùng với thời điểm có kinh nguyệt, do túi ối chưa phát triển nhanh vẫn còn khoảng trống giữa niêm mạc túi ối và niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung vẫn bong tróc dẫn đến hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra không phổ biến ở mọi phụ nữ khi cấn thai. Và hiện tượng chảy máu này cũng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, ở giai đoạn sớm nhất của thai kỳ, sẽ không xuất hiện như chu kỳ bình thường sau đó nữa, một khi túi ối đã phát triển lớn hơn. 

Chị em có thể phân biệt máu kinh và máu báo thai bằng các dấu hiệu cụ thể dưới đây:

Chị em cần hiểu rõ, tránh nhầm lẫn giữa máu kinh và máu thai nhé.

  • Máu kinh: nhận biết qua màu máu đỏ sẫm, ra nhiều, ra ồ ạt và có thể ra từ 3 đến 5 ngày, ít dần và kết thúc ở khoảng ngày thứ 7.
  • Máu thai: có đặc điểm là máu tươi, không kèm dịch nhầy, ra ít và nhỏ giọt nhưng cũng kéo dài từ 3 đến 5 ngày hoặc ngắn hơn. Lượng máu và màu máu thai sẽ khác nhau ở mỗi người, số ít trường hợp chịu tác động của tư thế làm việc hoặc bệnh lý khiến máu thai ra nhiều và cũng có màu bất thường.
Cần phân biệt máu thai và máu kinh. Ảnh: Internet

2. Lưu ý khi có dấu hiệu hoặc đã mang thai nhưng xuất hiện hiện tình trạng chảy máu

Rất nhiều chị em phụ nữ sau khi biết mình có thai lại vẫn thấy có hiện tượng ra máu giống như chu kì kinh nguyệt, và nhầm tưởng là có kinh vẫn có thai.

Theo các bác sĩ chuyên khoa đây là hiện tượng rất bất thường, và không hiếm gặp ở một số thai phụ. Khi đã có thai thì không thể có kinh nguyệt nữa, nếu đã thụ thai mà xuất hiện hiện tượng chảy máu, thì các bạn có thể đang gặp phải 2 vấn đề rất phổ biến sau đây:

  • Nguy cơ dọa sảy thai: Rất nhiều trường hợp bị ra máu ở những tháng đầu tiên mang thai, là báo hiệu của hiện tượng dọa sảy thai sớm rất nguy hiểm.
  • Thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung. Thường gặp nhất là thai ở vòi trứng, khi thai vỡ sẽ có máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của thai phụ. Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ thấp từ 4,5 - 10,5 phần ngàn, tương đương với cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 - 10 trường hợp có thể bị thai ngoài tử cung. Người có thai ngoài tử cung vỡ một lần, thì sẽ có khả năng cao bị thai ngoài tử cung lại. Dấu hiệu thường thấy của người có thai ngoài tử cung là trễ kinh hoặc rong huyết. Lượng máu ra do thai ngoài tử cung thường ít, bầm đen và không đông lại. Thai ngoài tử cung sẽ không thể giữ được.
Chảy máu bất thường có thể là báo hiệu của hiện tượng dọa sảy thai sớm rất nguy hiểm. Ảnh: Internet

3. Cần làm gì khi thấy xuất hiện chảy máu giống máu kinh

Nếu chị em gặp phải hiện tượng ra máu khi mang thai, nhất là ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ thì nên cẩn thận và đến gặp bác sĩ để khám, tìm nguyên nhân. Đặc biệt là khi tình trạng chảy máu kèm với những dấu hiệu bất thường như: đau bụng và co rút mạnh, liên tục, chóng mặt, thậm chí là ngất, máu có màu sắc bất thường, thai nhi không cử động...nhất định phải đi bệnh viện ngay lập tức. 

Để ngăn ngừa những bất thường có thể xảy ra trong quá trình thụ thai , cũng như đang mang thai, chị em nên thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu, vì đây là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai - xuất phát điểm của dấu hiệu đã mang thai rồi mà vẫn có kinh.

Cần phải gặp bác sĩ ngay nếu đã có thai mà vẫn có máu kinh xảy ra. Ảnh: Internet

Như vậy, có thể kết luận ngắn gọn rằng, hầu như không có hiện tượng có kinh vẫn có thai và ngược lại. Tình trạng đã dùng que thử thai hiện 2 vạch, và thấy xuất hiện đầy đủ các dấu hiệu đã mang thai mà vẫn có kinh nguyệt, phần lớn được xem là một sự ngộ nhận. Nếu chính xác bạn đã mang thai, mà có hiện tượng chảy máu, thì đó phần lớn là những nguyên nhân nguy hiểm như bài viết đã đề cập. Bạn cần theo dõi sát sao và cân nhắc xem đó là máu thai hay máu kinh nguyệt và cần đi khám ngay để được xử trí kịp thời. Chúc các chị em luôn luôn khỏe mạnh, để sớm đón con yêu khỏe mạnh và an toàn trong thời gian tới nhé. 

Việt Thư tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề