Điểm khác biệt về khí hậu của Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ là

Điểm khác biệt về khí hậu của Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ là gì? Đặc trưng khí hậu của Nam Bộ và Nam Trung Bộ như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Điểm khác biệt về khí hậu của Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ là

Phương pháp: Liên hệ đặc điểm chế độ mưa và chế độ nhiệt đặc trưng của 2 vùng này

Cách giải:

- Nam Bộ có đặc điểm: khí hậu nắng nóng quanh năm [nhiệt độ trung bình luôn trên 240C] mùa mưa tập trung vào mùa hạ [tháng 5 – 10] do trực tiếp đón gió tây nam.

- Ngược lại Nam Trung Bộ có mùa mưa lùi về thu đông, nền nhiệt độ vào tháng 1 có hạ thấp hơn [dưới 240C]

=>Vậy điểm khác biệt của vùng khí hậu Nam Bộ so với Nam Trung Bộ nước ta là nóng quanh năm, mưa về mùa hạ. 

Chọn A. Nóng quanh năm, mưa về mùa hạ

Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?

Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nóng quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình năm cao [25- 27oC], tổng nhiệt lượng lớn hơn 9000oC.

- Mùa khô nóng, kéo dài 6 tháng. Mưa ít và bốc hơi mạnh dễ gây hạn hán và cháy rừng.

- Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3-7oC.

Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc rất yếu và chỉ thể hiện trên phạm vi hẹp [khu vực duyên hải Nam Trung Bộ] gây ra mưa lớn vào thu đông.

Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây?

Khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau. Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta. Vậy Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây? Sẽ được chúng tôi giải đáp ở nội dung bài viết này.

Câu hỏi: Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Phân chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt

B. Có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khác nhau

C. Phân chia ra một mùa nóng, một mùa lạnh

D. Có mùa đông ít mưa và mùa hạ mưa nhiều

Đáp án đúng là đáp án A: Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm là phân chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt.

Lý giải vì sao chọn đáp án A là đúng:

Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc được thể hiện qua các yếu tố khí hậu chính như :

– Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm tăng cao từ bắc vào nam. Vượt 25oC ở đồng bằng và trên 21oC ở vùng núi, biên độ nhiệt năm giảm.

– Mưa: chế độ mưa không đồng nhất.

+ Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong một thời gian ngắn.

+ Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa dài 6 tháng, [ từ tháng 5 đến tháng 10]. Mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng.

Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn:

– Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ trở thành Trường Sơn Nam hùng vĩ.

– Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn được hình thành do hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Kông bồi đắp.

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía bắc:

– Do tác động của gió mùa đông bắc suy giảm cường độ và bị biến tính khi vào đến miền này.

– Do vị trí của miền nằm ở vùng cận xích đạo, quanh năm góc chiếu lớn nên nhiệt độ cao do đó chế độ nhiệt ít biến động.

Khí hậu của Nam Bộ

Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82% [2]. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía tây và Tây Nam. Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng.

Vì hiện tượng biến đổi khí hậu chung, vùng Đồng bằng Nam Bộ trong thời gian tới có thể bị tác động rất lớn do các nguồn nước ở các sông bị cạn kiệt, đặc biệt là sông Mê Kông. Theo các nhà khoa học thì tới năm 2070, sự thay đổi thời tiết trong vùng sẽ tác động đến nguồn nước của đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu thông qua các dòng sông vừa và nhỏ, các dòng chảy bị giảm thiểu đi.

Khí hậu của Duyên hải Nam Trung Bộ

Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mang đặc điểm của khí hậu vùng Đông Trường Sơn: mùa hạ có gió Phơn Tây Nam khô nóng, ít mưa; về Thu – Đông mưa địa hình và ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam [nhất là ở thượng nguồn sông Thu Bồn]. Tuy nhiên, ở phía Nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, đây được xem như là vùng hạn hán nhất ở nước ta [Ninh Thuận, Bình Thuận].

Khu vực Nam Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8; mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc và tháng 12; ngoài ra thời kỳ tháng 5, tháng 6 thường xảy ra thời kỳ mưa lũ tiểu mãn của khu vực. Thời kỳ mùa mưa trùng vào thời kỳ hoạt động của Bão, ATNĐ và gió mùa Đông Bắc nên lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm từ 65 - 80% tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa năm trung bình trong toàn khu vực phổ biến từ 1150 - 1950mm; riêng tỉnh Ninh Thuận lượng mưa năm đạt từ 700 - 800mm.

Mùa lũ trên khu vực Nam Trung Bộ bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12; riêng tỉnh Bình Thuận bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 11. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65% - 75% lượng dòng chảy năm, tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11, riêng sông La Ngà mùa lũ chiếm 80% lượng dòng chảy năm.

 

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề