Đồng bằng nam bộ gồm những tỉnh nào năm 2024

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Thành phố trong liên kết với 13 tỉnh/thành của vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long

1. Số liệu tổng quan - Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là: tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ - Đồng bằng Sông Cửu Long là 1 trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam, thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp dẫn đầu cả nước, chiếm 33,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng chiếm khoảng 9,23% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, sau Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng Bằng Sông Hồng. - Thành phố Hồ Chí Minh đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Ban chỉ đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long; ký Thỏa thuận liên kết song phương với 13 tỉnh - thành của đồng bằng sông Cửu Long một mặt nhằm hỗ trợ cho các tỉnh khai thác tốt nguồn lực đầu tư, phát huy những lợi thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội; mặt khác tạo thêm cơ hội đầu tư, tăng mãi lực thị trường (sức cung và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm) và nâng cao trình độ nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội để thành phố Hồ Chí Minh vừa có thể đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực cần đầu tư, vừa mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, phát huy được vai trò kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Một số nguyên tắc và nội dung hợp tác như sau: + Hợp tác toàn diện về kinh tế-xã hội là nhiệm vụ chính trị, chiến lược lâu dài nhằm phát huy lợi thế của hai địa phương, đáp ứng xu thế phát triển và hội nhập. + Hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. + Hợp tác trên tinh thần tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp; có bước đi thích hợp từ thấp đến cao, theo từng giai đoạn cụ thể. + Lãnh đạo chỉ đưa ra những định hướng, nội dung lớn, có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế-xã hội của hai địa phương. Các doanh nghiệp, Sở ngành xác định những nội dung cụ thể trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và hai bên cùng có lợi.

2. Kết quả Qua 10 năm hợp tác liên kết (từ năm 2001 đến 2011), doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (DN TP.HCM) đầu tư vào trên 13 Khu- Cụm công nghiệp và 483 dự án tại 13 tỉnh- thành Đồng sông Cửu Long với tổng cộng vốn đầu tư đăng ký trên 250 nghìn tỷ đồng

Số lượt người xem: 46293Bản in Quay lại

Đồng bằng nam bộ gồm những tỉnh nào năm 2024

  1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Quảng cáo

Đồng bằng nam bộ gồm những tỉnh nào năm 2024

* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Tiếp giáp: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

\=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đặc điểm:

+ Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

+ Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

+ Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

- Khó khăn:

+ Trên đất liền ít khoáng sản.

+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường.

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Dân cư:

+ Số dân đông: 16,6 triệu người năm 2016.

+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).

+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.

- Xã hội:

+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.

+ Đời sống người dân ở mức cao.

+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.