Di sản văn hóa việt nam unesco công nhận năm 2024

Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [theo Điều 1 Luật Di sản văn hóa 2001]

Tính đến thời điểm tháng 5/2023, Việt Nam đã được UNESCO công nhận:

- 8 Di sản Thế giới;

- 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể;

- 9 Di sản Văn hóa Tư liệu;

- 11 Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới;

- 3 Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO;

- 9 Khu Ramsar.

Ngoài ra còn có các Danh hiệu khác như: Thành phố Sáng tạo, Thành phố Học tập Toàn cầu...

Di sản Thế giới [gồm 5 Di sản Văn hoá; 2 Di sản Thiên nhiên và 1 Di sản Hỗn hợp]

Di sản Văn hoá gồm:

1- Quần thể di tích Cố đô Huế, [UNESCO công nhận năm 1993];

2- Phố cổ Hội An [UNESCO công nhận năm 1999];

3- Thánh địa Mỹ Sơn [UNESCO công nhận năm 1999];

4- Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long [UNESCO công nhận năm 2010];

5- Thành nhà Hồ [UNESCO công nhận năm 2011];

Di sản Thiên nhiên gồm:

1-Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng [UNESCO công nhận năm 2003 và tái công nhận 2015];

2- Vịnh Hạ Long [UNESCO công nhận năm 1994, tái công nhận 2000; 2011];

Di sản Hỗn hợp:

Quần thể Danh thắng Tràng An [UNESCO công nhận năm 2014].

Đây cũng là Di sản Hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, và là một trong số ít 38 Di sản Hỗn hợp trên Thế giới được UNESCO công nhận.

Di sản Văn hóa Phi vật thể

1- Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ;

2- Nhã nhạc Cung đình Huế;

3- Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên;

4- Dân ca Quan họ Bắc Ninh;

5- Ca Trù;

6- Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng;

7- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ;

8- Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ;

9- Hát Ví-Giặm Nghệ Tĩnh;

10- Nghi lễ và trò chơi kéo co;

11- Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ;

12- Hát Xoan ở Phú Thọ;

13- Thực hành Then Tày, Nùng, Thái;

14- Nghệ thuật Xòe Thái;

15- Nghề làm Gốm của người Chăm.

Di sản Văn hóa Tư liệu [gồm 3 Di sản Tư liệuThế giới và 6 Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương]

Di sản Tư liệu Thế giới:

1- Mộc bản triều Nguyễn [Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt-Lâm Đồng], được UNESCO công nhận năm 2009 trong "Chương trình Ký ức Thế giới";

2- Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám [Hà Nội], được UNESCO công nhận năm 2011 trong "Chương trình Ký ức Thế giới";

3- Châu bản triều Nguyễn [ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I-số 18 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội], được UNESCO công nhận năm 2017 trong "Chương trình Ký ức Thế giới";

Việt Nam là đất nước đã trải qua hơn 4000 năm bề dày văn hóa, lịch sử. Chính điều này đã giúp nước ta hình thành và lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta tự hào khi sở hữu 5 di sản văn hóa vật thể, 2 di sản thiên nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Cùng Sakos.vn tìm hiểu về 5 di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận nhé!

1. Quần thể di tích Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, trở thành di sản văn hóa thế giới vào năm 1993, là công trình mang đậm dấu ấn của một thời phong kiến đã qua. Đây công trình kiến trúc đồ sộ, tráng lệ với nhiều công trình nổi tiếng như: Tử Cấm Thành, các Lăng Tẩm điện, Văn Miếu, chùa Thiên Mụ, Hiển Lâm Các,…

Công trình nổi bật với ba vòng thành theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành. Hoàng Thành là công trình quan trọng, bao gồm khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ… được đặt giữa không gian thiên nhiên rộng lớn. Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến nhiều mốc sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại, được coi là một kiến trúc cổ xuất sắc.

Bên cạnh đó, Cố đô Huế còn nổi tiếng với nền ẩm thực truyền thống như Bún bò Huế, cơm hến, cơm âm phủ,… Hiện nay, Huế đã trở thành điểm dừng chân nổi tiếng của nhiều du khách trên thế giới.

2. Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ xưa, lâu đời nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An nối với Biển Đông qua cửa Đại, giáp huyện Duy Xuyên và Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km. Nơi đây được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1999.

Phần lớn những ngôi nhà ở Hội An mang lối kiến trúc giao thoa giữa nhiều nền văn hóa khác nhau từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Vì vậy, phố cổ Hội An mang một vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng, dịu dàng rất riêng mà không nơi nào có được. Phố cổ Hội An là điểm tham quan hút khách bậc nhất tại tỉnh Quảng Nam hiện nay.

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Địa điểm này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.

Được vua Bhadravarman xây dựng từ thế kỷ 4 và hoàn tất vào cuối thế kỷ thứ 13, đầu thế kỷ 14 dưới triều vua Chế Mân, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa.

Nếu những di sản văn hóa vật thể Việt Nam trên đều mang bản sắc của người Việt thì Thánh địa Mỹ Sơn là sự sáng tạo của người Chăm. Hầu hết công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.

Thánh địa nằm ẩn sâu dưới thung lũng cùng dãy núi hùng vĩ bao quanh. Nơi đây từng là địa điểm chôn cất lăng mộ của các vị vua Chăm Pa xưa. Thánh địa Mỹ Sơn sở hữu hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo. Điểm đặc biệt của công trình này là những viên gạch nung, cắt khối xếp chồng lên nhau vô cùng logic, tỉ mỉ.

4. Hoàng thành Thăng Long

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng 8/2010. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu.

Nếu Cố đô Huế là di sản văn hóa vật thể Việt Nam gắn liền với triều Nguyễn thì Hoàng Thành Thăng Long là kinh thành “một thời vang bóng”. Nơi đây lưu giữ nét đẹp văn hóa từ thời kỳ tiền Thăng Long qua đời Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Lê. Chính vì trải qua nhiều đời vua phong kiến nên Hoàng Thành Thăng Long sở hữu công trình kiến trúc độc đáo.

5. Thành nhà Hồ

Di tích Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng 6/2011. Đây là kinh đô của nhà Hồ, thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô [Thăng Long – Hà Nội]. Sau khi xây thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. Tuy nhiên, nhà Hồ chỉ tồn tại 7 năm [từ 1400].

Dù nhà Hồ chỉ tồn tại khá ngắn ngủi trong lịch sử Việt Nam. Thế nhưng triều đại này đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong việc hình thành và phát triển bản sắc dân tộc. Trong đó, tòa thành kiên cố với kiến trúc bằng đá độc đáo đã trở thành tuyệt tác nghệ thuật. Đây cũng là công trình thành lũy bằng đá duy nhất còn sót lại tại Đông Nam Á.

Nếu là một tín đồ du lịch thì còn ngại gì mà không xách balo lên và thực hiện ngay một chuyến check-in tại địa điểm đặc biệt trên. Đừng quên ghé ngay các cửa hàng

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản thế giới hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên.

Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận là gì?

Tại Việt Nam, quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ là 5 di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận.

Hà Nội có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

Thủ đô Hà Nội là “Thành phố di sản”, với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng, gồm 5.922 di tích lịch sử, văn hóa; trong đó có một di sản văn hóa thế giới, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Đâu là di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam?

Hiện tại, Việt Nam có 8 di sản vật thể được UNESCO công nhận, trong đó có 5 di sản văn hóa vật thể bao gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Thành nhà Hồ.

Chủ Đề