Doanh nghiệp có những lĩnh vực kinh doanh nào

Nên kinh doanh gì mang lại lợi nhuận cao nhất? Nếu bạn đang có dự định khởi nghiệp nhưng chưa biết lựa chọn ngành nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các ngành nghề kinh doanh hiện nay. Đây đều là những ngành nghề xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế có thể chưa mang lại lợi nhuận cao cho bạn nhưng sẽ giúp sự nghiệp khởi nghiệp của bạn dễ dàng hơn.

1. Top 8 các ngành nghề kinh doanh hiện nay hot nhất

1.1. Kinh doanh bất động sản

Bất động sản là ngành kinh doanh tương đối khó. Tuy nhiên lại đem lại nhiều lợi nhuận cao hơn các lĩnh vực khác nếu bạn kinh doanh thành công. Vì thế việc kinh doanh bất động sản được coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng bậc nhất hiện nay. Hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm việc mua bán, môi giới cho thuê đất, nhà cửa,... Tất cả các hoạt động trên đều nhằm mục đích sinh lợi, tạo lợi nhuận.

1.2. Đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính cũng là một trong các ngành nghề kinh doanh hiện nay vô cùng hot. Công nghệ đang dần càng phát triển. Vì thế các mảng đầu tư tài chính cũng được rất nhiều người lựa chọn. Đầu tư tài chính báo gồm các ngân hàng, các công ty tài chính, bảo hiểm. Lợi nhuận khi kinh doanh ngành này thu được thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn.

Hiện nay, có một số kênh đầu tư chứng khoán, tài chính, đầu tư vào các quỹ [quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ đầu tư doanh nghiệp, quỹ đầu tư trái phiếu,..] để bạn có thể tham khảo. Để hoạt động đầu tư thành công, bạn cần có khả năng kinh doanh, nhạy bén và giao tiếp tốt.

\>>Xem thêm: Tổng hợp chi tiết về ngành Tài chính ngân hàng

1.3. Kinh doanh nông nghiệp

Kinh doanh nông nghiệp là lĩnh vực rất phù hợp với những ai muốn khởi nghiệp trên chính quê hương mình. Bạn có thể tận dụng được các lợi về đất đai, mặt bằng. Lĩnh vực này có ưu điểm khá lớn với vốn đầu tư thấp, ít rủi ro và đặc biệt là được nhận hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước.

Một số xu hướng kinh doanh nông nghiệp được ưa chuộng và đem lại hiệu quả khá cao như:

  • Mô hình kinh doanh VAC
  • Kinh doanh chăn nuôi [gia cầm, gia súc,..]
  • Trồng trọt [trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, rau mầm, nguyên liệu xuất khẩu, nguyên liệu sản xuất,...]

1.4. Kinh doanh các dịch vụ

Ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, đòi hỏi sự ra đời của rất nhiều dịch vụ. Đây cũng là hình thức kinh doanh phát triển, thu hút sự đầu tư của nhiều người. Kinh doanh dịch vụ là hình thức kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ. Nhu cầu của con người ngày càng tăng cao nên lĩnh vực này cũng khá ổn định. Bạn có thể lựa chọn một số loại hình kinh doanh dịch vụ như:

  • Kinh doanh các trải nghiệm văn hóa: kinh doanh các chuyến du lịch khám phá văn hóa Việt,..
  • Kinh doanh nhà hàng, khách sạn
  • Các dịch vụ y tế: spa, nha khoa,..
  • Dịch vụ tư vấn: Văn phòng Luật, văn phòng Kế toán ngoài,...
  • Dịch vụ tài chính: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ môi giới chứng khoán
  • Chăm sóc sức khỏe: Cung cấp các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, sản xuất các loại thuốc, thiết bị y tế

1.5. Kinh doanh online

Kinh doanh online là cơ hội dành cho các bạn đam mê khởi nghiệp với số vốn nhỏ. Đây là phương thức mua bán, trao đổi, giao dịch hàng hóa thông qua mạng Internet, mạng xã hội. Rất nhiều người đã thành công với công việc kinh doanh online không vốn hay mô hình home business. Hiện nay, các sàn thương mại điện tử xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến. Cùng với đó là sự phát triển của khoa học xã hội khiến hành vi tiêu dùng của con người cũng thay đổi. Việc mua hàng online đã trở nên quá quen thuộc và được chào đón.

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể dễ dàng mở gian hàng online, bán hầu hết các sản phẩm như mong muốn. Với hình thức kinh doanh này, bạn có thể làm ở bất cứ đâu chỉ với thiết bị có kết nối Internet. Một số sản phẩm dễ dàng bán online bạn có thể lựa chọn như: Quần áo, mỹ phẩm, đồ ăn vặt, đồ chơi, thiết bị điện tử, trang sức,...

1.6. Kinh doanh lĩnh vực sản xuất

Kinh doanh sản xuất là việc tạo ra của cải, vật chất, các sản phẩm phục vụ hoạt động trao đổi, buôn bán trên thị trường. Đây là quá trình dựa trên sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, các ứng dụng khoa học công nghệ và nguồn nhân lực tạo ra các sản phẩm. Các sản phẩm này có thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hoặc là nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác

Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh của Vinamilk là chế biến, sản xuất, mua bán các loại sữa, thức uống giải khát, các sản phẩm từ sữa. Đây là các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Hoặc các công ty sản xuất lốp xe máy, xe ô tô. Đây là các sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất xe máy, ô tô.

