Đề cường báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển giáo dục mầm non

BÁO CÁO

Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách phát triển

giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2020

I. Kết quả thực hiện các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non

1. Kết quả thực hiện

 1.1. Phát triển mạng lưới trường, lớp; trường lớp khu công nghiệp, khu chế xuất; phát triển trường dân lập, tư thục.

Năm

Số trẻ đã huy động 

Ghi chú

Trẻ NT

Trẻ MG

Trẻ MG 5 tuổi

Tổng NT+MG

Số nhóm/lớp

cần phát triển

Năm 2011

172

389

122

561

14

Bình quân số trẻ/nhóm : 19 trẻ

Bình quân số trẻ/lớp : 32 trẻ

Năm 2012

147

415

142

562

14

Năm 2013

173

416

140

589

24

Năm 2014

187

460

144

647

24

Năm 2015

198

479

158

677

24

Năm 2016

175

461

142

636

23

Năm 2017

155

480

144

635

23

Năm 2018

143

502

172

645

24

Năm 2019

128

458

164

586

20

Năm 2020

106

398

164

504

21

1.2.  Đội ngũ giáo viên.

           Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được thực hiện theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, Luật Viên chức.

           Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ được tăng cường và thực hiện khá tốt, có phương án bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học một cách linh hoạt để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế; chế độ, chính sách cho nhà giáo được bảo đảm.

            Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên được tổ chức thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên và từng bước đạt hiệu quả

            Hạn chế: Năng lực nghề nghiệp của một số giáo viên còn hạn chế, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển hiện nay.

1.3. Đầu tư CSVC, thiết bị

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Diện tích đất

m2

2954,9

3655,8

3655,8

3655,8

3655,8

3655,8

3655,8

3655,8

3655,8

3655,8

2

Số điểm trường

điểm

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

3

Phòng học

Phòng

10

12

12

12

12

12

12

12

12

12

4

Phòng chức năng

Phòng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Phòng hành chính quản trị

Phòng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Văn phòng

Phòng

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

7

Khu PTTC

Khu

0

0

0

0

0

0

1

1

1

1

8

Khu vệ sinh

Phòng, khu

9

9

9

9

9

9

9

9

9

9

9

Bếp ăn 1 chiểu

Phòng

0

0

1

1

1

1

1

1

1

1

10

Sân chơi

Khu

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

11

Đồ chơi NT

Bộ

4

5

9

9

9

9

9

9

9

9

12

Thiết bị tối thiểu

Bộ

5

5

5

5

5

5

5

21

21

21

13

Số học sinh

HS

 561

562

589 

647 

677 

636

635

645 

586

504

14

Số lớp

lớp

14

14

24

24

24

23

23

24 

20

21

15

Số CBGV,NV

GV

24 

26

 28

 28

28

28

28

28

28

28

1.4.  Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi.

Công tác tham mưu với địa phương xây dựng trường chuẩn Quốc gia đến nay chưa đạt hiệu quả, mới mở rộng diện tích thêm được 700m2. Ban chỉ đạo phổ cập đã xây dựng kế hoạch giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch chỉ đạo cụ thể từng năm. Kế hoạch được xây dựng cụ thể rõ ràng, thể hiện rõ nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ lâu dài và công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, các giải pháp thực hiện công tác PCGDMNTNT. Xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí cho từng năm phục vụ cho công tác PCGDMN phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của đơn vị.

2. Hạn chế, nguyên nhân

a] Hạn chế

Việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu mong đợi.

b] Nguyên nhân

Kinh phí đầu tư cho giáo dục mầm non đã được quan tâm song do địa phương còn gặp nhiều khó khăn về tài chính dẫn đến việc quy hoạch diện tích đất, xây dựng trường chuẩn đến nay vẫn chưa thực hiện được, đội ngũ giáo viên thiếu nhiều nên ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ; phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi.

3. Đề xuất chính sách mới

            Để tạo điều kiện cho bậc học mầm non phát triển, Nhà nước cần có cơ chế chính sách để đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo điều kiện hiện nay.

