Đơn vị dự toán cấp 2 là gì

Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN đã quy định: Đơn vị dự toán cấp I ở địa phương giao dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc theo mẫu… ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch [gửi bản chi tiết theo từng đơn vị sử dụng ngân sách] để thực hiện.

Tuy nhiên, theo ý kiến của bà Phạm Lan Anh nêu trên thì cơ quan là đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách và không có đơn vị trực thuộc thì không cần làm phương án phân bổ và giao dự toán cho đơn vị trực thuộc theo quy định tại Thông tư số 342/2016/TT-BTC. Việc phân bổ và giao dự toán của đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn [chi tiết cho các nhiệm vụ, kinh phí tự chủ, khoán chi, chi tiết KBNN nơi giao dịch … để tổ chức thực hiện và làm cơ sở cho cơ quan tài chính kiểm tra và KBNN kiểm soát chi theo quy định].

Tổ chức được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động theo năm ngân sách, được trao quyền phân phối, sử dụng các khoản tiền do ngân sách nhà nước cấp phát.

Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với ngân sách nhà nước và vị trí trong hệ thống phân phối, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán được chia thành ba loại là đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp II, đơn vị dự toán cấp III.

Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có tên trong mục lục chi ngân sách các cấp, gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thuộc diện ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động [đối với ngân sách trung ương]; Ủy ban nhân dân địa phương, các sở, cơ quan ngang sở, ban, ngành... [đối với ngân sách địa phương].

Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị dự toán trung gian giữa Đơn vị dự toán cấp I và Đơn vị dự toán cấp III, như tổng cục trực thuộc bộ, tổng công ty...

Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị cơ sở của hệ thống đơn vị dự toán, nhận hạn mức kinh phí thông qua đơn vị dự toán cấp I hoặc đơn vị dự toán cấp II. Các đơn vị dự toán cấp II, nếu không có đơn vị dự toán cấp III trực thuộc thì đồng thời cũng là đơn vị dự toán cấp III.

Đơn vị dự toán được ngân sách nhà nước cấp kinh phí theo hạn mức trong từng năm ngân sách.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, đơn vị dự toán ngân sách được quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015: “Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.”.

Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 thì đơn vị dự toán ngân sách được hiểu là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.

Đơn vị dự toán ngân sách [Hình từ Internet]

Đơn vị dự toán ngân sách các cấp phải lập dự toán ngân sách hằng năm ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định cụ thể về yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, theo đó dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trong đó:

- Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách;

- Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính;

Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;

- Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;

- Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;

- Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;

- Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội.

Đơn vị dự toán ngân sách sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Theo Điều 32 Luật ngân sách nhà nước 2015 đơn vị dự toán ngân sách sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Chủ Đề