1.7. Kinh doanh lĩnh vực thông tin

Một trong các ngành nghề kinh doanh hiện nay mới xuất hiện nhưng rất có tiềm năng là kinh doanh lĩnh vực thông tin. Kinh doanh thông tin là quá trình mua bán, trao đổi các sản phẩm thông tin thông qua mạng internet. Các sản phẩm thông tin này có thể là hữu hình [sách, báo,...] hoặc vô hình [Video, Ebook,...]

Tại Việt Nam, ngành kinh doanh này vẫn còn khá mới và chưa được phổ biến. Vì thế mà nó chưa thật sự phát triển mạnh. Mặc dù vậy, đây chắc chắn là lĩnh vực hot trong tương lai nên rất đáng để bạn đầu tư kinh doanh.

1.8. Kinh doanh lĩnh vực vận tải, lữ hành

Kinh doanh vận tải, lữ hành được thực hiện qua nhiều hình thức phương tiện. Tùy thuộc vào khả năng cá nhân và nhu cầu của khách hàng, bạn có thể lựa chọn:

  • Vận tải hàng hóa đường biển, đường bộ, đường hàng không. Với hình thức này, bạn sẽ nhận hàng hóa rồi giao tới địa chỉ được yêu cầu, sau đó thu lợi từ phí vận chuyển.
  • Kinh doanh lữ hành: Bao gồm kinh doanh tours, vận tải, ăn uống, giải trí, nhà hàng, khách sạn.

\>>Xem thêm: Bật mí: Mức lương ngành quản trị du lịch và lữ hành

2. Nên chuẩn bị những gì để kinh doanh thành công?

Có thể khởi nghiệp kinh doanh, tự làm chủ một doanh nghiệp của riêng mình là điều mơ ước của bất kỳ ai. Chọn được các ngành nghề kinh doanh hiện nay phù hợp thì dễ nhưng để thành công, duy trì và phát triển được doanh nghiệp ấy thì không phải ai cũng làm được.

Để kinh doanh thành công cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là kiến thức. Kiến thức chính là nền móng vững chắc để bạn dìu dắt công việc kinh doanh của mình đi đến thành công. Khi bạn có kiến thức, bạn sẽ có lợi ích sau:

  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Bằng những kiến thức chuyên môn đã có, bạn có thể tăng cường, củng cố hiệu quả kinh doanh
  • Cải tiến sản phẩm và dịch vụ: Các kiến thức nền móng giúp bạn đưa sản phẩm và dịch vụ đến gần khách hàng và thị trường mục tiêu, Ngoài ra, bạn còn có thể thiết kế, tùy chỉnh sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Nếu bạn có các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chắc chắn bạn sẽ chiếm được sự hài lòng của họ.
  • Quản lý và nâng cao năng suất của nhân viên
  • Chuyển giao tri thức, bí quyết bán hàng

\>>Xem thêm: 7 lời khuyên giúp bạn chọn nghề nghiệp cho bản thân

3. Nên trang bị kiến thức chuẩn bị để kinh doanh ở đâu?

Việc lựa chọn nơi học để trang bị kiến thức cho công việc kinh doanh ở đâu là điều rất quan trọng. Bạn cần lựa chọn môi trường cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho mình. Trong số rất nhiều nơi đào tạo, Chương trình đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội là cái tên được nhiều người lựa chọn hàng đầu. Với chương trình giảng dạy chất lượng, kinh nghiệm nhiều năm đào tạo, Đại học Mở luôn là ngôi trường có chất lượng đầu ra cao. Ngoài ra, trường còn có đội ngũ giảng viên lành nghề, nhiệt huyết giúp bạn chuẩn bị hành trang tốt cho việc kinh doanh sau này. Trường đang đào tạo nhiều ngành nghề:

  • Quản trị kinh doanh
  • Công nghệ thông tin
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Ngôn ngữ Anh
  • Tài chính ngân hàng
  • Luật kinh tế
  • Kế toán

Đặc biệt, trường đang tuyển sinh hệ đào tạo từ xa cho tất cả các ngành trên. Hình thức học từ xa cho phép bạn không cần đến trường học nhưng vẫn có thể sở hữu tấm bằng đại học. Vì thế rất phù hợp với những bạn mong muốn vừa học vừa làm.

Thế nào là lĩnh vực kinh doanh?

Lĩnh vực kinh doanh là những khía cạnh hoặc ngành nghề được mang ra kinh doanh. Đây là cụm từ tóm gọn lại toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá có liên quan cụ thể đến một lĩnh vực nào đó. Các sản phẩm/dịch vụ này đều có tính chất và các điểm chung giống nhau.

Lĩnh vực hoạt động ngành nghề kinh doanh chính là gì?

“Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp” là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhà gần trường học cấp 3 nên kinh doanh gì?

Gần trường học nên kinh doanh gì?.

Bán đồ ăn. ... .

Bán văn phòng phẩm. ... .

Bán quà lưu niệm. ... .

Mở tiệm internet. ... .

Mở tiệm in ấn, photocopy. ... .

Mở tạp hóa, siêu thị nhỏ ... .

Xây phòng trọ cho thuê ... .

Mở phòng gym, phòng tập yoga..

Hiện nay có bao nhiêu ngành nghề kinh doanh?

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện có 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định phân tán tại 391 văn bản pháp luật, gồm 56 luật, 8 pháp lệnh, 115 nghị định, 176 thông tư, 26 quyết định của các bộ trưởng và 2 văn bản của bộ.

Chủ Đề