Đề xuất, kiến nghị xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên

[HNMO] - Sáng 5-11, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề “Đề xuất nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở Đảng bộ thành phố Hà Nội trong điều kiện xây dựng chính quyền đô thị”.

Quang cảnh hội thảo chuyên đề.

Tham dự và đồng chủ trì hội thảo có các đồng chí: Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án; Vũ Đức Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.

Nội dung thiết thực, cấp thiết, lâu dài

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, thực hiện chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về việc xây dựng Đề án “Về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên”; ngày 9-7-2021, Ban Bí thư có Quyết định số 18-QĐ/TƯ về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án do đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu, chuẩn bị nội dung Đề án trình Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII. Vì thế, hội thảo là một trong 18 chuyên đề xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên ở tất cả các loại hình và đối tượng đảng viên trong toàn Đảng đã được Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án xác định, giao các cơ quan, địa phương xây dựng để làm cơ sở và dữ liệu giúp Ban Tổ chức Trung ương xây dựng Đề án.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên là nội dung thiết thực vừa cấp thiết, vừa mang tính lâu dài, cần có sự phối kết hợp trên tất cả các lĩnh vực, của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị. Những năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên luôn được các cấp ủy, tổ chức đảng thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội quan tâm, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ và đạt được những kết quả nổi bật, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, thành phố Hà Nội đang thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo hướng bỏ HĐND cấp phường; đồng thời, sắp xếp, bố trí các chức danh cán bộ, công chức ở các phường một cách khoa học hơn, phù hợp với vị trí việc làm, năng lực chuyên môn. Do đó, việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở Đảng bộ thành phố Hà Nội lại càng được các cấp ủy, tổ chức Đảng đặc biệt coi trọng.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội thảo.

"Hội thảo là hoạt động thiết thực góp phần bổ sung lý luận, thực tiễn và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong điều kiện xây dựng chính quyền đô thị. Đồng thời, là cơ sở giúp Ban Tổ chức Trung ương xây dựng Đề án “Về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên” có chất lượng trình Hội nghị Trung ương 5", đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Báo cáo của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cho biết, tính đến ngày 31-12-2020, Đảng bộ thành phố Hà Nội có 50 đảng bộ trực thuộc với 2.316 tổ chức cơ sở Đảng, 176 đảng bộ bộ phận, 17.225 chi bộ trực thuộc và 457.397 đảng viên.

Về nhiệm vụ, giải pháp đột phá xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong điều kiện xây dựng chính quyền đô thị thời gian tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội tập trung thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong Chương trình số 01-CTr/TU về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025”.

Cụ thể, nhóm giải pháp thứ nhất là tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, xây dựng Đảng bộ thành phố thực sự gương mẫu, trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu. Thứ hai là nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Thứ ba là đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Hội thảo đã được nghe ý kiến tham luận của đại diện các quận, huyện: Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Ba Vì, Chương Mỹ, Hoàn Kiếm, Phúc Thọ... Các tham luận phát biểu tại hội thảo đã đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở Đảng bộ thành phố Hà Nội trong điều kiện xây dựng chính quyền đô thị. Các đại biểu cũng nhất trí với các kiến, nghị đề xuất của Thành ủy Hà Nội với Trung ương về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên

 Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang cho biết, đây là hội thảo đầu tiên để chuẩn bị nội dung Đề án trình Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII.

Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương ghi nhận và đánh giá cao những kết quả nổi bật của Đảng bộ thành phố Hà Nội thời gian qua trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đặc biệt là xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; hạn chế những cơ sở đảng yếu kém. Cùng với đó là ban hành các chủ trương, nghị quyết, chương trình cụ thể để phát triển đảng viên mới, đảng viên là doanh nghiệp, trí thức trẻ.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, đồng chí Hoàng Đăng Quang đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng, nội dung chỉ đạo trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Đồng thời, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng phù hợp với đổi mới sắp xếp, tổ chức bộ máy chính trị trong điều kiện Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở.

“Đảng bộ thành phố Hà Nội cần tiếp tục rà soát, kiện toàn hoàn thiện mô hình tổ chức cơ sở Đảng, chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng. Đồng thời, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của từng đảng bộ, chi bộ. Tiếp đó là tập trung giải quyết và củng cố các cơ sở đảng yếu kém, giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cơ sở”, đồng chí Hoàng Đăng Quang đề nghị.

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố xác định mục tiêu: Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức và cấp ủy Đảng, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ.

“Các ý kiến tham gia phát biểu có trọng tâm, trọng điểm, nhất là về nội dung đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và những kiến nghị, đề xuất”, đồng chí Nguyễn Văn Phong đánh giá.

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung ương 5 tổ chức hội thảo trực tuyến vào chiều 02/3, lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Đề án “Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên”.

Đồng chí Hoàng Đăng Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì hội thảo. Dự hội thảo tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham gia tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Hiền Thương

Dự thảo Đề án “Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên” hướng tới tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, bảo đảm tổ chức cơ sở đảng thật sự vững mạnh toàn diện, đủ sức lãnh đạo, giải quyết kịp thời, dứt điểm những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Dự thảo cũng đặt ra yêu cầu kiện toàn, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở đồng bộ, thống nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở; xây dựng đội ngũ đảng viên có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong tình hình mới, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025 hoàn thiện mô hình tổ chức cơ sở đảng phù hợp với ngành, lãnh thổ và yêu cầu của thực tiễn; hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng và quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Phấn đấu cơ bản bí thư, phó bí thư cấp ủy cơ sở có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; phấn đấu cơ bản các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố là đảng viên; phấn đấu 100% thôn, bản có đảng viên; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đảng viên bảo đảm đồng bộ liên thông trong toàn Đảng. Đến năm 2030, không còn thôn, bản, tổ dân phố không có chi bộ; trưởng thôn, tổ trưởng dân phố là đảng viên; cơ bản đội ngũ cấp ủy viên cơ sở có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

Dự thảo đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tiếp tục kiện toàn, sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng phù hợp với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tại hội nghị có 17 ý kiến từ các Tỉnh ủy, Thành ủy góp ý vào đề án. Tỉnh Nghệ An cũng nêu những đặc trưng chung của đề án và đối chiếu với thực tế của tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất với Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án những vấn đề có tính thực tiễn cao.

Tỉnh Nghệ An cũng nêu vấn đề tồn tại cần nghiên cứu, có giải pháp phù hợp trong sắp xếp mô hình tổ chức đảng, cần thống nhất cao. Điển hình như hiện nay ở các Trường THPT tổ chức đảng trực thuộc cấp huyện, Đoàn thanh niên trực thuộc cấp huyện [Huyện, thành, thị đoàn], nhưng Công đoàn lại trực thuộc Công đoàn ngành giáo dục cấp tỉnh [Sở Giáo dục]; Việc giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở, cần quy định rõ tính chất, đặc điểm, tầm quan trọng của loại hình tổ chức cơ sở đảng, số lượng tổ chức đảng, đảng viên để cơ sở dễ thực hiện.

Cùng đó, Trung ương cần xem xét các chế độ chính sách phù hợp với công tác sắp xếp hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời có những chỉ đạo sát đúng hơn trong thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã...

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã tiếp thu nhiều ý kiến từ các tỉnh, thành và sớm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét thống nhất.

Hiền Thương 

Ban Tổ chức Tỉnh ủy 

Video liên quan

Chủ Đề