           Đảm bảo đội ngũ giáo viên về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giáo viên mầm non được xã hội tôn vinh, được trả lương xứng đáng với vị trí và tính chất nghề nghiệp.

           Đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa để trẻ mầm non được hưởng các chế độ chính sách ưu tiên và điều kiện tốt nhất về chăm sóc giáo dục trong môi trường an toàn, thân thiện.

         II. Kết quả thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng khó khăn

1. Kết quả thực hiện

[Trường mầm non Tân Lập không nằm trong vùng khó khăn]

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách tại vùng có điều kiện KTXH-ĐBKK [dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, ven biển, bãi ngang]

2. Tồn tại, hạn chế

3. Đề xuất chính sách cho vùng khó khăn, ĐBKK

Đề xuất chính sách cần xây dựng trong thời gian tới

III. Cơ chế, chính sách phát triển cơ sở GDMN dành cho con em công nhân, người lao động ở khu vực KCN, KCX

          [Trường mầm non Tân Lập không nằm trong vùng ở khu vực KCN, KCX]

2. Khó khăn, hạn chế

3. Đề xuất chính sách mới

[Đề xuất các chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới]

IV. Các cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục mầm non

1. Kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích XHH

Nhận thức được tầm quan trọng của xã hội hoá giáo dục, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục. Trường Mầm non Tân Lập đã đạt những kết quả nhất định, trong đó công tác quản lý thực hiện XHH giáo dục có chuyển biến tích cực.

Cụ thể trong những năm gần đây, việc XHH giáo dục tại nhà trường đạt hiệu quả. Nhận thức của nhân dân về ngành học được rõ ràng, được quan tâm hơn; phụ huynh tin tưởng hơn khi gửi con đến trường; phụ huynh và toàn xã hôi ủng hộ về nhân lực, vật lực để phát triển cấp học mầm non, cảnh quan môi trường được cải tạo, trang thiết bị được đầu tư, bổ sung đáp ứng dần với điều kiện phát triển hiện nay.

TT

Các cá nhân,
tập thể ủng hộ

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Công lao động
hiện vật

Tiền mặt XHH [đ]

Công lao động.
hiện vật

Tiền mặt XHH [đ]
 

Công lao động.
hiện vật

Tiền mặt XHH [đ]
 

1

Cha mẹ trẻ
ủng hộ

Công trình mái tôn

Trị giá

59.812.000 đồng

Công trình máng rửa tay

Trị giá 13.200.000 đồng

10 điều hòa

113.800.000 đồng

2

CB,GV,NV
ủng  hộ

Nhiều ngày công cải tạo vườn tược

Nhiều ngày công cải tạo vườn tược

Nhiều ngày công cải tạo vườn tược

300.000đ/GV

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các chính sách khuyến khích XHH

Việc thực hiện các chủ trương, chính sách XHHGD còn chung chung, chưa khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các lực lượng trong xã hội tham gia phát triển GDMN. Việc xây dựng, bổ sung các văn bản chỉ đạo XHH giáo dục mầm non chưa kịp thời. Việc quản lý các nguồn lực đầu tư cho GDMN chưa thống nhất. Vì vậy, công tác XHH giáo dục mầm non chưa phát huy tối đa tác dụng.

3. Đề xuất chính sách mới

-Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và cung cấp thông tin về xã hội hoá giáo dục mầm non.

- Xây dựng kế hoạch phát triển GDMN có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương

- Huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục mầm non và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

- Xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách, thu hút các tiềm năng xã hội cho phát triển

-Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động giáo dục - đào tạo.

