Đề tài đánh giá ô nhiễm biển ở khánh hòa năm 2024

Thói quen xả rác thẳng xuống biển của người dân ở các khu dân cư ven biển: Vĩnh Trường, Hòn Rớ, dọc sông Cái và các khu du lịch ven biển đang khiến cho môi trường nước trong vịnh Nha Trang bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Vấn đề này, UBND tỉnh Khánh Hòa cần sớm chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý quyết liệt, triệt để đảm bảo môi trường du lịch tại đây không có rác.

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi đến các khu vực cửa sông Cái, khu vực tuyến biển (phường Vĩnh Nguyên), khu vực Cửa Bé (phường Vĩnh Trường) để ghi nhận về tình trạng ôi nhiễm rác thải tại đây. Theo ghi nhận, tại các khu vực này, xuất hiện rất nhiều rác thải, túi ni- lông, chai lọ nổi bồng bềnh trên mặt biển.

Đề tài đánh giá ô nhiễm biển ở khánh hòa năm 2024

Rác thải trên vịnh Nha Trang đang là nổi lo ảnh hưởng đến hoạt động du lịch

Tại khu vực dọc bờ biển (phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang) nước biển luôn trong tình trạng đen kịt, rác, chai lọ do ngư dân vứt bừa trên mặt biển. Trưa nắng, khi các tàu, thuyền du lịch chạy qua mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Cũng tình trạng ôi nhiễm ở “xóm chạy sóng” nằm sát biển thuộc phường Vĩnh Nguyên, những túi ni -lông và rác thải vẫn được người dân ở đây xả ra mép biển mỗi ngày. Nhiều nhà dân còn có ống dẫn nước thải lộ thiên ra biển. Trong khi đó, dọc hai bờ kè sông Cái, các quán nhậu mọc san sát nhau, nhiều quán nhậu ở vỉa hè đều quét hết rác thải xuống cửa sông và chảy thẳng ra vịnh Nha Trang.

Theo tìm hiểu, nguyên nhân rác thải ngập trên các mặt biển, tại một số khu vực biển ở phường Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, dọc sông Cái (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là do ý thức người dân sông ven khu vực này không tốt, thường xuyên xả rác bừa bãi ra môi trường. Ngoài ra, người nuôi tôm, ngư dân đánh bắt hải sản trên khu vực biển này cũng thường xuyên tuồn thẳng rác nuôi trồng thủy sản ra vịnh Nha Trang.

Theo Ban quản lý vịnh Nha Trang: Hiện nay, có khoảng trên 360 tàu du lịch lớn, nhỏ đã về Bến tài du lịch Nha Trang (phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang) hoạt động. Ngày thường có khoảng trên 1.000 du khách đi các tour đảo, ngày cuối tuần lượng khách đi tour tham quan vịnh Nha Trang từ 1.800 - 2.000 khách.

Việc rác thải, túi ni - lông, chai nhựa tràn lan trên mặt biển đang làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch trên vịnh Nha Trang, du khách lo lắng, e ngại. Anh Nguyễn Văn Tình (một du khách từ TP.Hồ Chí Minh) cho biết: Vịnh Nha Trang rất đẹp, nhiều điểm du lịch trên vịnh biển này cũng làm tôi ấn tượng, tuy nhiên rác xuất hiện nhiều trên các tuyến biển nơi đây thì thực sự là điều đáng lo lắng.

Đề tài đánh giá ô nhiễm biển ở khánh hòa năm 2024

Rác thải ngập trên các mặt biển, ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường du lịch

Mới đây, Ban quản lý vịnh Nha Trang đã có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng nước trong vịnh. Theo đó, tình trạng nhiễm coliform cao nhất là khu vực cửa sông Cái, mật độ vibrio cao nhất tại khu vực Cửa Bé. Như vậy, có thể nói, ảnh hưởng của nước sông Cái khá rõ, đặc biệt đây là nguồn chính gây nhiễm coliform cho vịnh Nha Trang.

Cũng theo Ban quản lý vịnh Nha Trang: kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng nước vịnh Nha Trang cho thấy, tuy chất lượng nước hiện nay tại vịnh Nha Trang chưa đến mức báo động nhưng đã xuất hiện những điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, đe dọa đến đa dạng sinh học trong vịnh. Và điều này đã đe dọa gián tiếp đến môi trường du lịch trong vịnh biển xinh đẹp này.

Để khắc phục tình trạng ôi nhiễm trên biển, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chương trình hành động thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường bảo vệ môi trường biển. Trong đó, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn, miền núi, ven biển, hải đảo và quản lý tài nguyên biển, đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Đề tài đánh giá ô nhiễm biển ở khánh hòa năm 2024

Nhiều khu vực biển ô nhiễm, nhưng tàu du lịch vẫn hoạt động đón trả khách

Để thu hút khách nội địa sau dịch Covit -19, Bộ VHTTDL đã phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, nhiều địa phương, trong đó có Khánh Hòa đã triển khai các chương trình hưởng ứng tích cực. Hiện nay, du khách trở lại vinh Nha Trang tham quan tăng lên đáng kể và ổn định, đó là tín hiệu rất tích cực của ngành Du lịch. Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường du lịch trong lành, sạch đẹp UBND tỉnh Khánh Hòa cần chỉ đạo xử lý quyết liệt, triệt để tình trạng rác thải ngập trên nhiều vùng biển vịnh Nha Trang, để du khách thân thiện và an tâm khi vui chơi trên vịnh biển xinh đẹp này.

