Đề cương ôn tập giữa học kì 1 văn 6

Ôn thi học kì I lớp 6 môn Văn sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021 - 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp những kiến thức quan trọng của phần văn bản, thực hành tiếng Việt, tập làm văn và 2 đề thi cuối học kì 1 tham khảo.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập học kì 1 cho học sinh của mình. Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho bài thi cuối học 1 sắp tới đạt kết quả cao.

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. Phần văn bản

1. Thể loại

a. Truyện và truyện đồng thoại

- Khái niệm:

  • Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
  • Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.

- Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

- Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:

  • Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
  • Người kể chuyện ngôi thứ ba [người kể chuyện giấu mình]: không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.

- Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

- Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật [đối thoại, độc thoại], có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

* Miêu tả nhân vật trong truyện kể

- Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục…

- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh

- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại

- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật

b. Thơ

Một số đặc điểm của thơ:

- Được sáng tác theo thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:

  • Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục [6 tiếng] và 1 câu bát [8 tiếng]
  • Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
  • Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 5 tiếng

- Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ [so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…]

- Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống

- Các yếu tố trong thơ:

  • Yếu tố tự sự [kể lại 1 sự việc, câu chuyện]
  • Yếu tố miêu tả [tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng]

→ Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

2. Văn bản

- Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã học.

- Các văn bản đã học: Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn, Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, Cô bé bán diêm, Gió lạnh đầu mùa.

B. Phần thực hành tiếng Việt

1. Từ đơn và từ phức

- Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng

- Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại:

  • Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
  • Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm [lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần]

2. Ẩn dụ

Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

- Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.

- Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ:

  • Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho danh từ
  • Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho động từ
  • Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho tính từ

C. Phần tập làm văn

1. Viết kết nối với đọc

Đề 1: Viết đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Đề 2: Viết đoạn văn [khoảng 5-7 câu] thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Đề 3: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em yêu thích.

Đề 4: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu.

2. Tập làm văn

Đề 1: Viết bài văn kể lại kỷ niệm của em trong ngày đầu tiên vào lớp 6.

Đề 2: Viết bài văn kể lại trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi xa.

Đề 3: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.

D. Một số đề thi cuối kỳ I tham khảo

Đề 1:

A. Đọc – hiểu văn bản [3.0 điểm]

Đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi:

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật, càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm càng thấy giọt sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hai lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

[Truyện ngụ ngôn]

Câu 1: Văn bản trên có đặc điểm giống với thể loại nào mà các em đã được học? Văn bản được kể lại theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản trên? Biện pháp tu từ đó đã đem lại những hiệu quả gì?

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản phần đọc hiểu.

B. Tự luận [7.0 điểm]

Câu 1: Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè xung quanh [viết đoạn văn 5-7 dòng].

Câu 2: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.

Đề 2:

A. Đọc – hiểu văn bản [3 điểm]

Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi lơ lửng đám mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

[Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo]

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm nào giúp em nhận ra thể thơ đó?

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.

Câu 3: Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

B. Tự luận [7 điểm]

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn [5 – 7 dòng] nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 2: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên em vào lớp 6.

Cập nhật: 07/12/2021

9 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn [Có ma trận]

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022 gồm 9 đề thi sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và sách Cánh diều có đáp án, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, sẽ giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi giữa học kì 1 theo sách mới.

Với 9 đề thi giữa kì 1 môn Văn 6 theo sách mới này, còn giúp các em học sinh làm quen với các đề thi, cũng như cách ra đề thi để không còn bỡ ngỡ. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021 - 2022

Mức độ /Tên chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Vận dụngVận dụng cao

1. Văn học

1. Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

Nhận biết về tên tác phẩm, tác giả

- Hiểu nội dung đoạn trích

- Rút ra được bài học cho bản thân

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Số câu: 2

Số điểm: 2

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 3

Số điểm: 2,5

tỉ lệ%: 25%

2. Tiếng Việt

So sánh

- Chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh.

Xác định được kiểu so sánh.

Tác dụng của phép so sánh.

Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 0,5

Số điểm: 0,5

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,5

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 2

Số điểm: 2

tỉ lệ% 20%

3. Tập làm văn.

- Ngôi kể trong văn tự sự

- Phương pháp kể chuyện

Ngôi kể trong văn bản tự sự.

Lí giải về ngôi kể.

Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân.

Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 1/2

Số điểm: 0,25

Số câu: 1/4

Số điểm: 0,25

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 1

Số điểm: 5,0

Số câu: 2

Số điểm: 5,5

tỉ lệ% : 55%

- Tổng số câu:

- Tổng số điểm:

- Tỉ lệ%

Số câu: 2,5

Số điểm: 2,25

Tỉ lệ : 22,5%

Số câu: 3,5

Số điểm: 2,75

Tỉ lệ 27,5%

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu: 7

Số điểm: 10

Tỉ lệ : 100%

PHÒNG GD&ĐT ..........
TRƯỜNG THCS

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 6

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU [5 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

[Ngữ văn 6- Tập 1]

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?

Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?

PHẦN II: VIẾT [5 điểm].

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2021 - 2022

I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên”

Tác giả Tô Hoài

0,25

0,25

Câu 2

Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất.

Người kể xưng tôi kể chuyện

0,25

0,25

Câu 3

Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:

- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

->So sánh ngang bằng.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

->So sánh ngang bằng.

0,25

0,5

0,25

0,5

Câu 4

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

0,5

Câu 5

Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

1,0

Câu 6

Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì.

1,0

II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm

Mở bài

Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

0,5

Thân bài

- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

[Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí].

1,0

1,0

1,0

Kết bài

Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

0,5

III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.

0,25

Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.

0,5

Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.

0,25

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Nội dungMỨC ĐỘ NHẬN THỨCTổng số
Nhận biếtThông hiểu Vận dụng
Mức độ thấpMức độ cao

I. Đọc- hiểu:

Ngữ liệu: Thơ lục bát

- Nhận diện Thể loại VB đặc điểm

- Phát hiện từ ghép

- Biện pháp tu từ, tác dụng.

- Ý nghĩa câu thơ.

- Hiểu t/cảm tác giả.

- Trình bày ý kiến về vấn đề...

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

15 %

Số câu: 3

Số điểm: 2,5

25%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

10%

Số câu: 6

Số điểm: 5

Tỉ lệ %: 50

II. Viết

Văn tự sự

Viết một bài văn kể chuyện

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 5

50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ %: 50

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

15%

Số câu: 3

Số điểm: 2,5

25%

Số câu: 1

Số điểm:1.0

10%

Số câu: 1

Số điểm: 5

50%

Số câu: 7

Số điểm: 10

100%

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [5 ĐIỂM]

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

[Ca dao]

Câu 1 [1.0 điểm]. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2 [1.0 điểm]. Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 [1.0 điểm]. Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 [1.0 điểm]. Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? [Trả lời khoảng 2 dòng].

Câu 5 [1.0 điểm]. Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? [Trả lời khoảng 3 - 4 dòng].

PHẦN II. VIẾT [5 ĐIỂM]

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể [lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6].

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022

I. Đọc hiểu

1

[1.0 điểm].

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát

- Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái.

0,5đ

0,5đ

2

[1.0 điểm].

Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...

Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha , Thái Sơn, nghĩa mẹ, ...

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

[1.0 điểm].

- Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh

- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha...

0,5đ

0,5đ

4

[1.0 điểm].

Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...

1.0

5

[1.0 điểm].

HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:

- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.

- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân

- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người

- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...

1,0đ

HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục...

Phần II. Viết

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ...

a. Yêu cầu Hình thức

- Thể loại : Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ

b. Yêu cầu nội dung

a. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện .

0,5đ

b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.

- Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

- Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.

3,0đ

c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ

0,5đ

Tổng điểm

10,0đ

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6 năm 2021 - 2022

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 60 phút [không kể thời gian phát đề]

Phần 1: Đọc hiểu [3 điểm]

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

[Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009]

Câu 1 [0,5 điểm]: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 [0,5 điểm]: Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 [1 điểm]: Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?

Câu 4 [1 điểm]: Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao?

Phần 2: Tạo lập văn bản [7 điểm]

Câu 1 [2 điểm]: Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 2 [5 điểm]: Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6 năm 2021 - 2022

Phần 1: Đọc hiểu [3 điểm]

Câu 1 [0,5 điểm]: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.

Câu 2 [0,5 điểm]: Tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản: Đánh dấu các lời thoại của nhân vật.

Câu 3 [1 điểm]: Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng.

Câu 4 [1 điểm]: Có 2 tình huống:

  • Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, sống tự lập.
  • Vừa phải tự lập là chính nhưng cũng rất cần sự trợ giúp của gia đình và người thân khi cần thiết.

Phần 2: Tạo lập văn bản [7 điểm]

Câu 1 [2 điểm]:

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.

- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về đức tính tự lập.

- Triển khai các ý như:

  • Giới thiệu: Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống.
  • Biểu hiện của tự lập: Tự mình đi học; học và làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, ….
  • Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác,…cần phê phán.
  • Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh,…

Câu 2 [5 điểm]: Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

a. Hình thức:

  • Thể loại: Tự sự
  • Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.
  • Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
  • Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
  • Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.

  • Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
  • Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay, sự việc ngày chia tay, giây phút chia tay, kết thúc buổi chia tay,…

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem nội dung chi tiết

Cập nhật: 10/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề