Để giảm thiểu phát thải các khí nhà kính hoa kỳ chú ý biện pháp gì

* Năng lượng: Phát thải nhiều, cắt giảm sâu

Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính mới nhất, năng lượng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất, chiếm đến 60% tổng lượng phát thải. Dự báo, đến năm 2030, tỷ lệ phát thải của năng lượng còn tăng đến 73%.

Chính bởi thế, trong lộ trình cắt giảm khí nhà kính, Việt Nam xác định năng lượng là lĩnh vực cần được cắt giảm sâu nhất. Theo NDC, nếu bằng nội lực, Việt Nam dự tính lĩnh vực năng lượng đặt mục tiêu cắt giảm 51,5 triệu tấn CO2tđ, chiếm 5,5% so với kịch bản phát thải thông thường (BAU) quốc gia vào năm 2030. Nếu nhận được sự hỗ trợ tích cực từ quốc tế, lĩnh vực năng lượng sẽ giảm 155,8 triệu tấn CO2tđ, chiếm 16,7% so với BAU quốc gia

Hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra, trong đó chú trọng vào năng lượng sạch, vật liệu xanh, nâng hiệu quả chiếu sáng…

Cụ thể, Việt Nam sẽ triển khai các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, chiếu sáng công cộng, tiết kiệm năng lượng trong công sở, trường học, cơ sở y tế, hộ gia đình và các phương thức khác. 

Trong công nghiệp, Việt Nam hướng đến sử dụng các thiết bị điện gia dụng, công nghiệp, thương mại hiệu suất cao; sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện của Việt Nam.

Trong giao thông, Việt Nam đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả năng lượng trong giao thông vận tải; chuyển đổi phương thức vận chuyển hàng hóa; tái cơ cấu thị trường vận tải; chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các phương tiện giao thông

Ngoài ra, Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu truyền thống sang nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên và năng lượng điện; cải tiến, phát triển và áp dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng; giảm hàm lượng clinker và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác trong sản xuất xi măng; phát triển và áp dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại.

Để giảm thiểu phát thải các khí nhà kính hoa kỳ chú ý biện pháp gì

Để giảm phát thải trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đặt trọng tâm vào việc phát triển các nguồn năng lượng sạch

* Phát triển rừng để hấp thụ khí nhà kính

Trong 5 lĩnh vực được kiểm kê khí nhà kính, chỉ duy nhất lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) là phát thải âm, tức là không phát thải mà còn hấp thụ khí nhà kính. Chính bởi thế, các giải pháp phát triển rừng được Việt Nam đặc  biệt chú trọng.

Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam bảo vệ 3,5 triệu ha rừng tự nhiên và phục hồi hơn 50.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; đồng thời nâng độ che phủ rừng lên 42-42,5%.

Để hoàn thành mục tiêu này, Việt Nam đề xuất các giải pháp như: Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp để tăng lượng hấp thụ các-bon và chứng chỉ rừng; trồng rừng, phát triển rừng, ưu tiên rừng sản xuất, rừng gỗ lớn và rừng ven biển; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng; phát triển các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon, bảo tồn đất.

* Thêm các giải pháp trong nông nghiệp, quản lý chất thải và công nghiệp

3 lĩnh vực phát thải còn lại của Việt Nam là nông nghiệp, chất thải rắn và các quá trình công nghiệp (IP). 3 lĩnh vực này hiện chiếm hơn 50% tổng lượng phát thải của cả nước.

Về giải pháp hạn chế giảm thải trong nông nghiệp, NDC cập nhật 2020 xác định, cần ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất. Đồng thời ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Đối với chất thải rắn, Việt Nam thực hiện các biện pháp quản lý, phát triển và áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn đặc thù nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính.

Trong lĩnh vực các quá trình công nghiệp (IP), một số giải pháp kỹ thuật là thực hiện các giải pháp nghiền xỉ lò thổi, nghiền tro bay, nghiền Puzzolana và nghiền đá vôi thay thế clinker trong sản xuất xi măng và giảm tiêu thụ các chất HFCs (sử dụng trong thiết bị làm lạnh…).

Với vai trò là chủ nhà của COP26, Vương quốc Anh đang cho thấy những bước đi mạnh mẽ trong việc giảm thiểu lượng phát thải CO2 trong bầu khí quyển, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tháng 5 vừa qua, một dự án trị giá 30 triệu bảng Anh - được Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo Vương quốc Anh tài trợ - đã chính thức được công bố nhằm thử nghiệm các phương pháp để cụ thể hóa nỗ lực trên một cách hiệu quả và khả thi trên diện tích đất 100 ha. Đây là một trong những cuộc thử nghiệm lớn nhất trên thế giới.

Theo đó, dự án sẽ được triển khai trên khắp Vương quốc Anh, sử dụng cây xanh, than bùn, đá vụn và than củi để thu khí CO2 từ không khí.

Trồng cây để bù đắp lượng khí thải CO2 ở Carlisle, Cumbria, tây bắc xứ Anh. (Ảnh: The Guardian)

Trồng cây để bù đắp lượng khí thải CO2 ở Carlisle, Cumbria, tây bắc xứ Anh. (Ảnh: The Guardian)

Các vùng đất than bùn bị thoái hóa ở dãy núi Pennines (phía bắc xứ England) và ở khu vực tây xứ Wales sẽ được tái tạo độ ẩm và phủ cây xanh, trong khi các mảnh đá hấp thu CO2 khi chúng vỡ vụn trong đất sẽ được thử nghiệm tại các trang trại ở Devon, Hertfordshire và miền trung xứ Wales. Loại than củi đặc biệt, hay còn được gọi là than sinh học, sẽ được chôn tại bãi xử lý nước thải, trên các khu mỏ cũ và các bờ kè đường sắt.

Việc thử nghiệm sử dụng cây xanh trên quy mô lớn để thu CO2 sẽ được tiến hành trên khắp lãnh thổ Vương quốc Anh. Trong khi đó, thử nghiệm cuối cùng sẽ đo lường tiềm năng loại bỏ carbon của các loại cây năng lượng như cây liễu và cỏ Miscanthus ở quy mô thương mại. Những loại cây này sẽ được đốt cháy để lấy năng lượng, với lượng khí thải CO2 bị giữ lại và lưu trữ dưới lòng đất.

Theo kết luận của các nhà khoa học tại Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, không có cách nào giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong phạm vi là 1,5oC như mục tiêu thế giới đang hướng đến mà không cắt giảm lượng khí thải và loại bỏ hàng tỷ tấn CO2 mỗi năm từ nay đến năm 2050. Các cố vấn khí hậu chính thức của Vương quốc Anh ước tính, để đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này, lượng CO2 mà Vương quốc Anh cần phải loại bỏ hằng năm sẽ vào khoảng 100 triệu tấn.

Phối cảnh một nhà máy thu CO2 trực tiếp từ không khí quy mô lớn. (Ảnh: Insider)

Phối cảnh một nhà máy thu CO2 trực tiếp từ không khí quy mô lớn. (Ảnh: Insider)

Việc loại bỏ carbon được coi là cần thiết vì sẽ rất khó để ngăn chặn tất cả khí thải từ các lĩnh vực như hàng không, nông nghiệp và xi măng vào năm 2050. Các thử nghiệm mới là một phần của chương trình chính phủ trị giá 110 triệu bảng Anh, trong đó cũng bao gồm các thử nghiệm sử dụng công nghệ để tách CO2 trực tiếp từ không khí.

Là nước phát thải CO2 lớn thứ 2 thế giới, Mỹ cũng đang có những bước đi quan trọng trong nỗ lực loại bỏ CO2 khỏi khí quyển. Ngày 17/8 vừa qua, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã công bố khoản tài trợ 24 triệu USD cho 9 dự án nghiên cứu nhằm khám phá và phát triển các phương pháp thu nhận và lưu trữ carbon mới từ không khí.

Bộ trưởng Năng lượng Jennifer M. Granholm cho biết: “Tìm cách loại bỏ và lưu trữ carbon trực tiếp từ không khí là điều cần thiết tuyệt đối trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu của chúng ta. Khoản đầu tư vào nghiên cứu công nghệ thu giữ carbon thông qua các trường đại học và phòng thí nghiệm của Bộ sẽ đưa Mỹ trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực đang phát triển này, tạo ra việc làm được trả lương cao và giúp biến tương lai không carbon của chúng ta thành hiện thực”.

Một nhà máy thu giữ CO2 của Climeworks tại Thụy Sĩ. (Ảnh: Climeworks)

Một nhà máy thu giữ CO2 của Climeworks tại Thụy Sĩ. (Ảnh: Climeworks)

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc hạn chế lượng phát thải carbon là không đủ, và các phương pháp tiếp cận sáng tạo như thu giữ CO2 trực tiếp từ không khí sẽ là cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.

Theo đó, khoản tài trợ 24 triệu USD được trao cho hai phòng thí nghiệm quốc gia và bảy trường đại học, trong đó có Đại học Bang Bắc Carolina A&T, với các dự án nghiên cứu các vật liệu, hóa chất và quy trình mới chiết xuất CO2 từ không khí, bên cạnh đó là những nghiên cứu kết hợp giữa tính toán và thực nghiệm về thu giữ CO2 để cô lập hoặc tái sử dụng.

Tháng 9/2020, Na Uy công bố khoản tài trợ 1,8 tỷ USD cho dự án thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) quy mô đầy đủ đầu tiên trên thế giới, với tên gọi “Longship”.

Theo đó, số tiền sẽ được dùng để triển khai các cơ sở thu giữ carbon tại một nhà máy xi măng ở miền nam Na Uy (do công ty xi măng Heidelberg của Đức vận hành) và một nhà máy đốt rác ở Oslo (do công ty năng lượng Fortum của Phần Lan vận hành). Theo Fortum, dự án này sẽ giúp loại bỏ lượng CO2 tương đương phát thải của 60 nghìn xe ô tô ra khỏi bầu khí quyển mỗi năm.

Cả hai cơ sở đặt mục tiêu thu giữ khoảng 400 nghìn tấn khí thải CO2.

Dự án sẽ giúp thu carbon từ khí quyển. (Ảnh: Getty Images)

Dự án sẽ giúp thu carbon từ khí quyển. (Ảnh: Getty Images)

“Longship” cũng bao gồm dự án Northern Lights - một liên doanh giữa các đại gia dầu khí Equinor, Shell và Total. Dự án Northern Lights chịu trách nhiệm vận chuyển CO2 lỏng bằng tàu từ các nhà máy thu giữ đến một cơ sở trên đất liền ở bờ biển phía tây của Na Uy (Øygarden, hạt Vestland) để lưu trữ tạm thời. Sau đó, theo đường ống dẫn, số CO2 này được đưa đến một bể chứa dưới đáy đại dương ở Biển Bắc.

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cho biết đây là một “cột mốc quan trọng” trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu của chính phủ Na Uy. “Dự án sẽ giúp cắt giảm khí thải, và thúc đẩy phát triển công nghệ mới cũng như tạo ra nhiều việc làm mới”.

Nỗ lực loại bỏ carbon không chỉ nhận được sự quan tâm từ chính phủ các nước, mà còn đang ngày càng thu hút sự chú ý và chung tay của doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Nhà sản xuất iPhone Apple mới đây đã công bố một quỹ đầu tư trị giá 200 triệu USD với mục tiêu loại bỏ khí thải carbon khỏi bầu khí quyển và hỗ trợ các dự án trồng rừng. Restore Fund (hay còn gọi là Quỹ phục hồi), do Apple phối hợp triển khai cùng Cơ quan Bảo tồn quốc tế và Tập đoàn tài chính Goldman Sachs. Đây là nỗ lực nhằm loại bỏ một triệu tấn CO2 khỏi bầu khí quyển mỗi năm, tương đương với lượng khí thải do khoảng hơn 200 nghìn phương tiện chở khách hằng năm thải ra. Dự án này đã chứng minh với các tập đoàn khác về khả năng thu lợi nhuận từ đầu tư vào môi trường.

Mục tiêu của dự án nhằm giảm khí thải carbon trong bầu khí quyển và sinh lợi nhuận.

Mục tiêu của dự án nhằm giảm khí thải carbon trong bầu khí quyển và sinh lợi nhuận.

Ngày 22/4 vừa qua, cuộc thi XPRIZE tập trung vào công nghệ loại bỏ carbon đã chính thức được khởi động với tổng giá trị giải thưởng lên tới 100 triệu USD – được tài trợ bởi Giám đốc điều hành công ty Tesla, ông Elon Musk, và Quỹ Musk.

Cuộc thi sẽ kéo dài 4 năm trên phạm vi toàn cầu, thách thức các đội tham gia từ khắp nơi trên thế giới trình diễn các giải pháp thu giữ CO2 từ khí quyển hoặc đại dương và cô lập chúng một cách lâu dài và bền vững. Để giành được giải thưởng lớn, các giải pháp phải chứng minh quy mô xử lý ít nhất 1.000 tấn CO2 mỗi năm; mô hình hóa chi phí ở quy mô 1 triệu tấn mỗi năm; và đưa ra một lộ trình để đạt được quy mô giga tấn mỗi năm trong tương lai.

Các đội tham gia có thể phát triển và giới thiệu các cách tiếp cận dựa trên tự nhiên hoặc công nghệ, miễn là chứng minh được khả năng đạt phải thải ròng âm, cô lập CO2 lâu dài, và có lộ trình bền vững tiến tới quy mô xử lý giga tấn CO2 với chi phí thấp.