Đơn xin nghỉ không lương là gì

Thưa luật sư em gái tôi muốn viết đơn xin nghỉ để về nhà chữa bênh. Luật sư có thể tư vấn cho tôi liệu khi xin nghỉ để chữa bệnh có được hưởng lương không? Có cần viết đơn không và viết như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Đối với việc nghỉ không hưởng lương: theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể; về thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian nghỉ không hưởng lương; thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vậy thì Đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh như thế nào? Cách viết ra sao hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!

Đơn xin nghỉ việc không lương là văn bản hành chính do người lao động; lập ra để xin nghỉ việc không hưởng lương.

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương bản mới nhất là mẫu đơn được cá nhân; lập ra để xin được nghỉ việc không hưởng lương. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin nghỉ, lý do xin nghỉ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày; và phải thông báo với người sử dụng lao động [sau đây gọi là “doanh nghiệp”]; khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; nếu người lao động không làm việc và không hưởng lương trên 14 ngày làm việc/tháng; thì công ty sẽ không tham gia các chế độ bảo hiểm cho người lao động trong tháng đó.

Ngoài ra, người lao động còn được quyền thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương. Dù pháp luật không quy định, nhưng có thể hiểu rằng, trong trường hợp này, người lao động; có dự định nghỉ không hưởng lương vẫn phải thực hiện thông báo trước; với doanh nghiệp, và được doanh nghiệp chấp thuận trước khi nghỉ.

Khi đó, người lao động không bị giới hạn số ngày trong năm; và số ngày nghỉ trong mỗi lần, miễn là người lao động thỏa thuận được với doanh nghiệp.

Một vấn đề quan trọng nữa cần lưu ý là thời gian nghỉ không hưởng lương; vẫn tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, nếu thời điểm hết thời gian nghỉ không hưởng lương xảy ra trước; hoặc trùng với thời điểm hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hai bên; phải thực hiện chấm dứt hợp đồng hoặc thỏa thuận giao kết hợp đồng mới.

Theo quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành về chính sách nghỉ việc; thì người lao động sẽ được nghỉ việc nhưng vẫn có lương; vào các ngày lễ, ngày tết theo quy định.

Bên cạnh đó trong những ngày thường thì người lao động cũng sẽ được nghỉ thêm; vào những khoảng thời gian khác theo nguyện vọng ví dụ như là trong gia đình; có người thân mất như bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, con, chồng, vợ mất; nghỉ kết hôn; con kết hôn.

Theo đó trong những trường hợp trên nếu như người lao động nghỉ việc trong những trường hợp trên; và thực hiện theo đúng thủ tục thì vẫn sẽ được hưởng lương.

Nhưng trên thực tế vì những lý do khác nhau; và người lao động có thể xin nghỉ việc không lương; trong trường hợp này thì người lao động vẫn phải viết đơn; để gửi đến bộ phận có thẩm quyền giải quyết.

Một số công ty, doanh nghiệp hiện nay sẽ có quy định về mẫu đơn xin nghỉ không lương; theo đó trong trường hợp này thì người lao động khi muốn xin nghỉ; thì sẽ chỉ cần xin mẫu đơn có sẵn của công ty sau đó; điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu; và gửi đến bộ phận có thẩm quyền giải quyết.

Đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh

Đối với những đơn vị không có quy định về mẫu đơn xin nghỉ không lương riêng; thì người lao động sẽ cần phải tự viết đơn, theo đó nội dung đơn sẽ gồm các thông tin:

  • Phần quốc hiệu tiêu ngữ là một phần không thể thiếu trong hầu hết các loại văn bản hiện nay;
  • Tên đơn xin nghỉ thường được trình bày bằng chữ in hoa có dấu; và căn chính giữa của trang giấy cụ thể là ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG
  • Phần kính gửi trong đơn: sẽ là kính gửi ban giám đốc công ty; trưởng phòng nhân sự; trưởng bộ phận,…
  • Thông tin của người viết đơn xin nghỉ không lương gồm có họ và tên; ngày tháng năm sinh; chức vụ; đơn vị công tác; hộ khẩu thường trú; số điện thoại để liên hệ;
  • Trình bày lý do viết đơn xin nghỉ không lương: ở nội dung này; cần trình bày được rõ lý do xin nghỉ không lương, lý do càng chi tiết, càng hợp lý; thì đơn xin nghỉ sẽ càng dễ được chấp thuận và phê duyệt. Trong đơn cần ghi rõ thời xin nghỉ từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;
  • Thông tin về nội dung công việc đã bàn giao cho ai cần ghi rõ tên người được bàn giao; và các công việc đã bàn giao;
  • Cuối cùng sẽ ghi ngày tháng năm; và người viết đơn sẽ ký tên sau đó gửi đơn đến bộ phận; có thẩm quyền giải quyết như giám đốc, trưởng phòng nhân sự, người quản lý.