V. Chính sách đối với trẻ em

1. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Thực hiện Nghị định số 06/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2018 quy định về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Trường mầm non Tân Lập hàng năm đã thực hiện tốt việc hỗ trợ ăn trưa cho trẻ thuộc diện con hộ nghèo, cận nghèo, cụ thể;

        - Năm  học 2013-2014: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 9 cháu

        - Năm 2014-2015: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 8 cháu

        - Năm 2015-2016: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 5 cháu

        - Năm 2016-2017: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 5 cháu    

        - Năm 2017-2018: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 1 cháu

        - Năm học 2018 – 2019: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 9 cháu

        - Năm học 2019 – 2020: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 8 cháu

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Chưa có chính sách hỗ trợ cho học sinh Nhà trẻ.

Mức hỗ trợ ăn trưa còn thấp

3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách

[Đề xuất các chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới]

Nghiên cứu ban hành một số luật liên quan đến chế độ chính sách cho trẻ mầm non như: không thu học phí, tăng mức hỗ trợ ăn trưa cho học sinh, mở rộng hỗ trợ học sinh Nhà trẻ  thuộc đối tượng chính sách, đảm bảo việc phân bổ ngân sách hàng năm và trung hạn cho chính sách bảo trợ xã hội, trong đó có chính sách trợ giúp cho trẻ mầm non..

VI. Chính sách đối với giáo viên

1. Đánh giá kết quả thực hiện

Đánh giá kết quả thực hiện tại địa phương về chính sách đối với giáo viên theo Nghị định 06

Việc thực hiện chính sách đối với giáo viên mầm non theo Nghị định 06 đã được đề cập song hiện nay, các trường mầm non thường phải tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên vào ngoài giờ vì với định mức giáo viên theo Thông tư số 06/2015/TT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập, các giáo viên mầm non thực hiện nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ đã đủ và vượt tổng số giờ 40h/tuần. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, giáo viên không thể bỏ lớp để dự họp chuyên môn. Trong khi Điều lệ trường mầm non quy định sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm, họp hội đồng trường đều không thể thực hiện trong giờ hành chính, gây khó khăn cho công tác quản lý.    

2. Tồn tại, hạn chế

Theo định mức quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên bộ GD&ĐT, bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập thì số lượng giáo viên, nhân viên, người nấu ăn, bảo vệ của các cơ sở GDMN công lập chưa đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu theo quy định. Tỷ lệ bình quân giáo viên/lớp của tỉnh nói chung, của huyên nói riêng và đặc biệt là trường mầm non Tân Lập khá thấp [ví dụ: năm học 2019 – 2020 nhà trường có 21 nhóm lớp nhưng chỉ có 24 giáo viên, chưa đảm bảo 02 gv/nhóm lớp. Điều đó dẫn tới áp lực công việc cao và quá tải về cường độ lao động cho giáo viên, nhân viên

3. Nguyên nhân

Số lượng giáo viên theo định biên mỗi trường không đủ. Ngân sách địa phương còn hạn hẹp, các trường mầm non có nhiều điểm trường lẻ, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là đời sống nhân dân còn nghèo nên việc khó khăn trong việc huy động nhân dân đóng góp để chi trả cho việc hợp đồng người nấu ăn cho trẻ và hợp đồng bảo vệ cho các trường.

4. Đề xuất chính sách

Đề nghị các Bộ, ban ngành đưa ra những giải pháp để phát triển giáo dục mầm non trong thời gian tới phù hợp, thiết thực hơn.

2. Tồn tại, hạn chế

3. Nguyên nhân

4. Đề xuất chính sách

VII. Chính sách trong hợp tác quốc tế về GDMN

1. Đánh giá kết quả thực hiện

[Trường mầm non Tân Lập chưa thực hiện các chính sách trong hợp tác quốc tế về Giáo dục mầm non]

Đánh giá kết quả thực hiện tại địa phương về các chính sách có liên quan tới hợp tác quốc tế trong GDMN.

2. Tồn tại, hạn chế

3. Nguyên nhân

4. Đề xuất chính sách

[Đề xuất các chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới]

    Nơi nhận:

- PGD Vũ Thư [để b/c]                                                              

 - Lưu VT.

Tân Lập, ngày 30  tháng 7 năm 2020

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Video liên quan

Chủ Đề