Điều kiện nhà đầu tư trong nước

Bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào cũng có những quy định, điều kiện nhất định và điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì cần những điều kiện gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết: điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

1. Các trường hợp áp dụng điều kiện đầu tư

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn trong tổ chức kinh tế;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;

- Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Quy định về điều kiện đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

a] Điều kiện thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

- Thực hiện về điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

- Thực hiện điều kiện về hình thức đầu tư;

- Thực hiện đúng điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;

- Thực hiện các điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư.

b] Nguyên tắc thực hiện điều kiện đầu tư

- Nhà đầu tư là người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với ngành, nghề đó;

- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó;

- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên của WTO sẽ thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đâu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thồ;

- Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc chưa được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đâu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện quy định thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;

- Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc chưa được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đâu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ lấy ý kiến Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định;

3. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì cần lập cho mình một bộ hồ sơ để thực hiện theo những gì mà pháp luật Việt Nam quy định. Hồ sơ phải có đủ thành phần, số lượng giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư và được kê khai đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật.

Chi tiết về hồ sơ, thủ tục bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

4. Cách thức thực hiện hoạt động đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Đầu tư theo tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.

- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

- Có tổ chức kinh tế quy định nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

- Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc các trường hợp như vửa nêu trên thì thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phẩn, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần

- Nhà đầu tư nước ngoài muốn được góp vốn vào tổ chức kinh tế thì phải: mua cổ phần phát hành lẩn đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cố phần. Việc góp vốn sẽ phải góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và góp vào các tổ chức kinh tế khác.

- Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần từ công ty hoặc cổ đông. Mua phần góp vốn từ các thành viên của công ty TNHH để trở thành thành viên của công ty TNHH....

- Ngoài ra, việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ; hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia hoạt động  đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế.

Trên đây là những thông tin về Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Để tránh các rủi ro pháp lý Bạn đọc có thể liên hệ với Công ty Luật DHLaw – đơn vị tư vấn cấp phép đầu tư uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM.

5. Thông tin liên hệ Công ty luật DHLaw

Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: 

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhà đầu tư với việc nắm bắt cơ hội đầu tư

     Đầu tư trong lĩnh vực y tế là đầu tư trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hoạt động trong lĩnh vực này, dù là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài cũng phải đáp ứng những điều kiện đó. Đặt biệt, đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân theo những điều kiện khắt khe hơn và chủ yếu áp dụng với hoạt động kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Cụ thể:


     1. Điều kiện trong các Hiệp định đa phương và song phương

     - Theo WTO, FTAs, AFAS: Đối với dịch vụ Bệnh viện, điều kiện dành cho nhà đầu tư nước ngoài quy định mức vốn đầu tư tối thiểu phải là 20 triệu USD.

     - Theo WTO, FTAs, AFAS: Đối với dịch vụ Phòng khám đa khoa không hạn chế điều kiện đầu tư, ngoại trừ mức vốn đầu tư tối thiểu là 2 triệu USD.

     - Cũng theo các Hiệp định trên: Đối với dịch vụ Phòng khám chuyên khoa quy định mức vốn đầu tư tối thiểu là 200.000 USD và không hạn chế điều kiện đầu tư nào khác   => Nhà đầu tư nước ngoài được tự do hơn khi đầu tư vào lĩnh vực này.

     - Đối với dịch vụ khác về chăm sóc sức khỏe, tại biểu cam kết WTO không quy định về điều kiện cũng như hạn chế nhà đầu tư, tuy nhiên tại AFAS quy định như sau:

     + Thứ nhất, về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế không được vượt quá 70%.

     + Thứ hai: Về hình thức đầu tư: Phải đầu tư theo hình thức liên doanh.

     Y tế là lĩnh vực đặc thù sơ với các lĩnh vực khác, bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, luật pháp cần có những điều kiện khắt khe cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. 

     2. Điều kiện riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

      Hiện nay, Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực vào y tế. Do đó, khi đầu tư trong lĩnh vực này, theo tinh thần của pháp luật Việ Nam, ngoài tuân thủ điều kiện trong các Hiệp định đa phương và song phương thì nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo pháp luật chuyên ngành của Việt Nam như điều kiện hoạt động. Ví dụ:

     Khi kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh, nhà đầu tư nước ngoài phải đảm ứng được các điều kiện theo quy định mới được đi vào hoạt động tại các cơ sở khám chữa bệnh như:

     + Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư có đăng ký ngành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

     + Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

    Đối với những ngành nghề khác thuộc lĩnh vực y tế mà điều ước, cam kết quốc tế Việt Nam có tham gia không quy định điều kiện khác biệt cho nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được quyền kinh doanh không hạn chế sắp khi đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định tương tự như các nhà đầu tư trong nước khác.

     Đây cũng là thuận lợi cho nhà đầu tư, tạo sự linh hoạt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư. Bởi có những ngành nghề trong lĩnh vực y tế nếu được cam kết thì thực hiện theo cam kết đó, tuy nhiên trường hợp chưa được cam kết thì cơ quan có thẩm quyền có quyền cấp phép hoặc từ chối cấp phép cho nhà đầu tư. Khi đó, để thuyết phục cơ quan có thẩm quyền cấp phép, nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh điều kiện, tiềm lực thực tế của nhà đầu tư và nhu cầu của thị trường Việt Nam.

     3. Tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế

     Theo đánh giá cho thấy, việc đầu tư vào lĩnh vực này với các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ có nhiều thuận lợi. Những ràng buộc từ quy định của pháp luật Việt Nam là không nhiều. Trong khi đó, tình hình hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam hiện nay vẫn kém phát triển, về cả chất lượng cũng như số lượng của các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa và bác sĩ. Vì vậy, có thể nói cơ hội phát triển khi đầu tư vào lĩnh vực này là khá cao.

     Hiện nay tại Việt nam, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… còn ở các tỉnh khác vẫn chưa có sức hút do thu nhập của người dân còn thấp trong khi chi phí khám chữa bệnh ở các bệnh viện nước ngoài lại khá cao, dẫn đến thực tế nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào những nơi đông dân cư và nơi có thu nhập cao.

BAN ĐẦU TƯ - HANOILAW FIRM

chuyên viên phụ trách: Phạm Thị Lợi - 0164 855 1865

Giám đốc điều hành: Ls. Phạm Văn Khánh - 0912 518 062

Bài cùng chuyên mục

Video liên quan

Chủ Đề