Đó là một số thông tin cần có trong mẫu đơn xin nghỉ phép không lương; ngoài ra, tùy vào tính chất và đặc thù công việc và công ty, sẽ có một số thay đổi; nhưng nhìn chung, đây đều là những thông tin bắt buộc.

Mời bạn tham khảo và tải xuống mẫu Đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh dưới đây.

Lưu ý:

Khi viết mẫu đơn xin nghỉ không lương ngoài việc đảm bảo được bố cục theo đúng quy định; thì nội dung trong đơn cũng cần được trình bày rõ ràng, sạch sẽ tránh trường hợp tẩy xóa.

Lý do được nêu trong đơn xin nghỉ không lương cần phải được trình bày rõ ràng; những ngắn gọn để bộ phận có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết đơn theo quy định. Đây là một nội dung rất cần thiết và quan trọng nhất trong đơn; nên khi viết đơn xin nghỉ thì người viết cần phải lưu ý.

Cần phải đảm bảo rằng đối với nội dung công việc cần bàn giao được ghi trong đơn thì người viết đơn cần phải có sự bàn bạn trước với người được bàn giao đó và cần ghi lại cụ thể nội dung của công việc đã được bàn giao.

Một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người hiện nay gặp phải rất nhiều đó chính là lỗi chính tả. Do đó khi viết đơn xin nghỉ phép không lương thì người viết cần phải lưu ý để đảm bảo không có lỗi chính tả và đơn được trình bày khoa học nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; coi mã số thuế cá nhân tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.Với trường hợp này, người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động, nếu người sử dụng lao động không đồng ý thì người lao động không được tự ý nghỉ.

Pháp luật không quy định cụ thể thời gian nghỉ không lương trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.

Ở bài viết lần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khá chi tiết về nghỉ phép năm và các quy định liên quan. Tiếp nối chủ đề về xin nghỉ phép, ngày hôm nay HappyTime mời bạn cùng tìm hiểu về nghỉ không lương, các vấn đề liên quan đến nghỉ không lương mà bạn cần nắm cũng như hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ không lương.

Nghỉ không lương là gì?

Nghỉ phép không lương là quyền của người lao động với mục đích trong trường hợp cần thiết người lao động có thể xin nghỉ thời gian dài mà không bị sa thải. Việc nghỉ phép không lương tuy là quyền để bảo vệ người lao động nhưng vẫn phải đảm bảo có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Nghỉ không hưởng lương là quyền của người lao động khi phát sinh những sự kiện sau:

  • Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại mất; anh, chị, em ruột cưới; bố, mẹ cưới; anh, chị em ruột mất. 
  • Khi đó người lao động được nghỉ 1 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước. Ngoài ra người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không hưởng lương mà không bị giới hạn số ngày nghỉ hay căn cứ nghỉ.
Nghỉ không lương là gì?

>>> Xem thêm: 3 Bước Của Quy Trình Xin Nghỉ Phép Tiêu Chuẩn Cho Doanh Nghiệp

Phân biệt nghỉ phép không lương với sa thải

Hiện nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm là nghỉ phép không lương và sa thải. Sau đây là một số yếu tố giúp bạn phân biệt được giữa nghỉ phép không lương và sa thải.

Nghỉ phép không lương

  • Chủ thể xin nghỉ phép không lương: Người lao động có quyền xin nghỉ phép không lương, pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa của người lao động tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ không lương dài ngày thì người lao động cũng phải chú ý đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình
  • Bản chất của nghỉ phép không lương: Đây là quyền của người lao động không phải do người sử dụng lao dộng quyết định
  • Nguyên nhân nghỉ phép không lương: Do người lao động có công việc riêng hay các công việc đột xuất cần giải quyết công việc của mình mà bắt buộc xin nghỉ dài hạn không lương.

Sa thải

  • Chủ thể sa thải: Đối với hình thức sa thải thì chỉ người sử dụng lao động mới có thể áp dụng hình thức sa thải người lao động
  • Bản chất của sa thải: Bản chất của nó là một trong những hình thức kỷ luật.
  • Nguyên nhân sa thải: Do xuất hiện hành vi vi phạm nội quy lao động, do tái phạm nhiều lần, do có hành vi vi phạm pháp luật hoặc nghỉ việc không lý do quá 5 ngày cộng dồn trong một năm.

Khi nào cần đến đơn xin nghỉ không lương?

