Điều trị lao phổi khi mang thai

Đối với bệnh lao bẩm sinh, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo điều trị một lần/ngày với INH 10 đến 15 mg/kg uống, rifampin 10 đến 20 mg/kg uống, pyrazinamid 30 đến 40 mg/kg uống, và aminoglycosid [ví dụ amikacin] xem bảng liều lượng Vancomycin cho trẻ sơ sinh Khuyến cáo Liều dùng thuốc kháng sinh uống cho trẻ sơ sinh Phác đồ này cần được điều chỉnh dựa trên kết quả kháng sinh đồ theo mức độ kháng thuốc. Phác đồ này cần được điều chỉnh dựa trên kết quả kháng sinh đồ theo mức độ kháng thuốc. Pyridoxine được dùng nếu trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn. Ethambutol thường tránh vì nó gây độc mắt, không thể đánh giá ở trẻ sơ sinh.

Đối với nhiễm lao sau khi sinh, chế độ điều trị được đề nghị là điều trị một lần/ngày với INH 10 đến 15 mg/kg uống, rifampin 10 đến 20 mg/kg uống và pyrazinamid 30 đến 40 mg/kg uống. Đối với nhiễm lao sau khi sinh, chế độ điều trị được đề nghị là điều trị một lần/ngày với INH 10 đến 15 mg/kg uống, rifampin 10 đến 20 mg/kg uống và pyrazinamid 30 đến 40 mg/kg uống Nên bổ sung thêm thuốc thứ tư như ethambutol 20 đến 25 mg/kg một lần/ngày uống, ethionamide 7,5 đến 10 mg/kg 2 lần/ngày uống [hoặc 5 đến 6,67 mg/kg 3 lần/ngày uống] hoặc một aminoglycosid nếu kháng thuốc hoặc viêm màng não lao hoặc đứa trẻ sống trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số các bệnh nhân lao ≥ 5%. Sau 2 tháng điều trị đầu tiên, INH và rifampin tiếp tục trong 6 đến 12 tháng [phụ thuộc vào loại bệnh] và các thuốc khác sẽ ngừng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng nên nhận pyridoxine.

Khi có tổn thương hệ thần kinh trung ương, liệu pháp ban đầu cũng bao gồm corticosteroids [prednisone 2 mg/kg một lần/ngày [tối đa 60 mg/ngày] trong 4 đến 6 tuần, sau đó giảm dần]. Các liệu pháp khác tiếp tục cho đến khi tất cả các dấu hiệu viêm màng não hết và các kết quả cấy âm tính trên 2 mẫu dịch não tủy cách nhau 1 tuần. Sau đó, liệu pháp có thể được tiếp tục với INH và rifampin một lần/ngày hoặc hai lần/tuần trong 10 tháng. Corticosteroid cũng có thể được xem xét đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm lao toàn thể, tràn dịch màng phổi hoặc màng ngoài tim, hoặc viêm nội mạch hoặc lao màng bụng.

Lao ở trẻ sơ sinh và trẻ em không phải là lao bẩm sinh hoặc lao toàn thể, không liên quan đến hệ thần kinh trug ương, xương hoặc khớp, và kết quả kết quả cấy vi khuẩn lao nhạy cảm thuốc tốt có thể được điều trị hiệu quả với lộ trình 6-9 tháng. Cấy vi khuẩn từ mẹ và trẻ cần được làm kháng sinh đồ. Các triệu chứng về huyết học, gan, và thính lực cần được theo dõi thường xuyên để xác định đáp ứng với điều trị và độc tính của thuốc. Các xét nghiệm thường xuyên khác có thể không cần thiết.

Liệu pháp quan sát trực tiếp được sử dụng để cải thiện sự tuân thủ và thành công của liệu pháp. Nhiều loại thuốc chống lao không có liều dùng cho trẻ em. Khi có thể, nhân viên có kinh nghiệm nên chỉ định loại thuốc này cho trẻ em.

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Hậm hực khi chồng mang con riêng về nhà chơi

Chuyện Gia Đình

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Page 17

Page 18

Page 19

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Hơn nữa, khi người mẹ mắc bệnh lao rất dễ dàng lây sang con, ngay cả khi đang trong thời kỳ bào thai [lao bẩm sinh].