Biển Ba Làng phía bắc TP Nha Trang (Khánh Hòa) hòa quyện với trời xanh, mây trắng, nắng hè cùng lan can, vỉa hè, cây xanh được làm mới tạo cảnh quan rất đẹp. Nhưng bãi biển lại đang bị "lở loét", ô nhiễm.

Đề tài đánh giá ô nhiễm biển ở khánh hòa năm 2024

Bãi biển Ba Làng bị nước thải ô nhiễm gây hôi thối và chảy thẳng ra vịnh Nha Trang - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Khu vực biển Ba Làng tiếp nối bãi biển Hòn Chồng ở phía bắc, dọc đường Phạm Văn Đồng thuộc phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) càng ngày càng đẹp nhưng đang bị ô nhiễm môi trường bởi cống thoát nước mưa bị "biến" thành cống thoát nước thải.

Biển Ba Làng đẹp nhưng ô nhiễm nặng

Cùng với bờ kè, lan can đã được xây dựng nối dài rất đẹp, vừa qua Nha Trang tiếp tục đầu tư làm lại vỉa hè, trồng thêm cây xanh ven biển tại Ba Làng cùng với rất nhiều ghe thuyền neo đậu xa xa trên biển… tạo cảnh quan đẹp hơn.

Vì vậy không chỉ du khách trong, ngoài nước mà nhiều người dân địa phương cũng rất thích thú đến ngắm nhìn, chụp ảnh lưu niệm.

Nhiều người còn xuống tắm biển, kể cả ở những khu vực bên ngoài bờ kè lấn biển làm đường trước đây nên không có bãi cát như tại Hòn Chồng và nhiều khu vực khác của biển Nha Trang.

Hiện nay dọc khu vực biển Ba Làng chỉ một chỗ có cát đã hình thành nên bãi biển, đó là đoạn gần điểm cua đường Phạm Văn Đồng chạy vòng trước núi Hòn Một.

Bãi biển Ba Làng này rất hẹp so với nhiều chỗ khác nhưng là nơi có nhiều người dân địa phương và du khách thường xuống tắm biển, chụp ảnh. Nhiều du khách, người đi đường cũng bị quyến rũ dừng chân để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nơi này.

Thế nhưng hiện nay ở chỗ bãi biển Ba Làng này đang có một hố sâu to tướng, đọng nước đen ngòm. Đó là do nước thải từ một họng cống thoát ra, đổ xuống bãi cát gây nên hố sâu "lở loét" vừa nêu và chảy thẳng nước thải xuống vịnh Nha Trang.

Nước thải bẩn từ hố lở trên bãi cát biển Ba Làng mốc mùi hôi thối, chỉ dừng chân chụp ảnh, quay phim ít phút là người ta phải rút nhanh.

Cống thoát nước mưa bị biến thành thoát nước thải

Đề tài đánh giá ô nhiễm biển ở khánh hòa năm 2024

Quang cảnh chung tại khu vực biển Ba Lang, Nha Trang được xây dựng bảo vệ ngày càng đẹp và quyến rũ hơn nhưng cống thoát nước thải lại đang chảy thằng ra bãi biển và vịnh Nha Trang gây ô nhiễm lại chưa được đầu tư để khắc phục - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị Nha Trang cho biết cống thoát nước ra biển Ba Làng nêu trên trước đây chỉ thiết kế để thoát nước mưa từ khu vực phía tây đường Phạm Văn Đồng ra biển.

Khi các đơn vị khác lập và thực hiện dự án cải thiện vệ sinh môi trường đô thị TP Nha Trang lại không đề xuất thiết kế, xây dựng giếng tách nước thải thoát ra từ đường cống này.

Do đó sau khi khu vực biển trước họng cống trên được bồi, bổ sung cát để hình thành bãi tắm biển Ba Làng. Mỗi khi có mưa lớn, nước mưa cộng nước thải thoát ra nhiều, chảy mạnh là làm xói lở bãi biển.

Trong khi đó khu vực Ba Làng ở phía tây đường Phạm Văn Đồng có nước thoát ra cống trên ngày càng có nhiều cư dân sinh sống, có thêm chung cư và nhiều khách sạn hơn trước, nên nước thải ra cũng nhiều hơn.

Đồng thời theo thiết kế chung sau khi dự án cải tạo vệ sinh môi trường đô thị Nha Trang hoàn thành, các cơ sở, hộ kinh doanh lại được cho đấu nối nước thải vào đường cống chung dẫn ra cống thoát nước mưa, biến thành cống thoát nước thải, đổ ra chỗ bãi biển Ba Làng.

Có đề xuất giải pháp nhưng rất tốn kém

Để giải quyết, khắc phục tình trạng gây xói lở, ô nhiễm bãi biển Ba Làng và vịnh Nha Trang, theo lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị Nha Trang, đơn vị này đã đề xuất đầu tư xây dựng trạm bơm và giếng tách nước thải giống như ở chỗ bãi biển Hòn Chồng, đối diện đầu đường Đặng Tất.

Thế nhưng kinh phí đầu tư trạm bơm và giếng tách nước thải tại bãi biển Ba Làng, để khắc phục "khiếm khuyết" của tiểu dự án cải thiện vệ sinh môi trường đô thị Nha Trang (do Ngân hàng Thế giới tài trợ) trước đây, dự kiến phải đầu tư nhiều tỉ đồng.

Cho đến nay đề xuất đó vẫn chưa có kết quả chấp thuận. Vì vậy, việc gây lở loét, ô nhiễm môi trường tại bãi biển Ba Làng và cả với danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang tại khu vực phía bắc nêu trên vẫn chưa biết khi nào mới được khắc phục, chấm dứt.