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, bên cạnh những ngày lễ tết, những ngày phép năm, mỗi năm, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong một số trường hợp:

  • Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.
Khi nào cần đến đơn xin nghỉ không lương?

Tuy nhiên, nếu như đã nghỉ hết số ngày nghỉ nêu trên mà có công việc đột xuất khác phải nghỉ dài ngày thì người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Hỏi đáp các vấn đề liên quan đến nghỉ không lương?

Dưới đây là một số vấn đề cần giải đáp liên quan đến nghỉ phép không lương mà có thể bạn cần biết.

Nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Theo quy định của Luật lao động hiện hành việc nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày không được quy định cụ thể. Trừ những trường hợp nghỉ vì lý do ông, bà, anh, chị, em ruột qua đời thì người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa 1 ngày. Còn lại những trường hợp khác sẽ căn cứ dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động. 

Nghỉ không hưởng lương có được đóng bảo hiểm không?

Theo quy định tại khoản 1.7 Điều 38 Quyết định số 959/QĐ-BHXH năm 2015 quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

Như vậy người lao động xin nghỉ không hưởng lương nếu thời gian nghỉ quá 14 ngày thì người sử dụng lao động lẫn người lao động sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội. Khi đó, doanh nghiệp phải gửi thông báo xin giảm số lượng nhân viên đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau này khi người lao động trở lại công việc thì lại phải thông báo xin tăng số lượng nhân viên đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động nghỉ việc không lương từ 14 ngày trở xuống doanh nghiệp vẫn phải tiến hành đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Doanh nghiệp có được từ chối đơn nghỉ không lương không?

Theo quy định luật lao động hiện nay, việc nghỉ không hưởng lương không được quy định chi tiết mà Luật phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng. Trừ những trường hợp người lao động nghỉ vì những lý do theo quy định tại khoản 2, Điều 116, Bộ luật lao động 2012 hoặc người sử dụng lao động và người lao động có những thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp có được từ chối đơn nghỉ không lương không?

Do đó ngoại trừ ngoại lệ ở trên người sử dụng lao động có quyền từ chối cho người lao động nghỉ không lương. Nếu người lao động tự ý nghỉ không lương thì có căn cứ người lao động vi phạm hợp đồng lao động. Khi đó người sử dụng lao động có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật, quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng hoặc nội quy lao động để xử lý người lao động.

Những lý do xin nghỉ không lương thuyết phục

Dưới đây HappyTime sẽ gợi ý cho bạn một số lý do xin nghỉ phép thuyết phục nhất.

Lý do sức khỏe không đảm bảo

Đây là lý do phổ biến nhất mà nhiều người xin nghỉ phép không lương. Rõ ràng nếu sức khoẻ của bạn không đảm bảo, bạn bị ốm hoặc có những vấn đề khác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Do đó nếu đã hết phép năm, bạn có thể xin nghỉ phép không lương để nghỉ ngơi và điều trị các vấn đề sức khoẻ của bản thân.

Những lý do xin nghỉ không lương thuyết phục

Gia đình có việc đột xuất 

Trong cuộc sống có đôi khi người lao động không thể tránh khỏi có công việc riêng cần giải quyết, đặc ciệt là những công việc đột xuất liên quan đến gia đình. Do đó, bạn hoàn toàn có thể xin nghỉ phép không lương để giải quyết các vấn đề cá nhân của mình như: thăm người nhà bị ốm, chăm sóc con cái, chăm sóc cha mẹ,… 

Nghỉ phép để giải tỏa stress trong công việc

Công việc lặp đi lặp lại hằng ngày với cường độ lớn sẽ khiến bạn mệt mỏi và mất sức. Đôi khi nó còn khiến bạn bị mất đi năng lượng, sự sáng tạo và tính chủ động cần thiết trong công việc. Do đó bạn hoàn toàn có thể đề xuất được nghỉ phép, để tìm lại sự cân bằng cho bản thân. Bạn đừng ngại chia sẻ trực tiếp với sếp và đề nghị một vài ngày nghỉ phép để bản thân có cơ hội thư giãn. 

Có lịch hẹn khám bệnh

Sức khỏe là vấn đề vô cùng cần thiết. Việc đi khám bệnh định kì là rất quan trọng, để theo dõi được tình trạng sức khỏe, sớm phát hiện ra những bệnh đang tiềm ẩn để nhanh chóng chữa trị. Thế nên, nếu như bạn có lịch hẹn khám bệnh định kỳ trùng với ngày làm việc, bạn có thể xin nghỉ phép không lương để thoải mái khám bệnh theo lịch hẹn với bác sĩ nhé.