Nhiễm lao ở thai kỳ diễn ra thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lao hơn các nhóm đối tượng khác. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi các nội tiết tố oestrogen, progesteron và sự xuất hiện nội tiết tố rau thai, khiến cho các cơ quan phục vụ cho quá trình mang thai, sinh đẻ và nuôi con như hệ sinh dục, vùng chậu hông, da, cơ tăng cường chuyển hóa các chất, ngấm nhiều nước hơn. Điều này cũng kéo theo cả tổ chức phổi, những tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, làm cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động hơn.

Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ nhiễm lao đó là do hệ miễn dịch giảm, chế độ ăn uống không đủ chất, mất sức và mệt mỏi...

Khi mắc lao, thai phụ sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng khá điển hình như: ho [thường kéo dài 3 tuần hoặc hơn], đau ngực, mỏi mệt, biếng ăn, hay cảm giác ăn mất ngon, ớn lạnh, sốt hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm...

Bệnh lao không chỉ khiến cho cơ thể người mẹ bị tàn phá, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi người mẹ mắc bệnh thì những đứa con cũng dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí lây ngay từ khi còn là bào thai, đó là lao bẩm sinh.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do lao ở trẻ sơ sinh lên tới 18,7% khi bà mẹ được chẩn đoán và điều trị lao trong thai kỳ. Tỷ lệ này tăng lên gấp đôi nếu sinh non, sinh nhẹ cân từ bà mẹ bị bệnh lao. Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh lao bẩm sinh, bé có thể bị sốt, suy hô hấp và gan to. Trẻ sơ sinh có thể vật vã, li bì hoặc hôn mê. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp và thường xuất hiện những biểu hiện trên sau 2-3 tuần.

Phụ nữ có chẩn đoán mắc lao ở cuối thai kỳ tỷ lệ tử vong tăng lên tới 4 lần và tỷ lệ nhiễm độc thai nghén cũng tăng lên. Tuy nhiên, bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu đi khám và điều trị đúng từ 4-9 tháng.

Chính vì những rủi ro to lớn có thể gặp phải cho mẹ và bé nếu mẹ bầu bị bệnh lao, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên bệnh nhân mắc bệnh lao nên trì hoãn việc mang thai và sinh con trong quá trình điều trị lao.

Tư vấn cho phụ nữ mang thai.

Làm gì khi mắc bệnh lao trong thai kỳ?

Từ những tác động không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, khi nghi ngờ mắc bệnh lao trong thai kỳ, thai phụ cần thực hiện ngay theo hướng dẫn sau đây:

Khi nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, thai phụ cần đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh.

Làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng tại các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để biết chắc chắn mình có bị bệnh lao hay không. Các xét nghiệm lao thường an toàn với thai kỳ nếu quy trình kỹ thuật được đảm bảo. Nếu mang thai giai đoạn đầu, thai phụ cần thông báo với bác sĩ để: Dùng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi dùng kết hợp nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị lao, thai phụ cần tuân thủ theo đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Tránh tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể. Cần đặc biệt lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng. Thực phẩm phải có đủ lượng calo, giàu protein, vitamin và khoáng chất. Phải có chế độ nghỉ ngơi thích hợp. Sau khi sinh phải nghỉ ngơi lâu, đồng thời ăn nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Việc cách ly đối với con rất cần thiết khi người mẹ mắc lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Người mẹ cần phải mang khẩu trang mỗi khi ở gần, chăm sóc con hoặc cho con bú... cho đến khi vi khuẩn lao âm tính. Con của người mẹ mắc lao phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện lao bẩm sinh và phải được tiêm vắc-xin phòng lao BCG sớm để phòng bệnh lao sơ nhiễm.

Kết quả chữa bệnh lao ở phụ nữ có thai cũng tốt như ở những bệnh nhân lao khác. Điều quan trọng là cần đến các cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời và thực hiện nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Thai phụ chú ý không bỏ dở điều trị vì như vậy không những không tốt hơn cho thai nhi, mà vi trùng lao kháng thuốc sẽ có nguy hại hơn cho cả mẹ và con.


Video liên quan

Chủ Đề