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ không lương

Đơn xin nghỉ phép không lương là văn bản hành chính do người lao động lập ra để xin nghỉ việc không hưởng lương. Loại đơn này được dùng trong một số trường hợp thường là các việc đột xuất và dùng nhiều nhất đối với lao động nữ nghỉ thai sản. Số ngày nghỉ việc không lương theo quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận giữa hai bên người lao động và người sử dụng lao động.

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ không lương

Việc viết mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không hưởng lương cũng tương tự như mẫu đơn xin nghỉ không lương sẽ gồm các nội dung như sau:

  • Quốc hiệu tiêu ngữ là một phần không thể thiếu trong mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không hưởng lương;
  • Tên loại đơn, trong trường hợp này là Đơn xin nghỉ phép không lương; 
  • Tiếp đến là phần kính gửi: nếu đơn cần trình bày qua nhiều cấp bậc thì cần cố gắng  trình bày khoa học, rõ ràng và phản ánh được sự phân bậc theo từng phòng ban nhất định theo vị trí;
  • Sau đó sẽ trình bày thông tin cá nhân của người viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không hưởng lương như họ và tên, thuộc bộ phận, địa chỉ, số điện thoại liên hệ;
  • Trình bày rõ lý do viết đơn xin nghỉ không lương, ghi cụ thế số ngày xin nghỉ. Lý do cần trình bày lý do một cách ngắn gọn, súc tích và rõ nghĩa. Sử dụng lý do chính đáng nhằm thuyết phục người xét duyệt đơn.
  • Phần bàn giao công việc: ghi rõ công việc bàn giao [công việc đang thực hiện dở, chưa thực hiện, đã hoàn thành,…], đề xuất người tiếp nhận [ghi rõ họ tên, chức vụ, phòng/ban đang công tác].
  • Cuối cùng người viết đơn sẽ xin xác nhận của các bộ phận có liên quan theo quy định.

>>> Xem thêm: Tổng Hợp 10 Lý Do Xin Nghỉ Phép Thuyết Phục Nhất

Một số lưu ý khi viết mẫu đơn xin nghỉ không lương

  • Khi viết mẫu đơn xin nghỉ không lương ngoài việc đảm bảo được bố cục theo đúng quy định thì nội dung trong đơn cũng cần được trình bày rõ ràng, sạch sẽ tránh trường hợp tẩy xóa.
  • Lý do được nêu trong đơn xin nghỉ không lương cần phải được trình bày rõ ràng những ngắn gọn để bộ phận có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết đơn theo quy định. Đây là một nội dung rất cần thiết và quan trọng nhất trong đơn nên khi viết đơn xin nghỉ thì người viết cần phải lưu ý.
  • Cần phải đảm bảo rằng đối với nội dung công việc cần bàn giao được ghi trong đơn thì người viết đơn cần phải có sự bàn bạn trước với người được bàn giao đó và cần ghi lại cụ thể nội dung của công việc đã được bàn giao.
  • Một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người hiện nay gặp phải rất nhiều đó chính là lỗi chính tả. Do đó khi viết đơn xin nghỉ phép không lương thì người viết cần phải lưu ý để đảm bảo không có lỗi chính tả và đơn được trình bày khoa học nhất.

Hiện nay cũng có khá nhiều phần mềm nhân sự tích hợp tính năng chấm công, viết đơn xin nghỉ phép rất tiện ích mà bạn có thể tham khảo cho doanh nghiệp của mình. Và HappyTime – Nền tảng chấm công trực tuyến dành cho doanh nghiệp Việt Nam là một gợi ý “xịn xò” cho bạn đấy.

Với tính năng quản lý đơn từ cho phép nhân viên có thể tạo đơn xin nghỉ phép ngay trên ứng dụng. Đồng thời, nhà quản lý có thể phê duyệt, xử lý đơn từ của nhân viên, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu suất làm việc. Chưa hết nền tảng còn hỗ trợ quản lý nhân sự, giúp theo dõi nhân sự trên hệ thống HappyTime, nhà quản lý có thể theo dõi ai đi làm muộn, đi làm sớm hoặc đi công tác những ngày nào. Tin rằng bạn sẽ hoàn toàn bị thuyết phục với HappyTime đấy.

>>> Xem thêm: Mẫu Thông Báo Quy Định Nghỉ Phép Của Công Ty, Bạn Đã Biết?

Kết luận

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khá chi tiết về đơn xin nghỉ không lương cũng như các thông tin quan trọng cần biết về nghỉ ko lương. Hy vọng những chủ đề hữu ích này đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thiết thực, giúp bạn đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cả tổ chức doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề